Canada và 12 nền kinh tế vào cuộc "giải cứu" WTO
Hệ thống thương mại toàn cầu đang đứng trước nhiều nguy cơ, nhất là trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung chưa có dấu hiệu dừng leo thang.
Điều này đặt ra thách thức đối với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), có trụ sở tại Geneva, Thụy Sĩ, khi mà vai trò dẫn dắt của WTO đang tỏ ra lu mờ, đồng thời cũng cho thấy yêu cầu cải cách WTO ngày càng cấp thiết.
Thảo luận các đề xuất cụ thể để cải cách WTO cũng là nội dung chính của Hội nghị cấp bộ trưởng do Canada chủ trì diễn ra tại Ottawa trong hai ngày 24-25/10, với sự tham gia của giới chức 13 nền kinh tế gồm Canada, Australia, New Zealand, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Brazil, Chile, Mexico, Kenya, Na Uy, Thụy Sĩ và Liên minh châu Âu (EU).
Đây là những đối tác được Canada nhận định “cùng chí hướng”. Lý do Mỹ không được mời dự hội nghị này, theo Bộ trưởng Thương mại Canada Jim Carr, là vì Washington không cùng quan điểm về WTO với các bên tham dự hội nghị.
WTO chính thức ra đời ngày 1/1/1995, từng được coi như một thành công đặc biệt trong dòng chảy thương mại và pháp lý cuối thế kỷ XX với một hệ thống đồ sộ các hiệp định, thoả thuận, danh mục nhượng bộ thuế quan điều chỉnh các quyền và nghĩa vụ thương mại của 164 quốc gia thành viên.
Tuy nhiên, gần đây, nhiều nền kinh tế thành viên đang tự giải quyết bất đồng mà không thông qua WTO, điển hình như các biện pháp trừng phạt- trả đũa thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, đã khiến WTO từ vị trí lãnh đạo, bị gạt ra khỏi cuộc chơi thương mại toàn cầu.
Mỹ đang bị coi là “thủ phạm” châm ngòi cho cơn khủng hoảng tại WTO Nhiều nhà quan sát cho rằng chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang dốc toàn lực tuyên chiến với WTO.
Washington cáo buộc tổ chức này “ngược đãi” nước Mỹ và đã thất bại trong việc “kiềm chế” Trung Quốc. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thẳng thừng cảnh báo nếu WTO không “cải tiến”, ông sẽ đưa Mỹ rút khỏi tổ chức này.
Không chỉ dừng lại ở lời nói, Mỹ đã “lặng lẽ” làm tê liệt WTO, khi Washington ngăn cản việc bổ nhiệm thẩm phán mới cho Cơ quan phúc thẩm WTO, một sách lược khiến các vụ kiện nhằm giải quyết tranh chấp tại WTO có nguy cơ bị tạm dừng.
Đến cuối tháng 9/2018, số thẩm phán tại Cơ quan phúc thẩm của WTO đã giảm từ 7 xuống còn 3 – mức tối thiểu để có thể mở phiên tòa xét xử. Đặc biệt, 2 trong số 3 thẩm phán này sẽ hết nhiệm kỳ vào tháng 12/2019.
Đáng chú ý, trong bộ ba thẩm phán này, một từ Mỹ, một từ Trung Quốc và một từ Ấn Độ, làm nảy sinh nguy cơ bộ ba thẩm phán rơi vào cuộc chiến xung đột lợi ích quốc gia, nhất là trong bối cảnh Mỹ và Trung Quốc đang trong vòng xoáy tranh chấp thương mại.
Giới chuyên gia cho rằng với những động thái quyết liệt của mình, ông Donald Trump đang tiến tới một thế giới không có những quy định chung cũng như không có một cơ quan trọng tài độc lập, một thế giới nơi cường quốc kinh tế số 1 này có thể “thả phanh” áp dụng công cụ thuế quan như một vũ khí để đạt được các mục đích của mình. Và đây sẽ là “điềm dữ” đối với phần của lại của thế giới.
Trên thực tế, Mỹ không phải là quốc gia duy nhất cảm thấy bất mãn và phàn nàn về tiến độ giải quyết tranh chấp chậm chạp của WTO, hay WTO tỏ ra bất lực trong việc trừng phạt các thành viên không thực thi phán quyết của tổ chức này.
