Các siêu dự án cơ sở hạ tầng đang định hình tương lai châu Phi
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, các siêu dự án gồm các hệ thống giao thông sáng tạo và thành phố thông minh đang được phát triển trên khắp "lục địa đen" để thúc đẩy nền kinh tế và tăng cơ hội giao thương, góp phần định hình tương lai của châu lục này.
Đó là nhà máy lọc dầu tại Nigeria được tỷ phú giàu nhất châu Phi Aliko Dangote đang đầu tư xây dựng. Với diện tích 2.635 ha, nhà máy lọc dầu Dangote mới sẽ là nhà máy lớn nhất ở châu Phi, với công suất xử lý 650.000 thùng/ngày và dự kiến sẽ tạo ra thị trường tiêu thụ đối với dầu thô Nigeria trị giá 11 tỷ USD/năm. Nhà máy lọc dầu này dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong năm 2021.
Bên cạnh đó, dự án cảng biển sâu Lekki ở thành phố Lagos của Nigeria có thể tái định vị các thành phố châu Phi thành các trung tâm kinh doanh cạnh tranh quốc tế. Cảng biển sâu Lekki là cảng đa năng và sâu nhất ở khu vực Nam sa mạc Sahara nhằm tăng cường hoạt động thương mại của Nigeria trên khắp Tây Phi và tiềm năng thương mại toàn cầu của nước này.
Với công suất thiết kế đáp ứng việc xử lý 4 triệu tấn hàng khô mỗi năm, cảng biển sâu Lekki dự kiến sẽ tạo ra doanh thu 361 tỷ USD, tạo mới 170.000 việc làm và sẽ hoàn thành vào năm 2022.
Ai Cập đang xây dựng Thủ đô Hành chính mới nằm cách thủ đô Cairo khoảng 45 km về phía Đông. Bắt đầu triển khai từ năm 2015, dự án trị giá 58 tỷ USD này sẽ trở thành trung tâm cho chính phủ và ngành tài chính Ai Cập. Với thiết kế không gian cho khoảng 6,5 triệu người, thành phố hành chính mới được kỳ vọng sẽ thu hút bộ phận dân cư đáng kể trong số 20 triệu người từ thủ đô Cairo hiện nay.
Thủ đô hành chính mới gồm nhiều tòa nhà chọc trời, bao gồm Tòa tháp Biểu tượng dự kiến sẽ cao nhất châu Phi. Chính phủ Ai Cập sẽ thử nghiệm các hoạt động tại thành phố mới vào nửa đầu năm 2021.
Đập Đại Phục Hưng (GERD) đầy tham vọng là một trong những dự án cơ sở hạ tầng lớn nhất của châu Phi. Được xây dựng trên sông Nile Xanh gần biên giới của Ethiopia với Sudan, con đập trị giá 5 tỷ USD sẽ tạo ra 6.000 megawatt điện hàng năm và biến Ethiopia trở thành nhà xuất khẩu thủy điện lớn nhất châu Phi.
Tuy nhiên, dự án đã gây ra tranh cãi ngay từ đầu. Nile Xanh là một trong 2 nguồn cung cấp nước cho sông Nile – nguồn cung 85% lượng nước về phía Bắc qua Sudan và Ai Cập, đến Địa Trung Hải. Các thỏa thuận thời thuộc địa cho phép Ai Cập và Sudan – những quốc gia phụ thuộc vào nguồn nước sông Nile – duy trì quyền kiểm soát dòng sông, tuy nhiên dự án GERD của Ethiopia đe dọa thỏa thuận này. Các cuộc đàm phán giữa Ethiopia, Sudan và Ai Cập tiếp tục diễn ra nhưng vẫn chưa đạt được thỏa thuận.
Được thiết kế để kết nối các thành phố chính của Kenya, cũng như với các quốc gia láng giềng, Đường sắt khổ tiêu chuẩn (SGR) Kenya là dự án cơ sở hạ tầng lớn nhất do nước này thực hiện kể từ khi giành độc lập vào năm 1963. Giai đoạn đầu của dự án xây dựng 482km đường sắt nối giữa thành phố biển Mombasa và thủ đô Nairobi hoàn thành vào năm 2017.
Với vận tốc trung bình 120 km/giờ, hành trình di chuyển bằng tàu hỏa giữa Mombasa-Nairobi hiện chỉ mất 4 giờ thay vì 12 giờ như trước đây. Trong khi đó, giai đoạn 2 của dự án sẽ kết nối thủ đô Nairobi và Naivasha, thị trấn du lịch nổi tiếng gần Vườn quốc gia Cổng Địa ngục và Vườn quốc gia Mount Longonot – đã được mở cửa cho hành khách vào năm 2019.
Các bên liên quan vẫn đang xem xét mở rộng dự án trị giá 1,5 tỷ USD này trong thời gian tiếp theo, hướng tới các tuyến kết nối với Ethiopia, Uganda và Nam Sudan, cũng như các tuyến xa hơn trong nội địa Kenya.
Dự án SGR Lagos-Kano là công trình đầy tham vọng của Nigeria, sẽ kéo dài 2.700km từ thành phố cảng Lagos đến thành phố phía Bắc Kano, gần biên giới với Niger. Dự án này là nhằm thúc đẩy nền kinh tế Nigeria với thiết kế vận chuyển cả hành khách và hàng hóa.
