Các hãng hàng không Mỹ vẫn có nguồn tiền khá mạnh dù thua lỗ
Thế nhưng một trong số ít những điểm sáng của các hãng hàng không tại thời điểm này là thanh khoản đang ở mức cao kỷ lục.
Bốn hãng hàng không lớn nhất nước Mỹ, bao gồm American (AAL), Delta (DAL), United (UAL) và Southwest (LUV) – có 31,5 tỷ USD tiền mặt trong bảng cân đối kế toán vào cuối năm 2020, cao hơn con số 13 tỷ USD một năm trước đó, trước khi đại dịch xảy ra.
Tính cả tiền mặt và các hạn mức tính dụng chưa dùng đến, các hãng hàng không hiện có thể tiếp cận gần 65 tỷ USD.
Các hãng hàng không đã nhận được hỗ trợ tài chính đáng kể từ chính phủ, nhưng phần lớn số đó được yêu cầu dùng cho việc giữ việc làm cho nhân viên. Vì vậy, phần lớn các khoản vay và tiền mặt đến từ các ngân hàng và Phố Wall.
Các hãng đã bán trái phiếu, vay tiền, cầm cố máy bay, các chương trình khách bay thường xuyên và các tài sản khác, và thậm chí bán thêm cổ phiếu.
Lượng tiền vay đã thêm khoảng 40 tỷ USD nợ dài hạn vào bảng cân đối kế toán của các hãng hàng không.
Môi trường lãi suất thấp đã giúp các hãng hàng không, khi các nhà đầu tư và ngân hàng tìm kiếm lợi nhuận đang sẵn lòng cho các hãng hàng không vay vốn.
Các hãng cũng cắt giảm sâu các chi phí, sa thải khoảng 16% nhân sự vào đầu năm 2021. Trong những tuần gần đây, American và United Airlines đã phát đi thông báo đến 27.000 nhân viên, cho biết họ có thể bị cho thôi việc nếu không có một đợt hỗ trợ thứ ba từ chính phủ trước ngày 1/4.
Việc cắt giảm chi phí đã giúp làm giảm một nửa tốc độ “đốt tiền” của các hãng hàng không từ quý II-IV năm ngoái, dù lưu lượng vận chuyển hàng không và doanh thu vẫn chỉ bằng một phần nhỏ thời kỳ trước đại dịch.
Nhưng dù đã kìm hãm tốc độ “đốt tiền”, bốn hãng hàng không kể trên vẫn “thổi bay” tổng cộng 115 triệu USD/ngày trong giai đoạn từ tháng 4-12/2020, và dự báo sẽ còn tiếp tục “đốt tiền” dù với tốc độ chậm hơn trong nửa đầu năm 2021.
Giới lãnh đạo các hãng hàng không cho rằng xây dựng một nguồn dự trữ tiền mặt lớn là cách chắc chắn duy nhất để vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính chưa từng có này.
Ngoại trừ Southwest Airlines chỉ mới bị lỗ lần đầu kể từ năm 1973, các hãng hàng không lớn khác của Mỹ đều có ít nhất một lần phá sản trong lịch sử.
Nguồn tiền mặt mạnh như hiện tại làm dấy lên hy vọng lần này, các hãng có thể tránh được kích bản đó, nhưng điều này còn phụ thuộc vào việc khi nào thì hoạt động vận chuyển hàng không phục hồi, mà thậm chí cả những người trong cuộc cũng không biết chắc.
Ông Philip Baggaley, trưởng bộ phận tín dụng phụ trách ngành hàng không của Standard & Poor's, tin rằng các hãng hàng không đã vượt qua thời kỳ tồi tệ nhất mà không hãng nào bị phá sản.
Song chuyên gia này cảnh báo, khác với loạt phá sản trong ngành bán lẻ hồi đầu năm ngoái diễn ra chỉ vài tuần hay vài tháng sau khi cuộc khủng hoảng diễn ra, các vụ phá sản trong ngành hàng không thường xảy ra vài năm sau một cuộc khủng hoảng tài chính.
