Cách Abenomics thổi hồn vào du lịch Nhật Bản - Phần 1: Bùng nổ du lịch
Sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch Nhật Bản được cho là một trong những kết quả thành công nhất có được nhờ chính sách chấn hưng kinh tế mang tên Thủ tướng Shinzo Abe - "Abenomics".
Những nỗ lực giản lược các quy định về thị thực được khởi động ngay trong tuần đầu tiên khi ông Abe bắt đầu đảm nhiệm vai trò Thủ tướng vào tháng 12/2012 đã giúp lượng khách du lịch trong nước tăng gần 4 lần, từ mức trung bình hàng tháng là 697.000 lượt (năm 2012) lên 2,6 triệu lượt khách trong thời gian gần đây.
“Xứ sở hoa anh đào” đã ghi nhận số du khách nước ngoài cao kỷ lục vào năm 2017, đánh dấu năm thứ 5 liên tiếp, với tốc độ tăng trưởng lớn nhất đến từ các nước châu Á - nơi mà các hãng hàng không giá rẻ đang mở rộng dịch vụ. Cụ thể, theo thống kê của Bộ đất đai, hạ tầng, giao thông và du lịch Nhật Bản, du khách đến nước này trong năm ngoái tăng 19% so với năm trước đó, lên 28,69 triệu lượt.Đáng chú ý, khách du lịch châu Á lựa chọn điểm đến Nhật Bản đã tăng mạnh kể từ năm 2011, khi chỉ có khoảng 6,22 triệu lượt đến từ khu vực này. Giờ đây, du khách châu Á chiếm khoảng 80% tổng số khách du lịch đến Nhật Bản nhờ vào sự nở rộ của mô hình du lịch tàu biển và các yêu cầu thị thực được nới lỏng. Chi tiêu của du khách nước ngoài trong năm 2017 lên tới 4.000 tỷ yen (35,9 tỷ USD), từ mức 3.740 tỷ yen của năm trước đó. Xung quanh vấn đề này, nhà kinh tế Jesper Koll thuộc WisdomTree cho hay từ năm 2012, chi tiêu của khách du lịch đã chiếm gần 20% tăng trưởng tiêu dùng của Nhật Bản (không bao gồm tiền thuê nơi lưu trú). Cần lưu ý rằng những ảnh hưởng tích cực không chỉ tập trung tại những thành phố lớn như Tokyo, Osaka hay Fukuoka, mà lợi ích còn lan rộng ở các khu vực khác của Nhật Bản.Chiến lược thúc đẩy ngành “công nghiệp không khói” của chính quyền Abe được đánh giá là đi đầu trong số các nền kinh tế phát triển trong những năm gần đây. Đầu tiên, việc giảm bớt các quy định về thị thực đối với khách du lịch Trung Quốc và Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã mở đường cho làn sóng du lịch Nhật Bản - vốn luôn là điểm đến hấp dẫn của tầng lớp trung lưu đang gia tăng ở châu Á.Đồng thời, chính phủ cũng đẩy mạnh việc điều chỉnh các quy định về phía “nguồn cung”, ví dụ như cho phép tăng slot (giờ cất/hạ cánh) tại các sân bay, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cấp phép xây dựng khách sạn mới, v.v… Kết quả là các nền kinh tế khu vực của Nhật Bản đang chuyển mình với định hướng là trở thành điểm đến du lịch. Điều này có được không phải là do chương trình chi tiêu lớn của chính phủ mà bởi những cơ hội lợi nhuận thực sự của khu vực tư nhân được tạo ra bởi việc nới lỏng quy định, cũng như tình hình cung-cầu thực tế.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Du lịch Nhật Bản “ăn nên làm ra” nhờ chính sách "Abenomics"
09:33' - 07/04/2018
Sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch Nhật Bản trong thời gian qua được cho là một trong những kết quả thành công nhất của chính sách chấn hưng kinh tế mang tên Thủ tướng Shinzo Abe "Abenomics".
