Các thay đổi về chính sách kinh tế thương mại mới nhất tại Pakistan
Ngân hàng Nhà nước Pakistan công bố báo cáo tổng hợp kinh tế quý 3 năm tài chính 2020-2021 cho thấy công nghiệp nhất là công nghiệp quy mô lớn tăng trưởng dương, bốn trong năm sản phẩm nông nghiệp chính (lúa mỳ, lúa gạo, ngô và mía) được mùa kỷ lục, giữ cho nông nghiệp tăng trưởng dương mặc dù sản lượng bông giảm.
Thu kiều hối phá kỷ lục, đạt 21,5 tỷ USD trong 9 tháng cùng với việc được hoãn trả lãi vay theo sáng kiến DSSI của các nước G20, việc đạt được thỏa thuận với IMF qua 5 kỳ rà soát giúp giải ngân 500 triệu USD đã giúp Pakistan giữ cán cân thanh toán quốc tế thuận sai và dự trữ ngoại hối đạt 13,5 tỷ USD, cao nhất trong 3 năm.
Đầu tháng 4/2021 lần đầu tiên sau hơn 3 năm Pakistan trở lại tham gia thị trường vốn quốc tế. Thâm hụt ngân sách được giữ ở mức 3,5 % so với 4,1 % cùng kỳ năm trước.
Đồng PKR tăng giá giúp giảm nợ tích lũy. Tuy nhiên nền kinh tế vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ rường cột. Sản lượng bông giảm triền miên, thâm hụt thương mại hàng hóa ngày càng tăng, lạm phát tăng trên thị trường lương thực thực phẩm, gánh nặng trả nợ và mạng lưới thuế chưa bao trùm hạn chế nguồn vốn đầu tư công.
Lực lượng Taliban tại Afghanistan ra thông báo thu thuế nhập khẩu đối với 376 mặt hàng nhập khẩu vào Afghanistan.
Trước đây doanh nghiệp xuất khẩu vào Afghanistan đã từng phải trả thuế nhập khẩu cho chính phủ Afghanistan và nộp thêm một khoản không chính thức cho lực lượng Taliban nhưng đây là lần đầu tiên lực lượng Taliban tại Afghanistan công khai thông báo thu thuế nhập khẩu đối với hàng nhập khẩu vào Afghanistan.
Cửa khẩu quốc tế Chaman, cửa khẩu quốc tế chính giữa Pakistan và Afghanistan nằm gần thành phố Quetta đã nằm dưới sự kiểm soát của lực lượng Taliban.
Ủy ban Điều phối Kinh tế thuộc Nội các Pakistan (ECC) hoãn thông qua Chiến lược Khung Chính sách Thương mại Pakistan giai đoạn 2020-2025 (STPF) do Bộ Thương mại Pakistan soạn thảo.
Đây là lần thứ ba ECC từ chối thông qua STPF 2020-2025. Nội dung chính của STPF 2020-2025 là sử dụng hàng loạt các đòn bẩy chính sách để nâng cao sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu của Pakistan. Xuất khẩu là ưu tiên quốc gia thông qua sự phối hợp và liên kết của tất cả các cơ quan chính phủ.
Bộ Thương mại Pakistan đề xuất 3 phương án: (1) Sức cạnh tranh không thay đổi lớn; (2) Sức cạnh tranh được nâng cao; (3) Sức cạnh tranh được nâng cao hơn nữa. Theo phương án 3 của Bộ Thương Mại thì kim ngạch xuất khẩu của Pakistan sẽ đạt 29,1 tỷ USD năm 2021-2022, 32,98 tỷ USD năm 2022-2023, 36,26 tỷ USD năm 2023-2024, 40,27 tỷ USD năm 2024-2025. Để đạt được mục tiêu trên Bộ Thương mại Pakistan đề nghị phân bổ 76,72 tỷ PKR ngân sách trong 5 năm để nâng cao sức cạnh tranh, hội nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu và hệ sinh thái xuất khẩu.
