Cách Trung Quốc làm tăng tính thanh khoản của các tài sản (Phần 1)
Mới đây, Tập đoàn Thế chấp Hongkong (HKMC), một trong những công ty bảo hiểm thế chấp hàng đầu của Trung Quốc, đã đề xuất kế hoạch mua nợ cơ sở hạ tầng của châu Phi từ các khoản vay Trung Quốc, tái cơ cấu thành cổ phiếu trên thị trường chứng khoán để bán cho các nhà đầu tư.
Nếu kế hoạch trên được thông qua và bắt đầu thực hiện từ đầu năm 2019, chính phủ các nước châu Phi có thể tiếp cận thêm các nguồn vốn từ Trung Quốc.
Tuy nhiên, đề xuất mới này có thể sẽ là một "chén thuốc độc" bởi nó sẽ đẩy các nước châu Phi vào cảnh nợ nần chồng chất hơn. Đối với các nhà tài chính, các nhà thầu Trung Quốc, cũng như các tổ chức tài chính phát triển đa phương, kế hoạch trên sẽ tạo thêm cơ hội tìm kiếm lợi nhuận từ châu Phi.
Giám đốc điều hành HKMC Helen Wong cho rằng sáng kiến này sẽ giúp tái cơ cấu vốn của các ngân hàng thương mại để tiếp tục triển khai ở những dự án khác, đồng thời giúp mở rộng các thị trường vốn phục vụ tốt hơn Sáng kiến "Vành đai và Con đường" (BRI) của Trung Quốc.
* Về các dòng tài chính
Theo Cơ quan tiền tệ Hong Kong (HKMA), mấu chốt của kế hoạch tái cơ cấu nợ nói trên là việc huy động Văn phòng Thúc đẩy tài trợ cơ sở hạ tầng của Hong Kong mới được thành lập để nâng cao năng lực của các nước đầu tư và tiếp nhận đầu tư trong tài trợ cơ sở hạ tầng, cũng như thúc đẩy đầu tư cơ sở hạ tầng và dòng tài chính.
Giám đốc điều hành HKMA Norman Chan đánh giá HKMC hiện đang có cơ hội kinh doanh mới thông qua việc mua các khoản nợ cơ sở hạ tầng với mục đích chứng khoán hóa. Đây cũng là cơ hội tốt đối với các ngân hàng để chuyển các khoản nợ cho những nhà đầu tư dài hạn.
Hiện nhiều nhà đầu tư, bao gồm quỹ bảo hiểm và quỹ hưu trí, đang tìm kiếm các khoản đầu tư ít rủi ro hơn nhưng vẫn có thể tạo ra dòng tiền ổn định lâu dài.
Dù đang được xem xét nhưng theo dự kiến, kế hoạch tái cơ cấu nợ này sẽ thu hút hơn 90 công ty đối tác bao gồm các nhà phát triển, điều hành dự án, ngân hàng thương mại và đầu tư, các tổ chức tài chính phát triển đa phương, chủ sở hữu tài sản, các nhà quản lý và các công ty dịch vụ chuyên nghiệp từ Hong Kong, Trung Quốc đại lục và nước ngoài.
Một số công ty đối tác trên hiện có các dự án, cũng như những khoản vay cơ sở hạ tầng tại châu Phi và chuyển các khoản nợ của khu vực theo dạng “chứng khoán hóa”.
Theo dữ liệu mới nhất công bố hồi tháng 4/2018 của Sáng kiến Nghiên cứu Trung Quốc - châu Phi thuộc Đại học Johns Hopkins, các nước châu Phi nợ Chính phủ Trung Quốc và các công ty tư nhân nước này hơn 29,42 tỷ USD do các khoản vay cơ sở hạ tầng để xây dựng đường giao thông, thông tin liên lạc, sản xuất và các ngành năng lượng trong 10 năm qua. Hai nước đang nợ Trung Quốc nhiều nhất là Ethiopia với 13,73 tỷ USD và Kenya với 9,8 tỷ USD.
Đề xuất bán và “cổ phiếu hóa” các khoản nợ cơ sở hạ tầng được đưa ra xem xét trong bối cảnh Tập đoàn Bảo hiểm tín dụng và xuất khẩu Trung Quốc - Sinosure (công ty bảo hiểm chính đối với các dự án cơ sở hạ tầng ở châu Phi) quan ngại về khả năng tiếp tục thực hiện một số dự án cơ sở hạ tầng. Tập đoàn Sinosure đã chịu lỗ hơn 1 tỷ USD trong dự án đường sắt nối Ethiopia với Djibouti.
Tuần trước, kinh tế gia trưởng của Sinosure Wang Wen đánh giá việc hoạch định kế hoạch đối với nhiều dự án cơ sở hạ tầng lớn của Trung Quốc ở nước ngoài “rõ ràng không tương xứng”, dẫn đến tổn thất tài chính rất lớn. Theo Wang Wen, các nhà phát triển và nhà tài chính Trung Quốc tham gia những dự án tại nhiều quốc gia đang phát triển cần phải nâng cao năng lực quản lý rủi ro của công ty mình để tránh thảm họa bởi những sai sót trong triển khai tuyến đường sắt Addis Ababa-Djibouti khiến Sinosure phải chịu khoản thua lỗ 1 tỷ USD./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc cảnh báo chính sách "Nước Mỹ trên hết" của Tổng thống Trump
16:58' - 17/11/2018
Các quốc gia đang theo đuổi chủ nghĩa bảo hộ "chắc chắn sẽ thất bại", Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra lời cảnh báo đầy ẩn ý nhắm đến chính sách "Nước Mỹ trên hết" của Tổng thống Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ và Trung Quốc nối lại đàm phán cấp cao về thương mại
16:11' - 15/11/2018
Ngày 15/11, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc Cao Phong cho biết nước này và Mỹ đã nối lại đàm phán cấp cao về thương mại.
-
Ý kiến và Bình luận
Giới chức Mỹ: Trung Quốc bắt đầu nới lỏng trừng phạt Triều Tiên
09:34' - 15/11/2018
Trung Quốc đã bắt đầu nới lỏng việc thực thi các lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên mặc dù vẫn cam kết duy trì sức ép cho đến khi chính quyền Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ cảnh báo Trung Quốc sẽ đối diện một cuộc chiến tranh lạnh toàn diện
07:41' - 15/11/2018
Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence cảnh báo Trung Quốc sẽ phải đối mặt với một cuộc chiến tranh lạnh toàn diện với Mỹ và các đối tác của Mỹ nếu quốc gia này không thay đổi cơ bản hành vi của mình.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc chỉ trích Mỹ phá vỡ các quy tắc của WTO
07:32' - 14/11/2018
Việc Mỹ cấm xuất khẩu linh kiện, phần mềm và sản phẩm công nghệ Trung Quốc đã phá vỡ quy tắc của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và nhằm duy trì thế độc quyền của Mỹ trong ngành công nghiệp này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05'
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39'
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24'
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07'
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05'
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05'
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49'
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này