Các quốc gia EU liệu có thể kết thúc thời kỳ “thắt lưng buộc bụng”?
Trong trường hợp các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đồng thuận, EC sẽ đưa ra đề xuất lập pháp chính thức vào năm 2023.
Vào đầu những năm 2010, sau khi bùng nổ cuộc khủng hoảng nợ công ở Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone), EU đã tăng cường đáng kể việc giám sát tài khoản công của các quốc gia thành viên cũng như các cơ chế để điều chỉnh và nếu cần thiết.
Một thập kỷ sau đó, EC nhận định rằng những quy tắc này quá phức tạp và không thực tế, đưa ra các biện pháp trừng phạt tài chính chưa từng được áp dụng. Câu hỏi về tính hiệu quả của những quy tắc này đã làm nảy sinh nhiều vấn đề sâu sắc.
Phó Chủ tịch EC Valdis Dombrovskis - người ủng hộ chủ trương ngân sách chính thống, đã thừa nhận trong một cuộc họp báo gần đây rằng nợ công vẫn cao ở một số quốc gia thành viên. Hầu như tất cả các quốc gia thành viên đã phá vỡ những quy tắc vào lúc này hay lúc khác.
Hơn nữa, các quốc gia mắc nợ nhiều đã buộc phải chấp nhận điều chỉnh để giảm nợ, các quy tắc tài khóa có thể tạo ra yêu cầu thắt lưng buộc bụng vĩnh viễn và đóng vai trò như một lực cản đối với các chính sách đầu tư cần thiết.
Tuy nhiên, theo một nguồn tin, trong thập kỷ tới, châu Âu sẽ có nhu cầu đầu tư lớn, bởi vì khu vực này sẽ bị chi phối bởi quá trình chuyển đổi kép sinh thái và kỹ thuật số. Điều này có nghĩa là EC có thể mong muốn đảo ngược tình thế thắt lưng buộc bụng.
Các quy tắc ngân sách của châu Âu đã bị đình chỉ kể từ khi đại dịch COVID-19 xuất hiện, để cho phép các quốc gia thành viên thực hiện chi tiêu cần thiết nhằm giảm thiểu cú sốc của cuộc khủng hoảng sức khỏe và tiếp theo là khủng hoảng kinh tế.
Tuy nhiên, điều khoản hiện đã được gia hạn và việc áp dụng sẽ kết thúc vào năm 2024. Do đó, chỉ còn rất ít thời gian để hoàn thành quy trình sửa đổi dự kiến kể từ năm 2019, trong khi việc trình bày ý tưởng của EC đã bị trì hoãn nhiều lần.
Nhiệm vụ rất phức tạp, vì cần phải tìm ra một công thức có thể thỏa mãn cả những quốc gia gắn bó nhất với các chính sách ngân sách chính thống và tôn trọng các quy tắc là Đức, Áo, Hà Lan… với những quốc gia như Pháp và các nước ở miền Nam đang yêu cầu cần phải nới lỏng quy tắc để tạo điều kiện đầu tư.
Theo Ủy viên Kinh tế Paolo Gentiloni, hướng dẫn của EC buộc phải "dung hòa ba mệnh lệnh" đó là hỗ trợ tăng trưởng và củng cố tính bền vững của nợ công, đảm bảo rằng các quốc gia thành viên tuân thủ quy tắc tốt hơn và đơn giản hóa các quy tắc trong khi vẫn duy trì sự thông minh.
* “Bình mới, rượu cũ”
Việc sửa đổi quy tắc ngân sách không có nghĩa là các nguyên tắc cơ bản đã được thỏa mãn. Được đưa vào các hiệp ước và luật pháp châu Âu, các ngưỡng tham chiếu vẫn không thay đổi.
Các quốc gia thành viên sẽ vẫn được yêu cầu duy trì thâm hụt công ở dưới ngưỡng 3% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Tỷ lệ nợ sẽ tiếp tục được coi là quá mức nếu vượt quá 60% GDP. Các quốc gia không đáp ứng các tiêu chí này vẫn sẽ được yêu cầu thực hiện các bước cần thiết để tuân thủ.
Điểm khác biệt là EC đề xuất thiết lập, phối hợp với mỗi quốc gia thành viên một quỹ đạo ngân sách trải rộng trong khoảng thời gian bốn năm. Đối với quy tắc sửa đổi, những gì thay đổi là phương pháp đạt được các mục tiêu. Các quy tắc tài khóa hiện hành tập trung vào thâm hụt và nợ công, EC hiện đề nghị coi sự thay đổi trong chi tiêu sơ cấp ròng (không bao gồm lãi suất, chi tiêu theo chu kỳ cho thất nghiệp và các khoản thu một lần) làm chỉ số chuẩn về “sức khỏe” của nền tài chính công của một quốc gia.
