Các ngân hàng Mỹ hoan nghênh đề xuất về đánh giá rủi ro khí hậu
Tuy nhiên, các ngân hàng vẫn phản đối một số điều khoản liên quan quản lý rủi ro thông lệ, tiêu chí cho vay, công bố báo cáo rủi ro và phạt vốn.
Trước đó, hồi tháng 12/2021, Văn phòng Tài chính tiền tệ quốc gia Mỹ (OCC) bắt đầu lấy ý kiến phản hồi về dự thảo hướng dẫn yêu cầu các ngân hàng lồng ghép các đánh giá quản lý rủi ro khí hậu trong các hoạt động. Các đề xuất áp dụng cho các tổ chức cho vay với tổng tài sản hơn 100 tỷ USD.Đề xuất bao gồm các điều khoản yêu cầu đánh giá rủi ro khí hậu trong nhiều khía cạnh như hoạt động quản trị, thanh khoản, tín dụng và quản lý rủi ro hoạt động. Hạn chót để gửi các phản hồi với dự thảo này là ngày 14/2.
Theo đó, các nhóm đại diện của JPMorgan Chase, Goldman Sachs Group, Morgan Stanley và Bank of America nằm trong số những tổ chức tài chính đưa ra quan điểm về những vấn đề liên quan rủi ro khí hậu mà các nhà quản lý muốn nhắm tới.
Các ngân hàng Mỹ không đồng tình với đề xuất của chính quyền Tổng thống Joe Biden về việc yêu cầu các ngân hàng công khai hoặc nộp cho các nhà quản lý báo cáo về nguy cơ khí hậu trong các hoạt động của ngân hàng. Nhiều ngân hàng đã tham gia các sáng kiến báo cáo tự nguyện. Về cơ bản, các ngân hàng kêu gọi OCC nên có quan điểm linh hoạt dựa trên nguyên tắc, vì thực tế việc xác định, tập trung và xây dựng mô hình các dữ liệu tài chính hoặc phi tài chính liên quan khí hậu về lâu dài là rất phức tạp.Các ngân hàng cho rằng sẽ là quá vội vàng khi yêu cầu các tổ chức này thiết lập và đưa vào áp dụng các giới hạn định lượng hoặc các ngưỡng hạn chế đối với rủi ro tài chính liên quan khí hậu.
Viện chính sách ngân hàng (BPI) đề xuất cho phép các ngân hàng xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn rủi ro nội bộ và quyết định cách lồng ghép các rủi ro khí hậu trong khuôn khổ quản lý rủi ro hiện hành của mỗi ngân hàng.Các ngân hàng cũng phản đối điều khoản khiến kết quả đánh giá rủi ro khí hậu có tác động đến vốn hoặc thanh khoản của ngân hàng. Về hoạt động cho vay dành cho ngành dầu mỏ và khí đốt, BPI cho rằng các ngân hàng nên được phép hỗ trợ khách hàng chuyển đổi dần sang các kế hoạch kinh doanh phát thải thấp.
Các tổ chức môi trường và các nhà hoạt động vì khí hậu thời gian qua liên tục gây sức ép để các chính phủ và các tập đoàn đẩy mạnh kế hoạch nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu như nước biển dâng, lũ lụt và cháy rừng ngày càng trầm trọng có thể tàn phá số tài sản trị giá hàng nghìn tỷ USD trên toàn cầu.Các ngân hàng Mỹ cũng chịu sức ép ngày càng lớn về việc giảm các khoản vay dành cho các công ty dầu mỏ, đường ống và các nhà sản xuất nhiên liệu hóa thạch. Nhiều tổ chức cho vay cam kết sẽ chuyển đổi và dần loại bỏ các khoản vay dành cho dự án nhiên liệu hóa thạch./.
>>>“Chìa khóa” để đạt được nền kinh tế tuần hoàn ở ASEAN
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Kiều hối đổ về Trung Mỹ tăng kỷ lục trong năm 2021
09:27' - 17/02/2022
Nền kinh tế Mỹ tăng trưởng mạnh mẽ và nhu cầu lao động phục hồi đã thúc đẩy lượng kiều hối đổ về Mexico và các nước Bắc Trung Mỹ tăng hơn 25%, lập kỷ lục mới trong năm 2021.