-
Kinh tế Thế giới
Châu Á-Thái Bình Dương năm 2018: Gam màu sáng xen lẫn nhiều thách thức
18:15' - 24/02/2018
Dự báo trong năm 2018, bức tranh châu Á-Thái Bình Dương vẫn được bao trùm bởi gam màu sáng.
-
Kinh tế Thế giới
Những vấn đề “nóng” chờ đợi Thủ tướng Shinzo Abe phía trước
06:30' - 31/10/2017
Ông Abe dường như chưa thể giành được "trái tim và khối óc" của những cử tri vốn hoài nghi thiên hướng theo đường lối dân tộc chủ nghĩa của ông.
-
Kinh tế Thế giới
Liên minh cầm quyền của Thủ tướng Shinzo Abe chiến thắng trong cuộc bầu cử Hạ viện
09:58' - 23/10/2017
Liên minh cầm quyền của Thủ tướng Shinzo Abe đã giành chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử Hạ viện trước thời hạn, giữ vững vị trí là liên minh chưa có đối thủ trên chính trường Nhật Bản.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Giá ô tô xuất khẩu sang Mỹ giảm bất chấp thuế quan
14:33'
Giá ô tô xuất khẩu của Nhật Bản sang Mỹ đã giảm trong tháng 4/2025 mặc dù Tổng thống Donald Trump áp thuế, báo hiệu các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đang "gánh" được mức tăng giá.
-
Kinh tế Thế giới
EU củng cố thị trường chung
11:15'
Liên minh châu Âu (EU) đang nỗ lực củng cố thị trường chung trước căng thẳng địa chính trị gia tăng và xung đột thương mại với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên phóng một loạt tên lửa
11:13'
Sáng 22/5, Triều Tiên đã phóng nhiều tên lửa hành trình. Hiện các quan chức tình báo của Hàn Quốc và Mỹ đang phân tích diễn biến vụ việc
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán thuế quan Nhật-Mỹ sẽ diễn ra vào ngày 24/5
10:16'
Nhật Bản có thể tổ chức vòng đàm phán thuế quan thứ ba với Mỹ sớm nhất là vào ngày 24/5 tới, sau khi kế hoạch công du ba ngày của nhà đàm phán hàng đầu Ryosei Akazawa.
-
Kinh tế Thế giới
EC điều tra chống bán phá giá đối với lốp xe nhập khẩu từ Trung Quốc
21:14' - 21/05/2025
Ủy ban châu Âu đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm lốp xe du lịch và xe tải nhẹ nhập khẩu từ Trung Quốc...
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu ô tô của Nhật Bản giảm mạnh do thuế quan của Mỹ
17:35' - 21/05/2025
Xuất khẩu ô tô của Nhật Bản đã giảm 5,8% về giá trị trong tháng 4/2025 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế ô tô 25%...
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản cân nhắc siết chặt quy định miễn thuế cho bưu kiện nhỏ từ Shein, Temu
14:03' - 21/05/2025
Nhật Bản đang cân nhắc xem xét lại các quy định miễn thuế đối với những kiện hàng nhỏ, bao gồm cả những kiện hàng vận chuyển từ Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Thương mại Mỹ - Trung nguội lạnh, cảng biển lớn vẫn vắng hàng
22:24' - 20/05/2025
Dù Mỹ - Trung tạm hoãn áp thuế, thương mại tại cảng Los Angeles và Long Beach vẫn trầm lắng. Nhập khẩu giảm, tàu ít cập bến, bán lẻ Mỹ đối mặt giá cao và nguy cơ thiếu hàng.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan đặt mục tiêu giảm 15 tỷ USD thặng dư thương mại với Mỹ
21:58' - 20/05/2025
Thái Lan đặt mục tiêu giảm 15 tỷ USD thặng dư thương mại với Mỹ thông qua các sáng kiến gần đây nhằm ngăn chặn việc sử dụng sai các quy tắc xuất xứ đối với hàng xuất khẩu.