Các quốc gia đang phát triển đầu tư mạnh cho năng lượng tái tạo
Đó là nội dung trong báo cáo “Xu hướng toàn cầu về Đầu tư cho năng lượng tái tạo năm 2016”của Liên hợp quốc (LHQ) công bố ngày 24/3.
Theo báo cáo trên, nguồn vốn đầu tư mới dành cho năng lượng mặt trời, năng lượng gió, nhiên liệu sinh học và các nguồn năng lượng sạch khác đã vượt trên 2,3 nghìn tỷ USD kể từ năm 2004, trong khi tổng vốn đầu tư cho các nguồn năng lượng truyền thống chỉ chưa đầy 50 tỷ USD.
Giám đốc điều hành Chương trình Môi trường LHQ (UNEP) Achim Steiner đồng tác giả của bản báo cáo, cho biết các nguồn năng lượng tái tạo đang trở thành hướng tập trung chủ đạo đối với lối sống ít phát thải khí carbon của nhân loại hiện nay.
Ông Steiner cũng nhấn mạnh điều quan trọng là vào năm 2015, lần đầu tiên việc đầu tư cho các nguồn năng lượng tái tạo tại các quốc gia đang phát triển cao hơn so với các quốc gia phát triển. D
ẫn đầu xu thế thay đổi này phải kể tới Trung Quốc và Ấn Độ - cả hai quốc gia trong thời gian gần đây đã đầu tư mạnh mẽ cho nguồn năng lượng sạch, bên cạnh việc vẫn tiếp tục duy trì đà lớn mạnh của nền kinh tế nhờ sử dụng nhiên liệu hóa thạch chứa nhiều carbon.
Trong năm 2015, năng lượng tái tạo đóng góp vào quá trình sản xuất năng lượng toàn cầu nhiều hơn so với các nguồn năng lượng khác cộng lại, trong đó có năng lượng hạt nhân, than đá, khí đốt và các dự án nhiệt điện….
Tốc độ phát triển nguồn năng lượng sạch năm ngoái cũng đã vượt trội hơn hẳn nhờ tận dụng nguồn quang điện mặt trời và năng lượng gió – hai nguồn này cộng lại giúp tạo thêm 118 gigawatt điện, nhiều hơn gần 1/4 lần so với các năm trước đây.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng mặc dù giá nhiên liệu hóa thạch giảm mạnh, nhưng nguồn năng lượng sạch mới được sử dụng vẫn vượt trên 100 lần so với than đá và khí đốt.
Michael Liebreich, Giám đốc Hội đồng tư vấn thuộc Tập đoàn Tài chính năng lượng mới Bloomberg, đồng tác giả của bản báo cáo, nhấn mạnh sự chuyển đổi nhanh chóng sang các nguồn năng lượng tái tạo, đặc biệt tại các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi, là nhờ giá của các nguồn năng lượng này giảm mạnh và nhờ những lợi ích từ việc sản xuất điện ở chính quốc gia sở tại thay vì dựa vào các nguồn nhập khẩu./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Các nước đang phát triển tiếp tục là động lực của kinh tế toàn cầu
09:52' - 21/01/2016
Theo Liên hợp quốc, các nước đang phát triển sẽ tiếp tục là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2016.
-
Tài chính
Hàn Quốc viện trợ hơn 2 tỷ USD cho các nước đang phát triển
09:56' - 05/01/2016
Chính phủ Hàn Quốc sẽ cung cấp 2.400 tỷ won (tương đương 2,03 tỷ USD) thông qua chương trình viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho các nước đang phát triển trong năm 2016.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản hỗ trợ các nước đang phát triển 10 tỷ USD
16:16' - 26/11/2015
Nhật Bản sẽ dành 1.300 tỷ yen (10,6 tỷ USD) mỗi năm từ nay đến năm 2020 để hỗ trợ các nước đang phát triển ứng phó với những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Du lịch Thái Lan bị ảnh hưởng mạnh sau động đất
17:44'
Lo ngại về an toàn khi đi du lịch ở Thái Lan sau trận động đất gần đây đã ảnh hưởng đến ngành du lịch cốt lõi của đất nước.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc áp thuế bổ sung lên 125% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ
15:24'
Theo Tân Hoa xã, ngày 11/4, Trung Quốc thông báo sẽ áp dụng thuế bổ sung đối với hàng hóa nhập khẩu của Mỹ lên mức 125%.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ thay Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân
15:23'
Ngày 11/4, với 60 phiếu thuận và 25 phiếu chống, Thượng viện Mỹ đã phê chuẩn việc Tổng thống Donald Trump bổ nhiệm Trung tướng Dan Caine giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân.
-
Kinh tế Thế giới
Tham vọng hồi sinh sản xuất của Mỹ: Đời không như mơ
14:00'
Các chính sách thuế của Tổng thống Trump – vốn gây tranh cãi trong giới doanh nghiệp và khiến thị trường toàn cầu biến động – có thể chỉ là một phần trong nỗ lực tái khởi động ngành sản xuất tại Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Phản ứng của UNCTAD về thuế quan của Mỹ
12:47'
Người đứng đầu Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD), bà Rebeca Grynspan kêu gọi Mỹ tránh để "nỗi đau của thuế quan" ảnh hưởng tới các quốc gia nghèo nhất.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump hoãn thuế, triển vọng kinh tế Mỹ vẫn bấp bênh
11:22'
Những nhà hoạch định chính sách của Fed vẫn nhận định các mức thuế quan Mỹ đã công bố là một cú đánh vào tăng trưởng kinh tế, đồng thời làm tăng nguy cơ lạm phát cao hơn.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump dùng thuế giải quyết tranh chấp nước với Mexico
11:02'
Ngày 10/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa Mexico bằng các lệnh trừng phạt và thuế quan trong tranh chấp về việc chia sẻ nguồn nước giữa hai nước, cáo buộc Mexico phá vỡ hiệp ước đã tồn tại 81 năm.
-
Kinh tế Thế giới
Tương lai thương vụ thép tỷ USD thêm bất ổn với chính sách thuế Mỹ
11:01'
Tổng thống Donald Trump hôm 10/4 cho biết, ông không chắc liệu nhà sản xuất thép U.S. Steel có cần thực hiện thỏa thuận với Nippon Steel của Nhật Bản hay không nhờ vào chính sách thuế quan của ông.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Ngoại giao Nga thông tin về nội dung vòng đàm phán thứ 2 với Mỹ
09:55'
Moskva và Washington dự kiến tìm giải pháp cho các vấn đề nêu ra ở Istanbul trong vòng tham vấn tiếp theo.