Tại phiên họp trước Ngân hàng Nhà nước Pakistan và Tổng cục Ngân sách chất vấn về vấn đề tỷ giá ngoài tệ thực chất căn cứ vào thị trường và đề nghị xem xét lại chỉ tiêu xuất khẩu. Bộ Tài Chính Pakistan đề nghị bổ sung các biện pháp đặc thù để khuyến khích đầu tư nước ngoài và củng cố ngành công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu đang manh mún của Pakistan hiện nay.
Quốc hội Pakistan vừa thông qua luật thành lập Tổng cục Quản lý các Khu Công nghệ Đặc biệt nhằm mục đích khuyến khích đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghệ.
Pakistan và Uzbekstan dự định ký hiệp định quá cảnh hàng hóa. Với hiệp định này, toàn bộ hàng hóa xuất nhập khẩu của Uzbekstan trị giá 90 tỷ USD sẽ chuyển từ cảng Bandar Abbas của Iran quá cảnh Turkmenistan sang cảng Gwadar của Pakistan quá cảnh Afghanistan.
Xuất khẩu gạo của Pakistan dự kiến sẽ giảm 20-30 % do bị ảnh hưởng nặng nề của cước phí vận tải quốc tế. Cước vận tải đi thị trường Bắc Mỹ đã tăng từ 100 USD/tấn lên 300 USD/tấn. Xuất khẩu 11 tháng năm 2020-2021 chỉ đạt 3,3 triệu tấn so với 3,87 triệu tấn cùng kỳ năm trước.
Tổng cục Bưu Điện Pakistan phối hợp với tập đoàn bán lẻ trực tuyến Amazon lập trung tâm hỗ trợ và giao hàng tại thành phố Multan ở phía nam t ỉnh Punjab dành cho các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Pakistan.
Thủ Tướng Pakistan Imran Khan vừa thông qua mẫu hiệp định đầu tư song phương với điểm đáng chú ý nhất là các tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư sẽ được giải quyết bởi trọng tài Pakistan nhằm giúp Pakistan tránh được các tranh chấp quốc tế và chính phủ chủ động hơn trong hoạch định và thực hiện các chính sách kinh tế. Đây có thể là hậu quả của việc Pakistan bị công ty Tethyan Copper Company (TCC) của Úc kiện do hủy thỏa thuận đầu tư khai thác mỏ đồng-vàng Reko Diq.
Pakistan thu hút được 3 tỷ USD đầu tư trực tiếp nước ngoài trong năm tài chính 2020-2021, đặt mục tiêu 3,7 tỷ USD trong năm 2021-2022, 4 tỷ USD trong năm 2022-2023, và tổng đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 50 tỷ USD vào năm 2023.
Bộ Trưởng Thương mại Pakistan và Afghanistan ký trực tuyến Nghị định thư số 6 gia hạn Hiệp định quá cảnh hàng hóa Pakistan-Afghanistan năm 2010 thêm 6 tháng kể từ ngày 11-05-2021 nhằm đảm bảo hoạt động quá cảnh hàng hóa giữa Pakistan và Afghanistan diễn ra bình thường trong thời gian hai nước đang đàm phán ký lại hiệp định quá cảnh mới.
Trung quốc cấp giấy phép xuất khẩu gạo cho 7 doanh nghiệp Pakistan, nâng tổng số doanh nghiệp Pakistan được phép xuất khẩu gạo sang Trung quốc lên 53.
Trong tình hình dịch Covid-19 Cục Kiểm dịch Thực vật Pakistan và các cơ quan hữu quan của Trung quốc sử dụng các hình thức kiểm tra trực tuyến các điều kiện xuất khẩu gạo theo quy định.
Nga cũng vừa hủy lệnh cấm nhập khẩu gạo Pakistan và 4 doanh nghiệp Pakistan đã được Nga chấp nhận cho phép xuất khẩu gạo sang Nga. Pakistan hy vọng xuất khẩu gạo sang Nga đạt 200-300 triệu USD/năm.