Dựa trên cơ sở của chỉ số này, quỹ đạo chi tiêu sẽ được xác định, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình của từng quốc gia. Được phát triển bởi EC và quốc gia liên quan, quỹ đạo này phải đảm bảo rằng khoản nợ là bền vững trong trung và dài hạn và thâm hụt sẽ được duy trì ở dưới ngưỡng 3%.
Trong 4 năm, nếu cần thiết thì quỹ đạo ngân sách có thể được gia hạn thêm tối đa ba năm đối với các quốc gia yêu cầu, với điều kiện họ phải trình bày một kế hoạch cải cách và đầu tư đáng tin cậy và phù hợp với các mục tiêu của châu Âu, bao gồm Thỏa thuận Xanh, quá trình chuyển đổi kỹ thuật số hoặc trụ cột của các quyền xã hội. Mục tiêu không phải là đặt ra thời hạn mà mỗi quốc gia phải tuân thủ mà điều quan trọng là sự ổn định của xu hướng giảm cần được nhìn thấy mỗi năm.
EC vẫn có khả năng kích hoạt một điều khoản "trường hợp ngoại lệ", cho phép một quốc gia thành viên đi chệch quỹ đạo đã xác định, nếu nước đó phải đối mặt với tình huống nằm ngoài tầm kiểm soát của mình khiến nền tài chính côn g bị áp lực, chẳng hạn như những thảm họa thiên nhiên về lũ lụt ở Bỉ, Đức hồi mùa Hè năm 2021.
* Tăng cường các cơ chế khắc phục
Tương tự trường hợp của các kế hoạch cải cách và đầu tư cho phép tiếp cận quỹ phục hồi châu Âu hậu COVID-19, việc đánh giá quỹ đạo quốc gia của EC sẽ phải được sự chấp thuận của Hội đồng châu Âu, nghĩa là đối với tất cả các quốc gia thành viên.
Đó là một cách để trấn an các quốc gia gắn bó nhất với chủ trương chính thống về ngân sách, chẳng hạn như Đức, Áo hoặc Hà Lan, rằng họ sẽ theo dõi và thậm chí có tiếng nói về tình hình ngân sách của các quốc gia khác.
Một trong những vấn đề có thể nảy sinh với giai đoạn điều chỉnh kéo dài 4 năm này là khi chính phủ lên nắm quyền yêu cầu xem xét lại những gì đã được phê duyệt trước đó. "Chúng tôi không nói rằng kế hoạch sẽ không thay đổi bất kể trường hợp nào, nhưng mỗi thay đổi nên được phê duyệt theo cùng một thủ tục, và nếu không có thỏa thuận về kế hoạch mới, kế hoạch ban đầu vẫn không thay đổi", một nguồn tin châu Âu cho biết.
EC cũng muốn bù đắp sự linh hoạt cho "cánh tay phòng ngừa" giám sát kinh tế vĩ mô bằng cách tăng cường các công cụ đảm bảo rằng việc điều chỉnh ngân sách dự kiến được thực hiện. Thủ tục vi phạm đối với thâm hụt quá mức vẫn được duy trì và đánh giá nợ quá mức sẽ được kích hoạt ngay khi một quốc gia thành viên ghi nhận tỷ lệ nợ vượt quá ngưỡng 60% GDP và lệch khỏi quỹ đạo đã định.
Hệ thống hiện tại đưa ra các biện pháp xử phạt tài chính đối với những quốc gia chậm đi vào quỹ đạo. Các biện pháp trừng phạt có thể đi xa tới mức tương đương 0,2% GDP của quốc gia vi phạm hoặc chuyển thành tiền phạt tương đương với 0,5% GDP. Tuy nhiên các biện pháp trừng phạt này chưa bao giờ được thực hiện. "Chúng được coi là vũ khí nguyên tử, và vũ khí nguyên tử được thiết kế để không bao giờ được sử dụng", một chuyên gia châu Âu nhận định.
Tất nhiên, vẫn còn phải xem đề xuất này sẽ được các quốc gia thành viên tiếp nhận như thế nào. Những người ủng hộ vấn đề ngân sách ở Bắc Âu có thể cảm thấy rằng “chiếc áo bó không còn đủ chặt” để tránh trượt giá. "Chúng tôi đã thực hiện nhiều cuộc tham vấn. Chúng tôi không muốn làm ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng nhưng chúng tôi tin rằng chúng tôi đã đạt được sự cân bằng tốt", Phó Chủ tịch EC Dombrovskis khẳng định.
Mặc dù vậy, điều quan trọng là phải có sự đồng thuận chính trị trước khi xây dựng các hướng dẫn nhằm đưa ra đề xuất lập pháp, dự kiến vào nửa đầu năm 2023./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Eurozone nỗ lực tìm kiếm sự đồng thuận nhằm hỗ trợ các nền kinh tế
16:27' - 07/11/2022
Các bộ trưởng tài chính Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) nhóm họp ngày 7/11 dự kiến thảo luận cách thức phối hợp tốt hơn để hỗ trợ các nền kinh tế trong bối cảnh giá năng lượng tăng cao.
