Các công ty công nghệ phải tạo ra AI "an toàn ngay trong bước thiết kế"
Theo mô tả của giới chức Mỹ, đây là thỏa thuận chi tiết đầu tiên về cách thức bảo đảm công nghệ AI được sử dụng một cách an toàn trước nguy cơ lừa đảo, đồng thời hối thúc các công ty công nghệ phải tạo ra các hệ thống AI "an toàn ngay trong bước thiết kế".
Theo nội dung văn kiện dày 20 trang, 18 quốc gia đã đồng ý rằng các công ty thiết kế và sử dụng AI cần phát triển và triển khai công nghệ tiên tiến này theo cách giúp khách hàng và công chúng nói chung được an toàn, không bị lạm dụng.
Thỏa thuận không mang tính ràng buộc và chủ yếu đưa ra các khuyến nghị chung, như giám sát hành vi lạm dụng AI, bảo vệ dữ liệu... Các nước tham gia ký thỏa thuận mới nằm ở khắp các châu lục, ngoài Mỹ và Anh, có Đức, Italy, CH Séc, Estonia, Ba Lan, Australia, Chile, Israel, Nigeria, Singapore…
Theo Giám đốc Cơ quan An ninh cơ sở hạ tầng và an ninh mạng Mỹ, bà Jen Easterly, điều quan trọng là rất nhiều quốc gia đã nhất trí với ý tưởng rằng các hệ thống AI cần đặt sự an toàn lên hàng đầu.
Trả lời báo giới, bà Easterly nhấn mạnh: “Đây là lần đầu tiên chúng ta cùng khẳng định rằng AI không chỉ liên quan đến các tính năng thú vị và tốc độ ra mắt thị trường hay cách cạnh tranh để giảm chi phí, mà hơn thế, với thỏa thuận vừa đạt được, mọi người đã nhất trí rằng điều quan trọng nhất cần phải thực hiện ở giai đoạn thiết kế chính là an ninh."
Đây là sáng kiến mới nhất trong một loạt sáng kiến của các chính phủ trên khắp thế giới nhằm định hình sự phát triển của AI, vốn đang có sức ảnh hưởng ngày càng lớn trong ngành công nghiệp và xã hội nói chung.
Thỏa thuận vừa đạt được giải quyết các câu hỏi về cách đảm bảo cho công nghệ AI không bị tin tặc tấn công và nêu ra các khuyến nghị như chỉ phát hành các mô hình sau khi kiểm tra bảo mật một cách thích hợp.
Tuy nhiên, thỏa thuận trên không giải quyết các câu hỏi hóc búa xung quanh việc sử dụng AI phù hợp, hoặc cách thu thập dữ liệu cung cấp cho các mô hình này.
Châu Âu đã đi trước Mỹ về các quy định liên quan đến AI. Các nhà lập pháp ở châu Âu đã soạn thảo các quy tắc về AI. Pháp, Đức và Italy gần đây cũng đã đạt thỏa thuận về cách quản lý AI. Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng đã hối thúc các nhà lập pháp đưa ra quy định về AI, nhưng Quốc hội Mỹ đang chia rẽ nên đạt được ít tiến bộ trong việc này.
Nhà Trắng đã tìm cách giảm thiểu rủi ro từ AI cho người tiêu dùng, người lao động và các nhóm thiểu số, đồng thời củng cố an ninh quốc gia bằng sắc lệnh toàn diện đầu tiên về AI hồi tháng 10, theo đó các công ty phát triển AI phải thông báo cho Chính phủ Mỹ theo Đạo luật sản xuất quốc phòng (DPA) nếu chương trình AI đang phát triển gây ra các rủi ro về an ninh quốc gia, nền kinh tế địa phương hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.
Sắc lệnh mới này cũng giúp giải quyết các rủi ro liên quan đến hóa học, sinh học, phóng xạ, hạt nhân và an ninh mạng.
Tin liên quan
-
Công nghệ
Lenovo kỳ vọng bùng nổ nhu cầu trí tuệ nhân tạo để thúc đẩy tăng trưởng
09:02' - 22/11/2023
Lenovo, tập đoàn đa quốc gia về công nghệ máy tính có trụ sở chính ở Bắc Kinh, Trung Quốc và Morrisville, Bắc Carolina, Mỹ vừa công bố doanh thu giảm quý thứ 5 liên tiếp trong quý III/2023.
