Cách tiếp cận của Malaysia đối với năng lượng tái tạo
Ngành năng lượng của Malaysia đã đi một chặng đường dài kể từ những năm đầu thành lập. Trong 50 năm qua, quốc gia Đông Nam Á này đã chuyển từ dầu mỏ sang khí đốt tự nhiên để phát điện sạch hơn. Malaysia cũng đã chứng kiến việc sử dụng năng lượng Mặt Trời nhiều hơn, đặc biệt là trên mái nhà, giá đỡ trên mặt đất và các trụ nổi.
Với những thách thức do biến đổi khí hậu gây ra, Malaysia sẽ cần thay đổi cách sử dụng và sản xuất năng lượng. Điều này đặc biệt đúng nếu nhu cầu năng lượng tiếp tục tăng cùng với sự phát triển kinh tế.* Thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượngBiến đổi khí hậu là mối đe dọa hiện hữu toàn cầu và Malaysia đang góp phần giảm lượng khí thải vì một tương lai bền vững hơn. Malaysia đang khai thác khí đốt tự nhiên và năng lượng Mặt Trời, đồng thời áp dụng lượng khí thải carbon thấp – để chuyển đổi nguồn cung cấp năng lượng của mình, đồng thời thúc đẩy hiệu quả năng lượng. Tại Hội nghị về Biến đổi Khí hậu lần thứ 26 của Liên hợp quốc (COP26), năm 2021, thế giới đặt mục tiêu hạn chế tăng nhiệt độ Trái Đất ở mức 1,5°C, với hơn 100 quốc gia đưa ra cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, bao gồm Malaysia cùng với Mỹ, Australia và châu Âu.Cơ quan Phát triển Đầu tư Malaysia (MIDA) đã nhấn mạnh cần giảm đáng kể lượng khí thải của ngành điện, đồng thời đảm bảo rằng hệ thống điện an toàn, đáng tin cậy và bền vững. Do đó, Malaysia đang khai thác khí đốt tự nhiên và năng lượng Mặt Trời, cũng như áp dụng lượng khí thải carbon thấp – để chuyển đổi nguồn cung cấp năng lượng và tăng cường an ninh năng lượng, chất lượng môi trường và sức sống của nền kinh tế.Kế hoạch Malaysia lần thứ 12 (12MP) công nhận tầm quan trọng của tính bền vững môi trường và việc thực hiện các sáng kiến xanh sẽ được đẩy nhanh để đảm bảo tăng trưởng kinh tế xã hội bền vững, có trách nhiệm và linh hoạt.Để phù hợp với 12MP và các cam kết của quốc gia được đưa ra tại COP26, Malaysia đã vạch ra Kế hoạch Tổng thể Công nghệ Xanh (GTMP) - trong đó có các định hướng chiến lược để đạt được mục tiêu đặt ra cho tăng trưởng kinh tế. GTMP nhằm mục đích xác định các đóng góp kinh tế tiềm năng, phác thảo các cách giảm 45% cường độ phát thải khí nhà kính (GHG) trên toàn nền kinh tế từ nay đến năm 2030.Năm 2021, Bộ Năng lượng và Tài nguyên thiên nhiên Malaysia (KeTSA) đặt mục tiêu đạt 31% thị phần năng lượng tái tạo trong tổng công suất lắp đặt tại quốc gia này vào năm 2025. Năng lượng tái tạo hiện đang đóng góp 23% vào cơ cấu năng lượng của Malaysia, chủ yếu là sản xuất thủy điện.Năng lượng tái tạo đóng một trong những vai trò quan trọng nhất trong việc giảm phát thải khí nhà kính. Đây là một trong số ít các dạng tài nguyên thay thế sạch, an toàn và khả thi cho nhiên liệu hóa thạch. Với nhiều khoản đầu tư tập trung vào nghiên cứu và phát triển năng lượng tái tạo ở Malaysia, năng lượng tái tạo sẽ phát triển thành một sản phẩm cạnh tranh hơn, dễ tiếp cận hơn và giá cả phải chăng hơn * Các lĩnh vực đầu tư tiềm năngCác ngành được liệt kê dưới đây là một số ngành mà MIDA đã xác định là mang lại cơ hội đầu tư hiệu quả cho các nhà đầu tư nước ngoài và địa phương tại Malaysia.Thứ nhất là sinh khối/khí sinh học. Malaysia sản xuất ít nhất 168 triệu tấn sinh khối, bao gồm gỗ và chất thải dầu cọ, trấu, xơ dừa, chất thải đô thị và chất thải mía hàng năm. Là nhà sản xuất hàng hóa nông nghiệp lớn trong khu vực và phát triển mạnh ngành lâm nghiệp, Malaysia có vị trí thuận lợi trong số các nước ASEAN để thúc đẩy sinh khối như một nguồn năng lượng tái tạo.Với hơn 451 nhà máy ở Malaysia, chế biến trung bình 95,5 triệu tấn chùm quả tươi (FFB) hàng năm, chất thải từ chế biến dầu cọ có thể được sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất năng lượng sinh học thông qua công nghệ đốt sinh khối hoặc thu khí sinh học.Ngoài ra, các thành phố phát triển nhanh và dân số tăng nhanh ở Malaysia góp phần làm tăng sản lượng chất thải rắn đô thị. Ước tính 14 tấn rác dự kiến sẽ được thu gom vào năm 2022, gần 40.000 tấn mỗi ngày và 95% sẽ được đưa đến các bãi chôn lấp. Các loại rác thải này có thể được sử dụng để phát điện năng lượng sinh học, tận dụng các công nghệ Chuyển hóa chất thải thành năng lượng (WTE).