Phải đến năm 2005, tức vài năm sau sự kiện 9/11 thì các hãng Delta và Northwest mới nộp đơn phá sản, cũng như American Airlines nộp đơn vào năm 2011, khá lâu sau cuộc Đại suy thoái./.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Airbus kêu gọi Mỹ và EU “đình chiến” về trợ giá máy bay
06:13' - 21/02/2021
Giám đốc điều hành của hãng sản xuất máy bay châu Âu Airbus Guillaume Faury ngày 20/2 kêu gọi “đình chiến” trợ cấp máy bay
-
Doanh nghiệp
Allianz và Swiss Re công bố kết quả kinh doanh kém lạc quan
10:30' - 20/02/2021
Lợi nhuận ròng năm 2020 của hai tập đoàn bảo hiểm Allianz (Đức) và Swiss Re (Thụy Sỹ) đều giảm mạnh do ảnh hưởng của thiên tai và tác động của đại dịch COVID-19.
-
Doanh nghiệp
Airbus hy vọng phục hồi các dự án trong năm 2021
07:58' - 20/02/2021
Hãng hàng không châu Âu Airbus bày tỏ hy vọng các dự án của hãng sẽ phục hồi vào năm 2021 sau khi bị thua lỗ 1,3 tỷ USD trong năm 2020 do những ảnh hưởng tiêu cực của dịch COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Tiềm năng hợp tác tại Triển lãm Hàng hải và Hàng không vũ trụ quốc tế Langkawi 2025
08:34'
Malaysia dự kiến sẽ thu được nhiều lợi ích từ Triển lãm Hàng hải và Hàng không vũ trụ Quốc tế Langkawi (LIMA) 2025, đặc biệt trong việc tăng cường hợp tác với các quốc gia tham gia.
-
Doanh nghiệp
Cảng Chu Lai ứng dụng ERP, nâng cao chất lượng dịch vụ logistics
10:27' - 03/05/2025
THILOGI vừa đưa hệ thống phần mềm hoạch định ERP vào vận hành tại Cảng biển quốc tế Chu Lai, từng bước hiện đại hóa vận hành, nâng cao năng suất lao động và hướng đến mô hình cảng thông minh.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Nhật Bản hợp tác sản xuất điện từ thực phẩm thừa
09:47' - 03/05/2025
Công ty năng lượng JFE Engineering và các tập đoàn lớn trong ngành ẩm thực Nhật Bản sẽ hợp tác trong lĩnh vực phát điện bằng khí sinh học từ thực phẩm thừa.
-
Doanh nghiệp
Vietnam Airlines liên tiếp khai trương các đường bay thẳng từ Hà Nội đi Ấn Độ
15:43' - 02/05/2025
Vietnam Airlines vừa khai trương đường bay thẳng kết nối Hà Nội với Bengaluru, trung tâm công nghệ hàng đầu của Ấn Độ với tần suất 4 chuyến khứ hồi mỗi tuần.
-
Doanh nghiệp
BSR bám sát tiến độ dự án nâng cấp mở rộng nhà máy lọc dầu Dung Quất
15:42' - 02/05/2025
Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đang quyết liệt bám sát tiến độ triển khai dự án nâng cấp mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, hướng tới mục tiêu đưa dự án đi vào vận hành trong năm 2028.
-
Doanh nghiệp
LS Cable đầu tư gần 700 triệu USD sản xuất cáp điện ngầm tại Mỹ
08:19' - 02/05/2025
Nhà sản xuất cáp lớn nhất Hàn Quốc, LS Cable & System Ltd đã chính thức khởi công xây dựng nhà máy sản xuất cáp điện ngầm dưới biển trị giá 1.000 tỷ won (681 triệu USD) tại Mỹ.
-
Doanh nghiệp
Lãnh đạo EVNNPT kiểm tra công tác quản lý vận hành lưới điện tại Gia Lai
22:03' - 01/05/2025
Tổng Giám đốc EVNNPT nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ứng dụng mạnh mẽ các công nghệ hiện đại nhằm nâng cao chất lượng quản lý vận hành, đồng thời giảm áp lực công việc cho người lao động.
-
Doanh nghiệp
Bùng nổ khách quốc tế, Vietnam Airlines ghi nhận lãi quý I hơn 3.600 tỷ đồng
16:54' - 01/05/2025
Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) ghi nhận kết quả kinh doanh ấn tượng trong quý I/2025, với lợi nhuận hợp nhất trước thuế ước đạt hơn 3.600 tỷ đồng.
-
Doanh nghiệp
IBM sẽ đầu tư 150 tỷ USD tại Mỹ trong vòng 5 năm tới
08:14' - 01/05/2025
Tập đoàn công nghệ IBM cho biết sẽ đầu tư 150 tỷ USD tại Mỹ trong vòng 5 năm tới, bao gồm cả việc xây dựng các cơ sở sản xuất máy tính lượng tử.