-
Kinh tế Thế giới
Eurozone xem xét kế hoạch hỗ trợ năng lượng khi kinh tế suy thoái
14:13' - 07/11/2022
Trong ngày 7/11, các Bộ trưởng tài chính Eurozone sẽ thảo luận về cách phối hợp hỗ trợ tốt hơn cho các nền kinh tế nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực tới ngân sách năm 2023.
-
Ngân hàng
ECB: Các ngân hàng tại Eurozone sẵn sàng xử lý rủi ro liên quan biến đổi khí hậu
07:00' - 04/11/2022
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) khuyến nghị các ngân hàng tại Eurozone đảm bảo khả năng sẵn sàng xử lý triệt để các rủi ro liên quan biến đổi khí hậu vào cuối năm 2024.
-
Tài chính & Ngân hàng
Eurozone đối mặt lạm phát tăng kỷ lục
08:22' - 03/11/2022
Phóng viên TTXVN tại Pháp dẫn nguồn từ nhật báo Les Echos cho biết giá cả không ngừng leo thang vào mùa thu này ở châu Âu.
-
Tài chính
Lạm phát khu vực Eurozone chạm mức kỷ lục
07:37' - 01/11/2022
Lạm phát Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã vượt ngưỡng dự báo và chạm mức kỷ lục trong tháng 10 này và nhiều khả năng Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ tiếp tục tăng lãi suất.
-
Phân tích - Dự báo
Suy thoái kinh tế Eurozone - nguy cơ khó tránh?
05:30' - 27/10/2022
Báo La Tribune chuyên về kinh tế có bài viết nhận định hoạt động kinh tế của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) đã giảm mạnh trong tháng 10, trong khi kinh tế Pháp rơi vào tình trạng đình đốn.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Vàng sẽ tìm lại đỉnh cao?
15:26' - 25/11/2024
Giới phân tích dự đoán giá vàng sẽ phục hồi vào năm tới, do vàng vẫn giữ được sức hấp dẫn như một tài sản trú ẩn an toàn.
-
Phân tích - Dự báo
“Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài cuối: Tương lai thương mại toàn cầu
06:30' - 25/11/2024
Nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Trump có thể ủng hộ lập trường thương mại "Nước Mỹ trên hết", do đó một số quốc gia sẽ phải đối mặt với một hành động cân bằng phức tạp.
-
Phân tích - Dự báo
“Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài 2: Viễn cảnh u ám tại châu Âu
05:30' - 25/11/2024
Chính sách của ông Trump đã được người kế nhiệm là ông Joe Biden tiếp tục duy trì. Tuy nhiên, lần này, quy mô của những gì ông dự định làm có thể sẽ lớn chưa từng có.
-
Phân tích - Dự báo
"Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài 1: Đông Nam Á vượt qua thế nào?
06:30' - 24/11/2024
Chênh lệch lớn về thuế suất sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ cho "kỹ thuật áp thuế", nghĩa là sắp xếp lại chuỗi cung ứng với mục đích duy nhất là đủ điều kiện để được hưởng mức thuế suất thấp hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Lý do Trung Quốc tăng cường đầu tư vào Nam Mỹ
05:30' - 24/11/2024
Theo tạp chí La Tribune, việc Chủ tịch Trung Quốc khánh thành một siêu cảng ở Chancay, miền Bắc Peru, cho thấy chính sách tăng cường đầu tư của Bắc Kinh vào khu vực Nam Mỹ.
-
Phân tích - Dự báo
Yếu tố quyết định sự phục hồi kinh tế Thái Lan
06:30' - 23/11/2024
Tăng trưởng kinh tế của Thái Lan có thể đối mặt với rủi ro suy giảm nếu Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump theo đuổi các chính sách thương mại quyết liệt mà ông đã đưa ra trong chiến dịch tranh cử.
-
Phân tích - Dự báo
"Chảy máu” vốn vì cơn sốt tiền điện tử và cổ phiếu Mỹ
05:30' - 23/11/2024
Thị trường tiền điện tử ở Hàn Quốc đã nổi lên như một kênh đầu tư thay thế hấp dẫn so với các sàn giao dịch chứng khoán nội địa đang đi xuống.
-
Phân tích - Dự báo
Hy vọng mới cho lĩnh vực bán lẻ của Trung Quốc
06:30' - 22/11/2024
Tại Trung Quốc, trong khi người dân tại các đô thị lớn đang phải “thắt lưng buộc bụng” do triển vọng kinh tế không chắc chắn, một câu chuyện lạc quan hơn đang diễn ra ở các thành phố cấp 3 và cấp 4.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ Latinh và bài toán tận dụng tối ưu nguồn vốn FDI
05:30' - 22/11/2024
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có ý nghĩa to lớn đối với các nước Mỹ Latinh trong việc hoạch định các chính sách kinh tế và chiến lược hỗ trợ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế.