Các “đại gia” năng lượng đối mặt với yêu cầu cắt giảm sản lượng từ các chính phủ
Từ Kazakhstan và Azerbaijan đến Nigeria và Angola, các nhà sản xuất dầu mỏ lớn đang loay hoay đàm phán với các chính phủ về cách chia sẻ kế hoạch cắt giảm sản lượng dầu, vốn làm tăng thêm “nỗi đau” mà họ đã phải hứng chịu từ giá dầu thấp và doanh số bán sụt giảm do đại dịch COVID-19.
Trước đây, các công ty dầu mỏ thường “thoát” được những kế hoạch cắt giảm sản lượng lớn ở các quốc gia Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), chẳng hạn như Nigeria.
Họ cũng chưa bao giờ trải qua việc phải kiềm chế sản lượng ở các quốc gia ngoài OPEC như Kazakhstan, nơi họ được bảo vệ bởi các điều khoản đặc biệt đã đàm phán với các chính phủ.
Nhưng các thỏa thuận chia sẻ sản xuất (PSA) đang bị gạt sang một bên sau khi OPEC và các nhà sản xuất ngoài khối (còn gọi là nhóm OPEC+) chấp nhận cắt giảm 23% sản lượng để hỗ trợ giá dầu đi lên, khi các lệnh hạn chế đi lại vì dịch COVID-19 đã làm giảm 1/3 nhu cầu năng lượng thế giới.
Kế hoạch giảm sản lượng ở quy mô chưa từng có như vậy là không khả thi ở hầu hết các quốc gia nếu không có sự trợ giúp của các công ty sản xuất lớn.
Azerbaijan đã yêu cầu liên danh năng lượng khổng lồ chính của nước này cắt giảm sản lượng 80.000 thùng/ngày, đồng nghĩa với việc nhà lãnh đạo liên danh BP sẽ phải cắt giảm khoảng 30.000 thùng/ngày.
Tại Kazakhstan, một số nguồn thạo tin cho hay suốt hai tuần qua, Chính phủ Kazakhstan đã tiến gần tới thỏa thuận với các nhà khai thác nước ngoài tại hai mỏ dầu Kashagan và Tengiz để cắt giảm 22% sản lượng kể từ tháng Năm.
ExxonMobil, Chevron, Eni, Total và Shell chiếm tới 60% trong tổng sản lượng 1,7 triệu thùng/ngày của Kazakhstan, khiến nước này khó có thể đáp ứng hạn ngạch cắt giảm 390.000 thùng/ngày do OPEC+ đề ra nếu không có các tập đoàn năng lượng lớn trên.
Còn tại Nigeria, Shell và các “ông lớn” khác cũng đang tiến hành đàm phán với tập đoàn dầu khí quốc gia NNPC về việc giảm sản xuất trong và ngoài nước.
Shell và Total sẽ phải chia sẻ việc cắt giảm sản lượng 285.000 thùng/ngày của Oman, trong khi Iraq vẫn đang đàm phán với các cái tên lớn như Exxon và BP về việc chia sẻ khoản cắt giảm 1 triệu thùng/ngày của nước này như thế nào.
Ngoài OPEC+, các kế hoạch giảm sản lượng hơn 600.000 thùng/ngày tại Mỹ, khoảng 300.000 thùng/ngày ở Canada và 200.000 thùng/ngày ở Brazil đều đã được công bố. Đây đều là các quốc gia nơi các công ty năng lượng lớn đang hoạt động.
Trong giai đoạn giá dầu sụp đổ hồi năm 2014-2016, các nhà sản xuất dầu lớn như BP đã chứng kiến lợi nhuận từ các đơn vị sản xuất, tìm kiếm và khai thác dầu suy giảm.
Song họ đã được “cứu” bởi kết quả mạnh mẽ từ mảng tinh chế, buôn bán chế phẩm dầu mỏ khi người tiêu dùng hưởng lợi từ nhiên liệu giá rẻ.
Nhưng lần này thì khác. BP cho biết họ dự kiến biên lợi nhuận từ hoạt động tinh chế sẽ thấp hơn đáng kể trong quý II, khi các hạn chế đi lại trên toàn cầu để ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 khiến hoạt động tiêu thụ xăng, dầu diesel và nhiên liệu máy bay lao dốc.
Tình hình đó kết hợp với yêu cầu cắt giảm sản lượng trên toàn thế giới sẽ trở thành một “cơn ác mộng” dành cho các nhà sản xuất dầu lớn.
