Microsoft chính thức ra mắt chip đầu tiên dành cho trí tuệ nhân tạo
Theo Microsoft, chip Maia của hãng này được sử dụng cho các hệ thống đào tạo AI, có khả năng cạnh tranh với phiên bản xử lý đồ họa AI nổi tiếng của Nvidia. Trong khi đó, chip Cobalt nhằm vào các tác vụ tính toán thông thường và có thể cạnh tranh với bộ xử lý Intel.
Maia 100 được Microsoft giới thiệu là "một trong những mẫu chip tiên tiến nhất" với 105 tỷ bóng bán dẫn. Microsoft đang tiếp tục thử nghiệm Maia 100 trong việc đáp ứng khả năng huấn luyện công cụ trò chuyện (chatbot) AI trên công cụ tìm kiếm Copilot - tên mới của Bing Chat, trợ lý mã hóa GitHub Copilot và GPT-3.5-Turbo - một mô hình ngôn ngữ lớn của OpenAI do Microsoft hỗ trợ phát triển.
OpenAI đã cung cấp cho các mô hình ngôn ngữ của mình một lượng lớn thông tin từ Internet và chúng có thể tạo email, tóm tắt tài liệu và trả lời các câu hỏi bằng một vài lời hướng dẫn của con người. Microsoft và OpenAI đang nỗ lực thu hút doanh nghiệp sử dụng các mô hình AI tạo sinh.
Tháng trước, Giám đốc điều hành (CEO) Microsoft Satya Nadella tuyên bố lĩnh vực này đang tăng trưởng mạnh mẽ. Riêng GitHub Copilot đã tăng 40% trong quý III/2023 so với quý trước đó.
Ông nêu rõ: "Chúng tôi có hơn một triệu người dùng Copilot trả phí ở hơn 37.000 tổ chức và doanh nghiệp. Con số này đang được mở rộng đáng kể, đặc biệt bên ngoài nước Mỹ".
Bên cạnh Maia, phiên bản chip Cobalt đang được Microsoft thử nghiệm trên ứng dụng Teams và dịch vụ Cơ sở dữ liệu Azure SQL. Loại chip mới này dựa trên cấu tạo của ARM, 64-bit, chứa 128 lõi điện toán, hoạt động hiệu suất cao cùng khả năng giảm 40% mức tiêu thụ điện năng so với các chip ARM khác mà các hệ thống đám mây Azure đang sử dụng. Cobalt hiện hỗ trợ việc xử lý các hệ thống phần mềm đám mây gồm Microsoft Teams và Azure SQL.
Đến nay, các công ty công nghệ lớn đã nỗ lực để mang đến cho khách hàng các lựa chọn đa dạng về cơ sở hạ tầng đám mây được sử dụng để chạy các ứng dụng. Microsoft là nhà cung cấp dịch vụ đám mây cuối cùng trong nhóm Big Three (cùng với Google và Amazon) tự sản xuất chip xử lý. Google tiên phong vào năm 2016 với mẫu Tensor Processing Unit (TPU), trong khi Amazon cũng theo sau với loạt chip gồm Graviton, Trainium và Inferentia.
Theo một ước tính, Microsoft chiếm 21,5% thị phần đám mây vào năm 2022, chỉ sau Amazon. Dù tự tạo chip mới, Microsoft cho biết vẫn hợp tác với Nvidia và AMD trong việc trang bị chip cho Azure. Trong đó, công ty dự kiến bổ sung GPU H200 mới nhất của Nvidia và MI300 của AMD cho các hệ thống của mình năm tới.
Đầu tuần này, Nvidia ra mắt mẫu chip H200 - chip AI mạnh nhất thế giới hiện nay.Theo công ty này, thử nghiệm với mô hình ngôn ngữ lớn Llama 2 của Meta với 70 tỷ tham số, H200 mang đến hiệu suất gần gấp đôi so với H100, chip mạnh nhất trước đó. Amazon Web Services, Google Cloud, Microsoft Azure và Oracle là những nền tảng điện toán đám mây đầu tiên trang bị H200, khi sản phẩm này ra thị trường năm sau.