Nhiều quốc gia cũng thất vọng khi WTO thất bại trong việc hiện đại hóa một thỏa thuận để giải quyết các vấn đề như thương mại kỹ thuật số hay các khoản trợ cấp.
Những bất cập trong WTO ngày càng bộc lộ, trong khi chủ nghĩa bảo hộ và chủ nghĩa đơn phương lan rộng cản trở tăng trưởng thương mại toàn cầu. Ủy viên thương mại EU Cecilia Malmstrom (Xê-xi-lia Man-trôm) đã phải thừa nhận rằng hệ thống của WTO đang dần tới điểm ngừng trệ và đây là một cuộc khủng hoảng sâu sắc nhất từ trước tới nay của WTO.
Trong bối cảnh đó, cải cách được coi con đường tất yếu để cứu WTO. Tổng Giám đốc WTO, ông Roberto Azevedo trong một phát biểu hồi đầu tháng 10 đã thừa nhận rằng cần thiết phải cải cách thể chế thương mại toàn cầu này.
Trước đó, bên lề khóa họp Đại hội đồng Liên hợp quốc tại New York, EU, Mỹ và Nhật Bản đã lần đầu tiên nhất trí ủng hộ một đề xuất nhằm cải cách WTO. EU mới đây cũng công bố kế hoạch giải quyết một số “lỗ hổng” của WTO, trong đó có đề cập những quy định mới nhằm xử lý các khoản trợ cấp mà Trung Quốc dành cho lĩnh vực công nghiệp và các doanh nghiệp quốc doanh.
Tại cuộc họp cấp bộ trưởng Thương mại ở Ottawa lần này, Canada cùng 12 nền kinh tế vào cuộc “giải cứu” WTO, trong đó Canada kiến nghị tổ chức này cần tập trung cải tiến hệ thống giải quyết tranh chấp và cơ chế giám sát các hành vi thương mại.
Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO vận hành trục trặc là mối lo lớn đối với Canada. Ottawa hiện đang phản đối việc Mỹ áp thuế nhập khẩu đối với nhôm và thép của Canada.
Hai quốc gia Bắc Mỹ này cũng kiện nhau ra WTO do tranh chấp trong lĩnh vực gỗ xẻ mềm. Hơn nữa, bất cứ nhân tố nào làm suy yếu WTO cũng là một “tin buồn” đối với một quốc gia vốn phụ thuộc vào hoạt động thương mại như Canada.
Giới chuyên gia nhận định nỗ lực cải cách WTO của các nước trên khó có thể thuyết phục được Tổng thống Mỹ. Ông Donald Trump cho rằng việc Mỹ bị thua ở hầu hết các vụ kiện tại WTO là một thực trạng “vô lý và nhảm nhí”. Mỹ bị kiện lên WTO nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác kể từ khi WTO được sáng lập năm 1995, và bị thua trong 87% các vụ kiện.
Tuy nhiên, nhà khoa học chính trị Jeffrey Kucik thuộc Đại học Arizona chỉ ra rằng tỷ lệ thua kiện 90% là tỷ lệ “điển hình” với tất cả các quốc gia bị kiện, và Mỹ không phải là ngoại lệ.
Các nguyên đơn hiếm khi đi kiện trừ khi họ đã có cơ sở vững chắc vì tiến trình kiện tụng kéo dài và tốn kém. Bản thân Mỹ cũng dẫn đầu về số vụ thưa kiện tại WTO (120 vụ kiện kể từ năm 1995) và đã thắng trong 90% các vụ kiện này.
Một hệ thống những quy định được áp dụng trên quy mô toàn cầu và việc tiếp cận với một cơ chế giải quyết tranh chấp độc lập sẽ hỗ trợ để sân chơi thương mại được công bằng, tránh việc các nước lớn dùng ảnh hưởng kinh tế của mình để “chơi gian”.