Hiện vẫn chưa thể dự đoán chính xác quy mô kế hoạch cắt giảm sản lượng, vì các nhà sản xuất lớn và nhiều chính phủ vẫn đang bế tắc trong những cuộc đàm phán khó khăn.
Theo một số nhà quan sát, mức cắt giảm của các công ty năng lương có thể lên tới hàng trăm nghìn thùng mỗi ngày, hoặc 5 -10% sản lượng của họ dựa trên mức độ liên quan với các quốc gia thuộc OPEC+ cùng những hoạt động tại Mỹ và Canada của những công ty này./.
- Từ khóa :
- giá dầu
- giá dầu thế giới
- opec
- opec+
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Giá dầu rơi tự do đẩy các nền kinh tế Trung Đông vào thế bí
17:46' - 27/04/2020
Giá dầu rơi xuống mức thấp lịch sử và tác động của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đang khiến khu vực Trung Đông chao đảo.
-
Thị trường
Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm hóa dầu của Iran sẽ giảm ít nhất 30%
16:48' - 26/04/2020
Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm hóa dầu của Iran sẽ giảm gần 1/3 trong năm nay, trong bối cảnh đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tác động tiêu cực đến thị trường quốc tế.
-
Hàng hoá
Rystad: Nguồn cung dầu toàn cầu dự kiến sẽ giảm 6% vào năm 2030
22:03' - 24/04/2020
Số liệu từ các nhà phân tích năng lượng thuộc Công ty tư vấn Rystad Energy cho thấy nguồn cung dầu thế giới có thể giảm khoảng 6% vào năm 2030.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc hoàn thành sớm mục tiêu thu hút FDI giai đoạn 2021-2025
20:37' - 18/07/2025
Trung Quốc đã hoàn thành sớm mục tiêu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 (2021-2025).
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan dự kiến chịu mức thuế quan Mỹ tương đương các nước trong khu vực
16:08' - 18/07/2025
Thái Lan dự kiến sẽ nhận được mức thuế quan của Mỹ gần bằng mức thuế áp dụng cho các quốc gia khác trong khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc phát hiện loại đất hiếm mới
15:37' - 18/07/2025
Các nhà địa chất Trung Quốc vừa phát hiện một mỏ lớn chứa khoáng vật đất hiếm chưa từng được biết đến trước đây tại khu tự trị Nội Mông, miền Bắc nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ đang làm chao đảo các công xưởng tại Trung Quốc
14:57' - 18/07/2025
Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump làm đảo lộn chuỗi cung ứng toàn cầu, các nhà sản xuất Trung Quốc đang phải chạy đua để thích ứng.
-
Kinh tế Thế giới
EU thông qua gói trừng phạt thứ 18 nhằm vào Nga
14:52' - 18/07/2025
EU đã chính thức thông qua gói trừng phạt thứ 18 nhằm vào Nga liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine. Đây được đánh giá là một trong những gói biện pháp cứng rắn nhất từng được EU áp dụng.
-
Kinh tế Thế giới
Larry Ellison trở thành người giàu thứ hai thế giới
11:02' - 18/07/2025
Nhà sáng lập Oracle, ông Larry Ellison đã “soán ngôi” Giám đốc điều hành (CEO) Meta của ông Mark Zuckerberg và trở thành người giàu thứ hai thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba ứng phó với khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất trong 30 năm
10:11' - 18/07/2025
Trong phiên họp thứ 5 Quốc hội khóa X diễn ra trong ngày 16-17/7, Chính phủ Cuba đã công bố hàng loạt biện pháp nhằm ứng phó với cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất trong 30 năm qua.
-
Kinh tế Thế giới
Giá thực phẩm tăng cao do biến đổi khí hậu
09:34' - 18/07/2025
Tháng Sáu vừa qua, lạm phát tại Bỉ đã trở lại mức gần như bình thường, khoảng 2%. Với cơ chế điều chỉnh lương theo chỉ số giá tiêu dùng, người tiêu dùng lẽ ra không phải chịu tác động mạnh.
-
Kinh tế Thế giới
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Mỹ Latinh tăng 7,1% trong năm 2024
08:15' - 18/07/2025
Theo báo cáo mới công bố của Ủy ban Kinh tế Mỹ Latinh và Caribe (CEPAL), dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào khu vực này đã đạt 188,962 tỷ USD trong năm 2024, tăng 7,1% so với năm 2023.