Các công ty dầu mỏ có nguy cơ lãng phí 400 tỷ USD do chuyển đổi năng lượng
Viện Quản trị Tài nguyên Thiên nhiên (NRGI), một tổ chức phi chính phủ, cho biết trong thập niên tới, các công ty dầu mỏ quốc gia có thể tiêu tốn khoảng 400 tỷ USD đầu tư vào các dự án dầu mỏ mới mà dự báo sẽ rất khó để thu lại lợi nhuận khi thế giới dần loại bỏ nhiên liệu hóa thạch.
NRGI ước tính các công ty dầu mỏ quốc gia, hay NOC, sẽ đầu tư 1.900 tỷ USD trong 10 năm tới, với khoảng 20% trong số đó chỉ hòa vốn ngay cả khi giá dầu duy trì trên mức 40 USD/thùng.
Giá dầu đã tăng lên khoảng 60 USD/thùng trong tuần này, sau khi có lúc giảm xuống dưới 20 USD/thùng trong năm 2020, khi nhu cầu giảm mạnh do dịch COVID-19.
Tuy nhiên, triển vọng dài hạn đang suy yếu khi ngày càng nhiều có nhiều nhà phân tích và công ty năng lượng cho rằng nhu cầu dầu đạt đỉnh sớm hơn so với các dự báo trước đó vào đầu những năm 2030.
Patrick Heller, một trong những người thực hiện báo cáo Risky Bet của NRGI, cho biết một lượng lớn tiền đầu tư của các công ty nhà nước vào các dự án dầu mỏ sẽ chỉ mang lại lợi nhuận nếu tiêu thụ dầu toàn cầu cao đến mức vượt mục tiêu phát thải carbon đề ra trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015.
Các công ty dầu mỏ lớn như BP, Total và Royal Dutch Shell đã dần hạ thấp ước tính giá dầu dài hạn của mình xuống mức 50-60 USD/thùng. Tuy nhiên, một số nhà phân tích nhận thấy giá dầu có khả năng ở mức thấp hơn, tùy thuộc vào tốc độ chuyển đổi năng lượng.
Báo cáo trên cũng cho thấy các nhà sản xuất dầu mỏ Trung Đông, như Saudi Arabia, sẽ ít bị ảnh hưởng hơn do mức hòa vốn của họ thấp hơn.
Tuy nhiên, chi phí sản xuất ở các nước châu Phi và Mỹ Latinh cao hơn thì sẽ phải đối mặt với rủi ro lớn hơn, trong đó Pemex của Mexicovà Sonangol của Angola đang "gánh" núi nợ.
Việc các NOC thúc đẩy bơm thêm dầu mang lại lợi nhuận kém. Báo cáo cho biết trung bình, chỉ một USD trên mỗi 4 USD doanh thu được hoàn trả ngân sách của chính phủ.
NRGI đã dẫn chứng các khoản đầu tư lớn của SOCAR của Azerbaijan và NNPC của Nigeria. Tổ chức này cho biết 50% khoản đầu tư của NNPC có thể bị lỗ nếu quá trình chuyển đổi năng lượng toàn cầu diễn ra nhanh chóng.
Các quốc gia khác mà các khoản đầu tư nên được xem xét bao gồm Algeria, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Mozambique, Venezuela, Colombia và Suriname./.
Tin liên quan
-
Thị trường
IEA hạ dự báo nhu cầu dầu mỏ 2021
21:01' - 19/01/2021
Ngày 19/1, IEA đã hạ dự báo nhu cầu dầu mỏ toàn cầu trong năm 2021 trong bối cảnh các biện pháp phong tỏa mới được áp dụng nhằm ngăn chặn đại dịch COVID-19 phủ bóng triển vọng tiêu thụ toàn cầu.
-
Hàng hoá
OPEC+ cho phép Nga và Kazakhstan tăng sản lượng dầu mỏ
09:01' - 06/01/2021
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác (gọi là nhóm OPEC+) ngày 5/1 đã nhất trí cho phép Nga và Kazakhstan tăng nhẹ sản lượng trong tháng 2 và tháng 3/2021.