Khi vai trò lãnh đạo và điều phối của WTO bị bỏ qua thì cả hệ thống thương mại toàn cầu cũng trong tình trạng “lâm nguy”. Cải cách để nâng cao hiệu quả hoạt động của WTO chắc chắn không phải chuyện đơn giản bởi nó đụng chạm tới ảnh hưởng chính trị và lợi ích kinh tế của các bên, song là nhiệm vụ cấp bách hiện nay./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Các bộ trưởng thương mại kiến nghị cải cách WTO
08:24' - 24/10/2018
Canada tổ chức cuộc họp với sự tham dự của các bộ trưởng thương mại đến từ nhiều nước nhằm vạch ra những kiến nghị cải cách đối với hệ thống thương mại toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Brazil kiện Trung Quốc lên WTO về thuế nhập khẩu đường
09:30' - 23/10/2018
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ngày 22/10 thông báo Brazil đã đệ đơn khiếu nại việc Trung Quốc áp các mức thuế đối với mặt hàng đường nhập khẩu lên tới 95%.
-
Kinh tế Thế giới
Đề nghị WTO thành lập ủy ban giải quyết tranh chấp về mức thuế bổ sung của Mỹ
13:20' - 19/10/2018
EU, Na Uy và một số quốc gia khác, gồm cả Trung Quốc, ngày 18/10 đề nghị WTO thành lập một ủy ban giải quyết tranh chấp để phân xử việc Mỹ đánh thuế đối với mặt hàng nhôm, thép nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ yêu cầu WTO điều tra các biện pháp áp thuế trả đũa của nhiều đối tác
12:38' - 19/10/2018
Trong khi đó, cuối ngày 18/10, Bộ Thương mại Trung Quốc cũng thông báo đã yêu cầu WTO thành lập một nhóm chuyên gia để xác minh tính hợp pháp của các biện pháp thuế mà Washington áp dụng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ đánh thuế nhập khẩu 50% đối với đồng từ ngày 1/8
09:41'
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 9/7 đã công bố mức thuế quan mới 50% đối với đồng, sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/8, nhằm thúc đẩy sự phát triển trong nước của ngành công nghiệp này.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Đức lần đầu tiên điều trần trong phiên tranh luận chung của Quốc hội
08:43'
Thủ tướng Friedrich Merz đã có bài phát biểu và trả lời chất vấn của các bên đối lập một cách ngắn gọn, bình tĩnh và tự tin.
-
Kinh tế Thế giới
EU tiết lộ "chiến lược tích trữ" để chuẩn bị cho khủng hoảng
08:42'
EU cho biết kế hoạch tích trữ này nhằm bảo đảm tính liên tục của các mặt hàng chủ chốt khi xảy ra khủng hoảng như mất điện diện rộng, thảm họa thiên nhiên, xung đột hay đại dịch.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống D.Trump tuyên bố áp thuế 50% đối với hàng hóa Brazil
08:07'
Ngày 9/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Washington sẽ áp thuế 50% đối với tất cả các mặt hàng nhập khẩu từ Brazil, tăng vọt so với mức 10% mà nước này đã công bố vào tháng 4.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống D.Trump tiếp tục công bố mức thuế quan đối với 6 quốc gia
07:39'
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 9/7 tiếp tục thông báo các mức thuế quan mới với 6 quốc gia, bao gồm Algeria, Iraq, Libya, Moldova, Brunei và Philippines.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Chuyên gia đánh giá tác động đối với ASEAN
18:04' - 09/07/2025
Các mức thuế mới của Mỹ áp lên hàng hóa từ ASEAN có thể gây thiệt hại nhiều hơn cho người tiêu dùng và doanh nghiệp Mỹ, đồng thời ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nền kinh tế xuất khẩu trong khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp thuế 50% với đồng và tiếp tục chiến dịch thuế quan với các đối tác
10:36' - 09/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 8/7 tuyên bố sẽ không gia hạn thời hạn áp thuế quan với hàng chục nền kinh tế ngày 1/8, đồng thời công bố kế hoạch áp mức thuế riêng 50% đối với mặt hàng đồng nhập khẩu
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ giảm bớt sản xuất dầu mỏ trong năm 2025
10:20' - 09/07/2025
Mỹ sẽ sản xuất ít dầu mỏ hơn so với dự báo trước đây do giá dầu giảm khiến các nhà sản xuất trong nước cắt giảm hoạt động.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ khẳng định không lùi thời hạn áp thuế quan
07:15' - 09/07/2025
Ngày 8/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump tái khẳng định các nước bị Mỹ áp thuế quan mà ông gọi là “thuế đối ứng” sẽ bắt đầu áp dụng từ ngày 1/8 và ông sẽ không gia hạn việc miễn áp dụng các biện pháp này.