Về tình hình trao đổi thương mại với Việt Nam, trong 6 tháng/2021, xuất khẩu của Việt Nam sang Pakistan đạt đạt 261.533.235 USD, tăng 68%. Ngược lại, nhập khẩu của Việt Nam từ Pakistan trong 6 tháng đầu năm nay cũng đạt 77.356.980 USD, tăng 58%./.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Thị trường Thổ Nhĩ Kỳ chuộng các sản phẩm nông sản Việt Nam
15:22' - 11/09/2021
Mặc dù dịch COVID-19 ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế, nhưng xuất khẩu nông sản đang có những điểm sáng; trong đó, Thổ Nhĩ Kỳ đang nổi lên như thị trường tiềm năng với sản phẩm nông sản Việt Nam.
-
DN cần biết
Cảnh báo sớm về phòng vệ thương mại giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro
09:40' - 11/09/2021
Cùng với việc kim ngạch xuất khẩu tăng cao, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam ngày càng có khả năng trở thành đối tượng bị điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại.
-
DN cần biết
Hướng đi hiệu quả và bền vững cho xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc
13:56' - 10/09/2021
Thực tế hàng hóa xuất khẩu chính ngạch luôn có khả năng thông quan thuận lợi hơn rất nhiều so với hàng hóa vận chuyển lên biên giới để xuất khẩu theo hình thức tiểu ngạch tại các cặp chợ đường biên.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Trung Quốc gia hạn và cải thiện chính sách ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp
14:42'
Bộ Tài chính và Tổng Cục Thuế quốc gia Trung Quốc thông báo đã gia hạn và cải thiện một loạt chính sách ưu đãi về thuế và phí đối với doanh nghiệp.
-
DN cần biết
"Watches and Wonders" - Nơi hội tụ những thương hiệu đồng hồ xa xỉ
14:35'
Ngày 27/3, Watches & Wonders Geneva 2023 - một trong những triển lãm thương mại đồng hồ lớn nhất, đã khai mạc tại thành phố Geneva, Thụy Sĩ.
-
DN cần biết
Thời kỳ làm việc tại nhà đã kết thúc đối với hàng triệu người lao động Mỹ
14:34'
Theo một báo cáo mới đây của Bộ Lao động Mỹ, thời kỳ làm việc tại nhà do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đã kết thúc với hàng triệu người lao động nước này.
-
DN cần biết
Sắp diễn ra Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2023
10:40'
Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam – VITM Hà Nội 2023 sẽ diễn ra trong 4 ngày, từ ngày 13 - 16/4, tại Cung Văn hóa Hữu Nghị Hà Nội, 91 Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
-
DN cần biết
9 dự án carbon thấp được chọn tham gia Chương trình thúc đẩy tài chính khí hậu
20:19' - 27/03/2023
9 dự án carbon thấp của Việt Nam được chọn để tham gia Chương trình Thúc đẩy Tài chính khí hậu (CFA) Việt Nam giai đoạn đầu tiên.
-
DN cần biết
Chuyên gia khuyến cáo doanh nghiệp cần chủ động hơn trong phòng vệ thương mại
17:57' - 27/03/2023
Song song với xuất khẩu tăng nhanh thời gian gần đây là số lượng vụ việc điều tra phòng vệ thương mại cũng gia tăng nhanh chóng, có thể dẫn tới nguy cơ mất thị trường.
-
DN cần biết
Kiểm tra, xử lý vi phạm về chất lượng xăng dầu
16:54' - 27/03/2023
Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường Trần Hữu Linh vừa ký công văn số 548/TCQLTT- CNV về việc kiểm tra, xử lý vi phạm chất lượng trong kinh doanh xăng dầu.
-
DN cần biết
Thêm trung tâm đăng kiểm tại Đồng Nai hoạt động trở lại
14:58' - 27/03/2023
Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 60-05D cho biết, hai dây chuyền đăng kiểm với chín đăng kiểm viên của Trung tâm đã hoạt động trở lại sau hơn hai tháng tạm dừng.
-
DN cần biết
Doanh nghiệp tập trung củng cố nguồn lực, tái thiết để tăng trưởng
14:39' - 27/03/2023
Doanh nghiệp có thể duy trì sự tập trung vào những mục tiêu cốt lõi, tăng cường khả năng thích ứng để phù hợp với xu hướng mới của thị trường.