Cách nào bảo vệ người tiêu dùng trên môi trường thương mại điện tử?
Việc thực thi các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như tuyên truyền, phổ biến pháp luật được triển khai rộng rãi, việc giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng đã tạo chuyển biến tích cực... Thế nhưng, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nên nhu cầu mua sắm trực tuyến tăng cao đã phát sinh những hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng.
*Gian lận gia tăngTrong việc chỉ đạo cũng như điều hành của Bộ Công Thương đã luôn giúp các đơn vị kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về quyền lợi người tiêu dùng. Qua đó, góp phần nâng cao việc bảo vệ người tiêu dùng, tạo môi trường sản xuất và kinh doanh lành mạnh.
Cụ thể, Bộ cũng phổ biến là hành vi đặt mua hàng trên sàn thương mại điện tử nhưng đơn hàng bị hủy không rõ lý do. Sau đó, có bên thứ ba liên hệ để giao món hàng đã đặt nhưng có vấn đề về chất lượng, giấy tờ giao dịch.
Cùng với đó, tình trạng người tiêu dùng bị hủy đơn hàng tự động với lý do “người giao hàng không liên hệ được người mua” nhưng thực tế người tiêu dùng không nhận được liên hệ nào của bên giao hàng. Ngoài ra, còn có tình trạng bán hàng giả, hàng nhái, hàng đã qua sử dụng... khi phát hiện và có nhu cầu đổi, trả hàng, nhiều người tiêu dùng đã bị từ chối hoặc kéo dài thời gian giải quyết khiếu nại.
Vì thế, ngoài việc tiếp nhận, xử lý các phản ánh, khiếu nại, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng thường xuyên tổng hợp, phân tích thông tin để đưa ra các cảnh báo. Từ đó, hướng dẫn người tiêu dùng trong giao dịch mua sắm, nhất là mua sắm trực tuyến trong mùa dịch. Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Đức Lê- hó Cục trưởng Cục nghiệp vụ (Tổng cục Quản lý thị trường) cho hay, dịch COVID-19 như một chiếc lò xo giúp thương mại điện tử bật xa hơn so với dự kiến. Nhu cầu mua hàng hóa online tăng cao kéo theo số lượng người bán tham gia kênh này cũng bùng nổ. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của thương mại điện tử, nhiều tổ chức, cá nhân đã lợi dụng loại hình kinh doanh này để thu lợi bất chính bằng cách kinh doanh, buôn bán hàng hóa giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, sự phát triển của các kênh thương mại điện tử đã mang đến nhiều tiện lợi song cũng bộc lộ những mặt trái. Các quy định về thương mại điện tử, các nghị định hướng dẫn không phủ sóng hết. Trong khi đó, những đối tượng kinh doanh gian lận cũng ngày một phát triển với các phương thức lừa đảo người tiêu dùng rất tinh vi. Đưa ra dẫn chứng cụ thể, ông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, hiện nay, tình trạng hàng hóa bán trên các trang mạng xã hội chưa được cấp phép hoặc không có pháp nhân tại Việt Nam; không kiểm tra được thông tin người bán hoặc thông tin về giá cả, chất lượng, nguồn gốc hàng hóa… Điều này dẫn đến việc người mua nhận phải hàng kém chất lượng, không có hóa đơn chứng từ. Ngoài ra, còn có tình trạng các đối tượng khởi tạo gian hàng trên kênh thương mại điện tử và chỉ chạy trong một đợt, với nhiều chương trình giảm giá đặc biệt như giá 1.000 đồng, giá 0 đồng… bán những sản phẩm chất lượng kém rồi biến mất. *Tạo môi trường lành mạnh Liên quan đến vấn đề xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng trên môi trường thương mại điện tử, ông Lê Đức Anh, Giám đốc Trung tâm Tin học và Công nghệ số- Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho hay, Cục đã có những tuyên truyền, khuyến cáo người tiêu dùng nên mua hàng từ các website, sàn thương mại điện tử uy tín được xác nhận thông tin tại địa chỉ: http://online.gov.vn. Bên cạnh đó, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cũng nghiên cứu xây dựng ứng dụng công nghệ liên kết với cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia nhằm từng bước kiểm soát, ngăn chặn, xử lý kịp thời những đối tượng kinh doanh hàng giả, hàng nhái trên các sàn thương mại điện tử để bảo vệ người tiêu dùng.Theo ông Nguyễn Đức Lê, thời gian tới, việc tổ chức, cá nhân lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, hàng kém chất lượng còn diễn biến phức tạp, đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.