Để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi chất thải rắn từ nền kinh tế tuyến tính sang nền kinh tế tuần hoàn, chính phủ có thể tận dụng nguồn nguyên liệu năng lượng sinh học sẵn có từ chất thải rắn đô thị để phát triển các cơ sở WTE như một chiến lược hai hướng nhằm giải quyết vấn đề quản lý chất thải và cung cấp năng lượng cho điện lưới quốc gia.Thứ hai là điện Mặt Trời (PV). Vị trí gần đường xích đạo của Malaysia cung cấp bức xạ Mặt Trời mạnh trong khoảng 1.575 – 1.812 kWh/m2 trong suốt cả năm, khiến điện Mặt Trời được coi là một lựa chọn năng lượng tái tạo khả thi ở Malaysia. Ước tính có 269 GW tiềm năng cho điện Mặt Trời, chủ yếu là các cấu hình lắp trên mặt đất (210 GW), bao gồm tiềm năng đáng kể từ thiết bị lắp trên mái nhà (42 GW) và các cấu hình nổi (17 GW).Malaysia đã thành công trong việc thúc đẩy tăng trưởng đầu tư vào năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện Mặt Trời. Khoản đầu tư này đã góp phần phát triển toàn bộ chuỗi giá trị của ngành, từ sản xuất thiết bị đến lắp đặt thiết bị để tạo ra năng lượng.Hơn nữa, đầu tư vào điện Mặt Trời cũng đã thúc đẩy sự phát triển của các nhà phát triển năng lượng tái tạo địa phương và các nhà cung cấp dịch vụ điện Mặt Trời - có khả năng triển khai thiết kế, lắp đặt, thử nghiệm và vận hành các dự án điện Mặt Trời ở Malaysia. Hơn 200 nhà cung cấp dịch vụ điện Mặt Trời đã đăng ký với Cơ quan Phát triển Năng lượng Bền vững (SEDA).Thứ ba là thủy điện. Malaysia có nhiều lưu vực sông với điều kiện địa chất thủy văn hiệu quả để sản xuất thủy điện. Ước tính tiềm năng thủy điện là 2,5 GW với 189 con sông có thể hỗ trợ sản xuất mô hình thủy điện. Thủy điện có thể đóng góp đáng kể vào việc giảm phát thải khí nhà kính và đảm bảo an ninh cung cấp năng lượng. Sự phát triển của mô hình này đòi hỏi đầu tư ban đầu tương đối cao nhưng được bù đắp bằng tuổi thọ dài với chi phí vận hành và bảo trì rất thấp.Thứ tư là địa nhiệt. Nghiên cứu do Cục Khoáng sản và Khoa học Địa chất Malaysia ủy nhiệm thực hiện năm 2009 đã xác định được 67 MW tiềm năng tài nguyên địa nhiệt ở Tawau, Sabah. Nghiên cứu riêng biệt vào năm 2016 của cơ quan này đã tìm thấy thêm 162 MW tài nguyên địa nhiệt ở Ulu Slim, Perak. Sự sẵn có của các nguồn địa nhiệt có thể được phát triển và là một nguồn năng lượng tái tạo tiềm năng trong thời gian dài.Thứ năm là năng lượng gió. Tốc độ gió ở Malaysia nhìn chung ở mức trung bình thấp, dưới 5 m/s. Một số địa điểm ở Bán đảo Malaysia và phía Bắc Sabah được phát hiện có đủ điều kiện gió mạnh có thể phù hợp để lắp đặt tuabin gió. Năng suất điện thấp, khả năng tiếp cận địa điểm khan hiếm và chi phí lắp đặt cao khiến việc sản xuất điện gió ở Malaysia không mang lại lợi nhuận. Tuy nhiên, việc tiếp tục phát triển công nghệ tốc độ gió thấp có thể cải thiện tính kinh tế cho việc lắp đặt tuabin gió trong tương lai.Với tất cả những cơ hội này, Malaysia có cơ hội lớn để thu hút nhiều nhà đầu tư hơn và hoàn thành mục tiêu khí hậu của mình vào năm 2025./.Tin liên quan
-
Tài chính
Malaysia chưa áp thuế carbon trong tương lai gần
08:11' - 27/02/2023
Trong thông cáo báo chí mới đây, Bộ Tài chính Malaysia (MoF) khẳng định chính phủ nước này chưa có ý định đánh thuế carbon trong tương lai gần.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia nhấn mạnh tầm quan trọng của nền kinh tế hydro
15:59' - 23/02/2023
Ngày 23/2, tại Trung tâm Hội nghị Kuala Lumpur, Cơ quan Hành động Đối ngoại Châu Âu tổ chức Hội nghị Năng lượng khu vực EU- Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia: Vấn đề thuế và bài toán nguồn thu trong Dự thảo Ngân sách sửa đổi 2023
05:30' - 22/02/2023
Bài toán ngân sách và nguồn thu ngân sách luôn là thách thức thường trực và là ưu tiên hàng đầu đối với chính phủ đoàn kết của Malaysia do Thủ tướng Anwar Ibrahim đứng đầu.