Vịnh Walvis, cảng thương mại lớn nhất Namibia, xử lý 5 triệu tấn hàng hóa mỗi năm. Quốc gia miền Nam châu Phi này đang triển khai dự án kéo dài 5 năm với trị giá 300 triệu USD nhằm tăng gấp đôi công suất lưu và xử lý container, giảm thời gian chờ đợi của các tàu. Cảng container mới của Vịnh Walvis được xây dựng trên diện tích 40ha và đi vào hoạt động đầy đủ từ tháng 9/2020.
Ai Cập cũng đã phân bổ 1,1 tỷ USD để nâng cấp dự án Kênh đào Suez trong năm 2021, gồm xây dựng 4 đường hầm bên dưới kênh và nâng cấp thiết bị. Là một trong những nguồn thu chính của đất nước Kim Tự Tháp, việc nâng cao năng lực của Kênh đào Suez sẽ rất quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế Ai Cập trong thập kỷ tới./.
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
WHO cảnh báo tính nghiêm trọng của làn sóng dịch thứ 2 tại châu Phi
08:08' - 15/01/2021
Tính đến ngày 14/1, toàn Lục địa Đen ghi nhận 3.1 triệu ca nhiễm virus SARS-CoV-2 bao gồm 74,500 trường hợp tử vong.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Phi đạt thỏa thuận mua 300 triệu liều vaccine phòng COVID-19
08:46' - 13/01/2021
Dự kiến, Liên minh châu Phi (AU) sẽ tiếp nhận 300 triệu liều vaccine trên vào cuối quý I tới và sau đó sẽ phân phối tới 54 quốc gia trong châu lục.
-
Tài chính & Ngân hàng
WB sẽ đầu tư hơn 5 tỷ USD để cải thiện cảnh quan ở các nước châu Phi
08:29' - 12/01/2021
Ngân hàng Thế giới (WB) đang xây dựng kế hoạch đầu tư hơn 5 tỷ USD trong 5 năm tới để giúp khôi phục cảnh quan đã bị suy thoái ở 11 quốc gia khô hạn thuộc châu Phi.
-
Công nghệ
Năm 2020 khởi sắc đối với các công ty công nghệ châu Phi
06:40' - 02/01/2021
Các nhà đầu tư và phân tích cho rằng các ứng dụng do châu Phi phát triển đang chứng tỏ khả năng đáp ứng nhu cầu người dân và khả thi hơn so với các ứng dụng được phát triển ở Thung lũng Silicon, Mỹ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế Đức giảm đà cạnh tranh trên thị trường toàn cầu
21:12' - 14/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, báo cáo đánh giá, do Ngân hàng Trung ương Đức (Bundesbank) công bố ngày 14/7, cho thấy nền kinh tế đầu tàu châu Âu đang mất dần cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
EU sẵn sàng các biện pháp thuế đáp trả Mỹ
16:20' - 14/07/2025
Liên minh châu Âu (EU) đã chuẩn bị một danh sách thuế quan trị giá 21 tỷ euro (tương đương 24,52 tỷ USD) để đáp trả Mỹ nếu hai bên thất bại trong đàm phán thuế quan.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu của Trung Quốc tháng 6/2025 tăng vượt dự báo
15:42' - 14/07/2025
Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 6/2025 đã tăng trưởng mạnh hơn dự kiến, sau khi Mỹ và Trung Quốc đạt được một thỏa thuận sơ bộ nhằm hạ nhiệt căng thẳng từ các mức thuế quan đáp trả lẫn nhau.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Đạo luật thuế và chi tiêu mới gây khó cho các trường đại học
15:24' - 14/07/2025
Đạo luật thuế và chi tiêu mà Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa ký có thể cắt giảm mạnh các chương trình cho vay sinh viên liên bang – nguồn hỗ trợ tài chính cho nhiều sinh viên.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc để ngỏ khả năng mở cửa thị trường nông sản
14:32' - 14/07/2025
Hàn Quốc có thể đạt được một thỏa thuận thương mại “trên nguyên tắc” với Mỹ trước hạn chót ngày 1/8 và rằng nước này có thể để ngỏ khả năng mở thêm thị trường nông sản cho hàng hóa Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Vụ rơi máy bay tại Ấn Độ: FAA, Boeing bác khả năng lỗi khóa nhiên liệu
12:49' - 14/07/2025
Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) và hãng sản xuất máy bay Boeing đã ban hành thông báo riêng rẽ, trong đó đều khẳng định khóa công tắc nhiên liệu trên máy bay Boeing là an toàn.
-
Kinh tế Thế giới
Thị trường việc làm Anh bắt đầu "ngấm đòn" vì AI
11:23' - 14/07/2025
Theo một nghiên cứu, các doanh nghiệp tại Vương quốc Anh đang thu hẹp quy mô tuyển dụng đối với những công việc có khả năng bị ảnh hưởng bởi sự triển khai của trí tuệ nhân tạo (AI).
-
Kinh tế Thế giới
New Zealand đặt mục tiêu tăng gấp đôi nguồn thu từ giáo dục quốc tế
11:17' - 14/07/2025
Ngày 14/7, Chính phủ New Zealand công bố kế hoạch tăng gấp đôi nguồn thu từ lĩnh vực giáo dục quốc tế lên 7,2 tỷ NZD (tương đương 4,32 tỷ USD) vào năm 2034.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ sẽ giáng một đòn mạnh vào ngành nông nghiệp Pháp
10:55' - 14/07/2025
Các nhà sản xuất phô mai và rượu vang của Pháp đã cảnh báo về những thiệt hại cho ngành nông nghiệp mà mức thuế 30% do Tổng thống Mỹ cảnh báo áp đặt lên hàng nhập khẩu từ EU.