Do vậy, trong thời gian tới, lực lượng quản lý thị trường sẽ tập trung rà soát các chính sách pháp luật để kiến nghị các cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung tránh chồng chéo, tạo kẽ hở pháp lý trong đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, nhất là các quy định liên quan đến xuất xứ, tiêu chuẩn, chất lượng hàng hóa.
Cùng với đó, tăng cường quản lý địa bàn kết hợp với các biện pháp nghiệp vụ để nắm chắc tình hình, nhận diện phương thức thủ đoạn của các đối tượng buôn lậu, gia lận thương mại, sản xuất kinh doanh hàng giả. Tổng cục cũng chủ động xây dựng các kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong phòng, chống gian lận trên môi trường mạng. Mặt khác, tích cực phối hợp với các lực lượng chức năng xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, hàng kém chất lượng tiêu thụ trong nội địa, nhất là thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm, trang thiết bị y tế. Đặc biệt, Tổng cục Quản lý thị trường còn vận động cá nhân tham gia đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thông qua các hình thức đa dạng, thiết thực như thực hiện ký cam kết không kinh doanh hàng giả, hàng lậu, hàng kém chất lượng… Để bảo vệ người tiêu dùng trên môi trường mạng, Chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam đề xuất, khi mua hàng trực tuyến, người tiêu dùng cần lựa chọn các nhà bán hàng uy tín và tham khảo kỹ phần đánh giá, nhận xét sản phẩm từ những người mua trước. Ngoài ra, trên các sàn thương mại điện tử uy tín cũng cung cấp tính năng theo dõi “tình trạng đơn hàng” trên ứng dụng và thông qua email mà khách hàng đăng ký. Từ đó khách hàng có thể nắm bắt rõ tình trạng xử lý đơn hàng, đề phòng những trường hợp gian lận. Ông Nguyễn Mạnh Hùng cũng cho rằng, để bảo vệ chính mình, người tiêu dùng cần nhanh chóng phản ánh và yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh giải quyết các yêu cầu khi nhận thấy quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm. Trường hợp không được giải quyết thỏa đáng, cần sớm liên hệ với các cơ quan tổ chức có trách nhiệm. Đặc biệt, qua 10 năm thực thi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bước đầu đã cho thấy sự thay đổi tích cực về mặt nhận thức của các chủ thể trong nền kinh tế - xã hội đối với bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Đơn cử như việc xây dựng hệ thống văn bản pháp luật đã được thực hiện rất đồng bộ, đầy đủ, kịp thời và hình thành được một hệ thống cơ quan quản lý nhà nước chuyên trách về lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Ông Trịnh Anh Tuấn- Phó Cục trưởng Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cho hay, Bộ Công Thương đã xác định rất nhiều nội dung quan trọng cần phải thực hiện trong thời gian tới và nhiệm vụ chính là tập trung sửa đổi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Do đó, trong quá trình sửa đổi một loạt những nội dung, tồn tại, hạn chế của Luật sẽ được xem xét, đánh giá toàn diện, chi tiết để tiếp thu được nhiều ý kiến tham gia của tất cả các chủ thể trong xã hội. Mặt khác, Bộ Công Thương còn lấy ý kiến của các cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp, người tiêu dùng tổ chức xã hội nhằm giúp những quy định về pháp luật phù hợp với thực tiễn. Không những thế, việc này còn góp phần bảo đảm tính ổn định, đồng bộ, minh bạch, dễ tiếp cận, hiệu lực và hiệu quả của hệ thống pháp luật phục vụ đắc lực cho việc thúc đẩy xây dựng môi trường kinh doanh, tiêu dùng lành mạnh và bền vững tại Việt Nam./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Sửa đổi Luật để bảo vệ người tiêu dùng tốt hơn
20:39' - 10/11/2021
Trong gần 10 năm thực thi Luật (2011-2021), việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã đặt được một số kết qủa đáng kể, song vẫn còn nhiều hạn chế.