-
Hàng hoá
Bức tranh ảm đạm của thị trường dầu mỏ thế giới trong năm 2021
10:57' - 02/01/2021
Tin tức về biến thể mới của SARS-CoV-2 được tìm thấy ở Trung Quốc và Mỹ đã gây sức ép đến các hợp đồng dầu tương lai, kéo theo dự báo triển vọng nhu cầu nhiên liệu vẫn u ám trong năm 2021.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Nga cảnh báo khi Phần Lan, Thụy Điển gia nhập NATO
16:32' - 16/05/2022
Ngày 16/5, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov tuyên bố việc Phần Lan và Thụy Điển lựa chọn tham gia Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là một sai lầm nghiêm trọng.
-
Ý kiến và Bình luận
EU cân nhắc viện trợ 500 trăm triệu euro cho Ukraine
10:16' - 16/05/2022
Các nước EU dự kiến phê duyệt thêm 500 triệu euro viện trợ quân sự cho Ukraine.
-
Ý kiến và Bình luận
Thượng Hải (Trung Quốc) cho phép trung tâm thương mại mở cửa trở lại
08:45' - 16/05/2022
Từ ngày 16/5, trung tâm tài chính Thượng Hải (Trung Quốc) sẽ cho phép các doanh nghiệp mở cửa trở lại theo từng giai đoạn sau nhiều tuần đóng cửa để ngăn chặn đại dịch COVID-19.
-
Ý kiến và Bình luận
Chuyên gia: CPI năm 2022 khó giữ được ở mức tăng dưới 4%
18:06' - 15/05/2022
Theo TS. Trần Toàn Thắng, Trưởng ban Dự báo kinh tế ngành và doanh nghiệp (Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư), CPI năm 2022 khó giữ được ở mức dưới 4%.
-
Ý kiến và Bình luận
G7 chỉ trích quyết định ngừng xuất khẩu lúa mỳ của Ấn Độ
08:30' - 15/05/2022
Các Bộ trưởng Nông nghiệp Nhóm các nước phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã chỉ trích quyết định của Ấn Độ về việc cấm xuất khẩu lúa mỳ sau khi nước này phải hứng chịu một đợt nắng nóng nghiêm trọng.
-
Ý kiến và Bình luận
FAO kêu gọi G7 thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng thiếu lương thực
19:17' - 14/05/2022
Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) ngày 13/5 đã kêu gọi các nền kinh tế công nghiệp hóa lớn nhất thế giới thực hiện các bước để dự đoán tình trạng thiếu lương thực trong tương lai.
-
Ý kiến và Bình luận
Algeria: Chuyên gia kêu gọi tiếp tục mở rộng tiêm chủng ngừa COVID-19
11:32' - 14/05/2022
Ngày 13/5, Tổng giám đốc Viện Pasteur Algeria (IPA), giáo sư Fawzi Derrar, đã thúc giục ngành y tế nước này tiếp tục đẩy nhanh việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân.
-
Ý kiến và Bình luận
Ba lĩnh vực hứa hẹn mở rộng hợp tác kinh tế, kinh doanh Mỹ - Việt Nam
10:42' - 14/05/2022
Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh vì sự Hiểu biết Quốc tế của Mỹ Peter Tichansky cho rằng tiềm năng để Mỹ và Việt Nam mở rộng quan hệ hợp tác kinh doanh, thương mại còn nhiều ở các lĩnh vực và ngành nghề.
-
Ý kiến và Bình luận
Bộ trưởng Lao động Đức cảnh báo hậu quả của việc cấm vận khí đốt Nga
08:20' - 14/05/2022
Bộ trưởng Lao động Đức Hubertus Heil đã đưa ra cảnh báo về nguy cơ khủng hoảng kinh tế trong trường hợp nước này áp đặt cấm vận đối với khí đốt của Nga.