Tin liên quan
-
Công nghệ
Apple đối mặt nhiều thử thách khi tìm cách tự chủ chip modem
13:30' - 18/11/2023
Những nỗ lực hiện nay của Apple phát triển chip modem - kết nối các thiết bị như iPhone với mạng dữ liệu không dây - gặp nhiều thử thách và sẽ phải hoãn ngày ra mắt chip.
-
Công nghệ
Nhật Bản và Pháp hợp tác phát triển chip 1 nm nhỏ nhất thế giới
09:22' - 17/11/2023
Trung tâm Công nghệ bán dẫn tiến tiến (LSTC) của Nhật Bản sẽ hợp tác với Trung tâm thí nghiệm điện tử và công nghệ thông tin (LETI) của Pháp để phát triển chip thế hệ tiếp theo, những con chip 1 nm.
-
DN cần biết
Nhật Bản dành 13 tỷ USD để thúc đẩy ngành sản xuất chip
08:02' - 17/11/2023
Nhật Bản là nhà cung cấp hàng đầu các công cụ, vật liệu sản xuất chip đã mất đi lợi thế trong những thập kỷ gần đây, và đang hỗ trợ cho các nhà sản xuất chip để xây dựng năng lực.
Tin cùng chuyên mục
-
Công nghệ
Gánh nặng năng lượng từ công nghệ AI ngày càng tăng
14:42' - 23/05/2025
Một phân tích mới đây đã tiết lộ rằng các hệ thống Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể chiếm gần một nửa mức tiêu thụ điện của các trung tâm dữ liệu vào cuối năm nay.
-
Công nghệ
Telegram sẽ bị chặn tại Việt Nam vì có dấu hiệu vi phạm pháp luật
14:14' - 23/05/2025
Cục Viễn thông yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông khẩn trương thực hiện các biện pháp ngăn chặn Telegram, báo cáo phương án và kết quả thực hiện về Cục trước ngày 02/6/2025.
-
Công nghệ
Anthropic “trình làng” các mô hình Claude AI cải tiến
10:47' - 23/05/2025
Ngày 22/5, công ty công nghệ Anthropic đã công bố các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) Claude thế hệ mới và tuyên bố sẽ thiết lập các tiêu chuẩn mới cho khả năng suy luận, mã hóa và tác nhân kỹ thuật số.
-
Công nghệ
Phát triển văn hóa đọc trong thời đại công nghệ số
08:31' - 23/05/2025
Ngày 22/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nam phối hợp tổ chức lễ trao giải Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2025.
-
Công nghệ
“Phù thủy thiết kế” của Apple gia nhập OpenAI
18:18' - 22/05/2025
Mặc dù không tiết lộ chi tiết về thiết bị mới nhưng Giám đốc điều hành (CEO) Sam Altman hào hứng cho biết nguyên mẫu mà ông Jony Ive đang ấp ủ “chính là công nghệ tuyệt vời nhất.
-
Công nghệ
Google tích hợp quảng cáo trong chế độ Tìm kiếm AI
18:15' - 22/05/2025
Thông báo trên đánh dấu một bước ngoặt trong cuộc cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa hai gã khổng lồ công nghệ, với mục tiêu giành quyền thống trị trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo tạo sinh.
-
Công nghệ
Phổ cập tri thức về chuyển đổi số cho mọi tầng lớp nhân dân
13:30' - 22/05/2025
Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ đã giới thiệu khung kiến thức, kỹ năng số, nền tảng bình dân học vụ số đến 4 nhóm đối tượng, trong đó có người dân, học sinh, sinh viên.
-
Công nghệ
Chuyển đổi số là cơ hội để Lào Cai bứt phá, vươn lên
07:30' - 22/05/2025
Tỉnh Lào Cai xác định rõ muốn khai thác hiệu quả tiềm năng và lợi thế của địa phương phải lấy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số làm đòn bẩy chiến lược
-
Công nghệ
Thúc đẩy phong trào “Bình dân học vụ số” giúp hình thành công dân số
14:45' - 21/05/2025
Các Tổ chuyển đổi số cộng đồng là lực lượng xung kích, trực tiếp đồng hành người dân trong hành trình tiếp cận công nghệ số.