-
Kinh tế Việt Nam
Hành lang pháp lý nào để bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử?
16:18' - 02/10/2021
Mặc dù quyền lợi người tiêu dùng đã được bảo vệ trên cơ sở pháp luật nhưng việc triển khai trong thực tiễn vẫn còn nhiều hạn chế, nhất là xử lý các vi phạm trong môi trường thương mại điện tử.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Cuộc chiến thuế quan “nhấn chìm” nhu cầu dầu mỏ trên thế giới
12:15' - 12/07/2025
Tăng trưởng nhu cầu dầu trên thế giới đang ở mức yếu, đặc biệt tại các quốc gia nằm trong tầm ngắm đe dọa thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Thị trường
Tiếp sức cho hàng Việt đứng vững trên “sân nhà”
16:19' - 11/07/2025
Thị trường nội địa Việt Nam với hơn 100 triệu dân, thay vì là vùng đất tiềm năng để hàng Việt bứt phá, thì lại đang bị bủa vây bởi hàng hóa không rõ nguồn gốc, hàng giả, hàng nhái.
-
Thị trường
Sản lượng bán hàng thép Hòa Phát đạt 2,6 triệu tấn
10:10' - 09/07/2025
Quý 2 năm 2025, Tập đoàn Hòa Phát sản xuất 2,5 triệu tấn thép thô, tương đương quý 1 và tăng 10% so với cùng kỳ 2024.
-
Thị trường
Sắp diễn ra Hội chợ Thương mại Việt Nam - Myanmar năm 2025
16:06' - 08/07/2025
Hội chợ Thương mại Việt Nam - Myanmar 2025 sẽ được tổ chức vào ngày 10-12/10/2025 tại Yangon Convention Centre với quy mô trên 100 gian hàng.
-
Thị trường
Cú sốc nguồn cung kéo lùi thị trường dầu mỏ
18:47' - 07/07/2025
Diễn biến nổi bật nhất trong nửa đầu năm là việc OPEC+ liên tục nâng sản lượng khai thác, với quyết định mới nhất là bổ sung thêm 548.000 thùng/ngày từ tháng 8/2025.
-
Thị trường
Thị trường dầu mỏ thế giới biến động mạnh trong nửa đầu năm 2025
09:30' - 07/07/2025
Theo tổng hợp của trang chuyên ngành Oilprice, giá dầu đầu năm 2025 lao dốc mạnh do Mỹ áp dụng các mức thuế quan mới và OPEC+ tăng sản lượng dầu.
-
Thị trường
Nhật Bản xem xét cải thiện điều kiện lao động để mở rộng sản xuất gạo
09:30' - 07/07/2025
Dự kiến Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản sẽ tổ chức một hội đồng chuyên gia trong tháng này để xem xét lại chế độ ngoại lệ cho ngành nông nghiệp.
-
Thị trường
Cá tra, tôm “bơi” mạnh vào thị trường nội địa
12:10' - 04/07/2025
Ngoài các thị trường xuất khẩu truyền thống, thị trường nội địa cũng đóng vai trò then chốt, là kênh tiêu thụ ổn định, góp phần nâng cao giá trị gia tăng.
-
Thị trường
Ngành gỗ Việt đối mặt biến động, mở rộng thị trường mới
11:48' - 04/07/2025
Thị trường nhập khẩu sản phẩm gỗ của Việt đang chịu nhiều tác động từ các cuộc chiến khu vực và chính sách bảo hộ thương mại…