-
Công nghệ
Microsoft chính thức ra mắt chip đầu tiên dành cho trí tuệ nhân tạo
09:18' - 20/11/2023
Tập đoàn phần mềm Microsoft đã chính thức ra mắt công chúng mẫu chip đầu tiên dành cho trí tuệ nhân tạo (AI) cùng một dòng chip mới phục vụ cho các công việc tính toán đa năng.
-
Công nghệ
Samsung ra mắt mô hình trí tuệ nhân tạo tạo sinh mới Samsung Gauss
09:33' - 15/11/2023
Ngày 14/11, hãng công nghệ Samsung Electronics Co. công bố những cập nhật mới nhất về phần mềm và dịch vụ, trong đó có mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh mới "Samsung Gauss".
-
Công nghệ
Nhật Bản đưa ra dự thảo hướng dẫn sử dụng trí tuệ nhân tạo
08:30' - 12/11/2023
Chính phủ Nhật Bản mới đây đã đưa ra bản dự thảo hướng dẫn sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) áp dụng cho tất cả người sử dụng AI trong doanh nghiệp, bao gồm cả các công ty, tổ chức công.
Tin cùng chuyên mục
-
Công nghệ
Mẫu điện thoại được mong chờ của "Táo khuyết" sắp lộ diện
13:42'
Mẫu điện thoại được mong chờ iPhone SE 4 của công ty sản xuất điện thoại thông minh và thiết bị công nghệ Apple (Mỹ) có thể sẽ ra mắt vào tuần tới.
-
Công nghệ
Những xu hướng công nghệ trong năm 2025
11:10'
Công nghệ đang bước vào giai đoạn phát triển mang tính cách mạng khi các đột phá mới không chỉ thay đổi cách con người sống, làm việc mà còn định hình lại toàn bộ xã hội.
-
Công nghệ
Microsoft thúc đẩy phát triển “AI có trách nhiệm”
09:10'
Microsoft ngày 9/2 thông báo sẽ mở quỹ để thúc đẩy phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) "có trách nhiệm" tại UAE.
-
Công nghệ
Ngành Y tế Thành phố Hồ Chí Minh nỗ lực chuyển đổi số
07:21'
Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chuyển đổi số đã trở thành xu hướng tất yếu của mọi ngành, nghề, đặc biệt là trong lĩnh vực y tế.
-
Công nghệ
Thay đổi nhỏ của ứng dụng trí tuệ nhân tạo Gemini
20:01' - 09/02/2025
"Ông lớn" công nghệ Google đang thực hiện một thay đổi nhỏ trên ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) Gemini dành cho hệ điều hành Android: bàn phím sẽ tự động mở ngay khi người dùng khởi chạy ứng dụng.
-
Công nghệ
Yên Bái chuyển đổi số sâu rộng, thực chất
08:07' - 09/02/2025
Nhận thức chuyển đổi số là giải pháp đột phá để phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Yên Bái đã xác định rõ mục tiêu, phương hướng và lộ trình thực hiện của từng địa phương, đơn vị.
-
Công nghệ
TikTok cho phép người dùng Android tại Mỹ tải ứng dụng qua website
16:02' - 08/02/2025
TikTok ngày 7/2 thông báo người dùng Android tại Mỹ giờ đây có thể tải và kết nối với ứng dụng chia sẻ video ngắn này qua các bộ kit được cung cấp trực tiếp trên website của công ty.
-
Công nghệ
Apple làm mới iPhone SE nhằm thúc đẩy thị trường điện thoại giá phải chăng
09:01' - 08/02/2025
Apple dự kiến sẽ công bố phiên bản điện thoại iPhone SE được cải tiến trong vài ngày tới, nhằm hồi sinh dòng điện thoại thông minh giá rẻ và thúc đẩy tăng trưởng.
-
Công nghệ
Các nghị sĩ Mỹ đệ trình dự luật cấm sử dụng phần mềm trí tuệ nhân tạo DeepSeek
19:43' - 07/02/2025
Các nhà lập pháp Mỹ ngày 6/2 đã đệ trình dự luật cấm sử dụng phần mềm trí tuệ nhân tạo (AI) DeepSeek của Trung Quốc trên các thiết bị của chính phủ do lo ngại về an ninh dữ liệu người dùng.