-
Tài chính
Thế giới cần chi thêm bao nhiêu tiền để đạt mục tiêu trung hòa lượng khí thải?
15:43' - 26/01/2022
Các chính phủ và các doanh nghiệp cần chi thêm 3.500 tỷ USD mỗi năm để đạt mục tiêu trung hòa lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2050.
-
Ngân hàng
Báo động về lượng khí thải do giao dịch Bitcoin tạo ra
17:40' - 18/01/2022
Việc người dân trên toàn thế giới ngày càng quan tâm đến các đồng tiền kỹ thuật số tỷ lệ thuận với việc nhiều cá nhân và công ty coi chúng là một cơ hội đầu tư kiếm lời.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Dự trữ ngoại hối của Hàn Quốc nhích tăng, đồng won vẫn chịu áp lực
08:17'
Phóng viên TTXVN tại Hàn Quốc dẫn báo cáo của BoK cho biết, tính đến cuối tháng Ba, dự trữ ngoại hối của Hàn Quốc đạt 409,66 tỷ USD, tăng 450 triệu USD so với tháng trước đó.
-
Tài chính & Ngân hàng
Goldman Sachs: Thuế quan thúc đẩy xu hướng chính sách tiền tệ nới lỏng
07:45' - 02/04/2025
Ngân hàng Goldman Sachs vừa điều chỉnh dự báo về chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).
-
Tài chính & Ngân hàng
Thuế quan của Mỹ đặt ECB vào thế khó
13:34' - 01/04/2025
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đang chuẩn bị đối mặt với những bất ổn kinh tế mới khi Tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến áp đặt một loạt thuế quan mới.
-
Tài chính & Ngân hàng
Hàn Quốc: Nhà đầu tư tiền số nữ trên 50 tuổi ngày càng tăng
07:00' - 01/04/2025
Mặc dù chỉ có 14.000 nhà đầu tư nữ ở độ tuổi 40 có tài sản tiền điện tử trên 100 triệu won, nhưng hơn 20.000 nhà đầu tư nữ ở độ tuổi 50 đã tích lũy được tài sản ở mức đó.
-
Tài chính & Ngân hàng
Thái Lan đảm bảo ổn định tài chính sau động đất tại Myanmar
16:01' - 31/03/2025
Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương Thái Lan Roong Mallikamas cho biết các tổ chức tài chính vẫn cung cấp dịch vụ như thường lệ cho cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp mà không bị gián đoạn.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng quốc doanh Trung Quốc tăng vốn giữa áp lực lợi nhuận giảm và nợ xấu gia tăng
07:00' - 31/03/2025
Trung Quốc đang tăng cường sức mạnh của hệ thống ngân hàng sau khi ban hành một loạt các chính sách kích thích, bao gồm cắt giảm lãi suất thế chấp và lãi suất chính sách.
-
Tài chính & Ngân hàng
EIB tài trợ 110 triệu USD giúp Chile đẩy nhanh chuyển đổi xanh
09:53' - 30/03/2025
Khoản đầu tư này được kỳ vọng sẽ tạo ra những tác động tích cực đến nền kinh tế Chile, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời góp phần vào quá trình chuyển đổi xanh của quốc gia.
-
Tài chính & Ngân hàng
Italy gặp khó trong giải ngân quỹ phục hồi COVID-19 của EU, chi tiêu mới đạt 45%
11:06' - 29/03/2025
Italy hy vọng sẽ thấy sự thúc đẩy kinh tế lớn từ các khoản hỗ trợ của EU, nhưng nền kinh tế lớn thứ ba Khu vực đồng euro chỉ tăng trưởng 0,7%/năm trong 2 năm qua.
-
Tài chính & Ngân hàng
Khơi thông điểm nghẽn quỹ đầu tư để góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng
13:26' - 28/03/2025
Khơi thông điểm nghẽn quỹ đầu tư để góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 đạt 8% trở lên, tạo tiền đề phát triển ở mức hai con số trong thời gian tới.