-
Kinh tế và pháp luật
Malaysia khởi động chiến dịch quốc gia chống lừa đảo trực tuyến
10:12' - 19/02/2023
Tại Malaysia đang có tới 48 loại lừa đảo như hoạt động lừa đảo trực tuyến, gọi điện thoại hoặc tương tác trực tiếp và các đối tượng phạm tội sẽ tiếp tục thay đổi, phát triển nhiều phương thức mới.
-
Phân tích - Dự báo
Malaysia hướng đến trở thành trung tâm hậu cần khu vực
06:30' - 19/02/2023
Malaysia có thể định vị mình là trung tâm hậu cần khu vực do lĩnh vực này được công nhận là cần thiết để kích thích thương mại, tạo điều kiện thuận lợi cho hiệu quả kinh doanh và thúc đẩy kinh tế.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
THEO DÒNG THỜI SỰ: Rạn nứt
18:49' - 16/02/2025
Trái ngược với thông lệ vài năm trở lại đây, khi MSC là một sự kiện thể hiện tinh thần đoàn kết giữa Mỹ và châu Âu, hội nghị lần này phản ánh những căng thẳng và rạn nứt ngày càng gia tăng.
-
Phân tích - Dự báo
Brexit vẫn tiếp tục định hình kinh tế Anh
06:30' - 16/02/2025
Sau 5 năm rời EU, nền kinh tế Anh tiếp tục vật lộn với những thay đổi về cấu trúc, trong khi cố gắng vạch ra một lộ trình mới giữa bối cảnh toàn cầu ngày càng cạnh tranh và khó lường.
-
Phân tích - Dự báo
Thế chấp bằng tiền điện tử: Lợi nhuận cao hay bẫy tài chính?
05:30' - 16/02/2025
Thế chấp bằng tiền điện tử là một hình thức cho vay mới nổi lên ở Australia, trong đó tất cả mọi người (kể cả những người cho vay) đều thừa nhận rằng hình thức cho vay này rất rủi ro.
-
Phân tích - Dự báo
Ấn Độ sẽ là “điểm sáng” của nhu cầu hóa dầu toàn cầu trong năm 2025
09:01' - 15/02/2025
Ấn Độ được dự báo sẽ là điểm sáng của nhu cầu hóa dầu toàn cầu trong năm 2025 nhờ nhu cầu gia tăng với linh kiện xe điện, tấm pin Mặt Trời và đồ gia dụng.
-
Phân tích - Dự báo
Xu hướng ngành kinh doanh thú cưng - Bài cuối: Những cơ hội mới
06:30' - 15/02/2025
Theo Viện nghiên cứu kinh tế Samjeong (KPMG), xu hướng bầu bạn cùng thú cưng đang ngày càng trở nên phổ biến trên toàn cầu.
-
Phân tích - Dự báo
Xu hướng ngành kinh doanh thú cưng - Bài 1: Những "thành viên" gia đình không thể thiếu
05:30' - 15/02/2025
Bloomberg Intelligence dự đoán thị trường thú cưng toàn cầu sẽ tăng trưởng gấp 1,5 lần so với năm 2022, đạt 493 tỷ USD vào năm 2030.
-
Phân tích - Dự báo
Tăng trưởng kinh tế EAEU sắp vượt qua Eurozone?
06:30' - 14/02/2025
Viện Hàn lâm Khoa học Nga dự báo nền kinh tế các nước Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU) sẽ tăng trưởng trung bình 4,5% mỗi năm, cho đến năm 2030.
-
Phân tích - Dự báo
Bước ngoặt quan trọng của các tập đoàn thương mại Nhật Bản
05:30' - 14/02/2025
Các tập đoàn Nhật Bản đang đứng trước thách thức phải chứng minh rằng họ không chỉ là công ty đầu tư giá trị và làm thế nào để duy trì niềm tin của nhà đầu tư trong bối cảnh không chắc chắn.
-
Phân tích - Dự báo
Chứng khoán châu Á phần lớn tăng điểm
16:38' - 13/02/2025
Chứng khoán châu Á phần lớn tăng điểm trong phiên 13/2, khi hy vọng về một thỏa thuận hòa bình giữa Nga và Ukraine lấn át nỗi lo về lạm phát cao hơn dự báo tại Mỹ.