Cảnh báo doanh nghiệp khi giao dịch tại thị trường UAE
Trong thời gian qua, Thương vụ, Đại sứ quán Việt Nam tại Vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) liên tục tiếp nhận, phát hiện và xử lý nhiều trường hợp doanh nghiệp Việt Nam nhận được lời mời chào bán, mua hàng, ký kết hợp đồng giao dịch thương mại có dấu hiệu lừa đảo, gian lận từ một số doanh nghiệp có trụ sở tại UAE.
Mặc dù đã có các cảnh báo, lưu ý đối với các doanh nghiệp trong nước, tuy nhiên, do tâm lý chủ quan, lợi nhuận cao, nghiệp vụ ngoại thương hạn chế, cũng như tình hình dịch COVID-19 khiến việc đi lại, gặp gỡ làm việc trực tiếp hoặc kiểm tra hàng hóa… bị gián đoạn, chuyển hướng sang hình thức giao thương online nên vẫn có nhiều doanh nghiệp Việt Nam bị lừa, thiệt hại nặng nề trong giao dịch.
Theo Thương vụ Việt Nam tại UAE, hình thức gian lận thương mại diễn ra qua việc giao hàng không trả tiền; làm giả giấy tờ, thậm chí là giấy tờ ngân hàng để lấy hàng, cài người lấy chứng từ xuất khẩu.
Cùng với đó, còn có trường hợp sử dụng hacker xâm nhập địa chỉ email của 2 bên doanh nghiệp đang có giao dịch, theo dõi tiến trình đàm phán.
Khi bên mua chuẩn bị chuyển tiền mua hàng hóa thì hack hòm thư email (hoặc tạo 1 tài khoản email có địa chỉ gần giống tuyệt đối với email của bên bán) để gửi thông tin tài khoản lừa đảo. Sau khi bên mua chuyển tiền vào tài khoản lừa đảo, đối tượng sẽ ngay lập tức rút tiền và biến mất.
Đáng lưu ý, lợi dụng sự bất cẩn, thiếu chuyên nghiệp của các doanh nghiệp trong nước như không yêu cầu tổ chức giám định có uy tín kiểm tra hàng trước khi giao hàng, không thẩm định các thông tin về doanh nghiệp đối tác, không có người của phía Việt Nam sang để làm việc… để chuyển hàng không giá trị, không đúng hợp đồng, hoặc thông báo hàng hỏng, kém chất lượng để ép giá, trừ nợ hoặc đòi bồi thường…
Ngoài ra, Thương vụ Việt Nam tại UAE cũng chia sẻ thêm một số dấu hiệu nhận biết lừa đảo như: việc đàm phán giá cả, hợp đồng diễn ra dễ dàng, nhanh chóng, ít đàm phán mặc cả, chấp nhận giá cao; bắt đặt cọc để nhận khoản tiền đầu tư hoặc làm các thủ tục giấy tờ tại UAE; không cung cấp hoặc các giấy tờ cung cấp của nhiều pháp nhân khác nhau; mở thư tín dụng (L/C) tại ngân hàng không uy tín của nước thứ 3 hoặcgiấy phép kinh doanh tại UAE sắp hết hạn…
Sau quá trình theo dõi, Thương vụ Việt Nam tại UAE lưu ý doanh nghiệp Việt Nam nên cẩn trọng trong quá trình giao dịch với Công ty Green Light Foodstuff Trading LLC; Climax General Trading LLC; Loyalpur General Trading LLC; Choice Global FZC / Vital Fresh General Trading LLC; International Dragon Food Trading LLC (IDP).
Đặc biệt, Thương vụ Việt Nam tại UAE cũng khuyến cáo doanh nghiệp trong nước cần chú trọng nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, kiến thức pháp luật của nguồn nhân lực làm ngoại thương, phát triển thị trường.
Hơn nữa, để đảm bảo tính an toán và tránh rủi ro trong giao dịch, về thanh toán, doanh nghiệp nên đề nghị đối tác sử dụng L/C không hủy ngang mở tại các ngân hàng uy tín quốc tế, đồng thời hạn chế cho khách hàng trả chậm. Khi đối tác mở L/C, cần đề nghị ngân hàng Việt Nam kiểm tra tính xác thức của L/C trước khi giao chứng từ.
Riêng với thanh toán trả tiền giao chứng từ (D/P), doanh nghiệp Việt Nam cần đưa ra các mức % đặt cọc (deposit) để bảo đảm an toàn cho các đơn hàng, tốt nhất là 50% trở lên.
Thương vụ Việt Nam tại UAE lưu ý không nên sử dụng hình thức thanh toán D/A (Document Acceptance - nhờ thu chấp nhận chứng từ) hay chuyển tiền bằng Western Union cho việc thanh toán.
Mặt khác, giá cả các loại hàng hóa hiện nay đều được cập nhật rõ ràng qua thông tin thị trường hoặc trên các trang web hàng hóa quốc tế.
Vì vậy, khi có đơn hỏi hàng hóa trả giá quá cao, hoặc quá thấp so với mặt bằng, doanh nghiệp cần hết sức lưu ý và kiểm tra kỹ độ tin cậy.
Thương vụ Việt Nam tại UAE nhấn mạnh: Doanh nghiệp phải thực hiện việc xác minh, thẩm định đối tác, đặc biệt là các đối tác mới lần đầu giao dịch, đề nghị cung cấp các giấy tờ cụ thể như giấy phép kinh doanh, ID của người chủ doanh nghiệp.
Đối với các đơn hàng ký kết lần đầu, qua hình thức trực tuyến hoặc có nghi ngờ về tính xác thực, đề nghị liên hệ với Thương vụ Việt Nam tại UAE (email: vntrade@emirates.net.ae hoặc ae@moit.gov.vn) để đề nghị hỗ trợ, phối hợp cung cấp thông tin cần thiết./.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Nhiều dư địa cho xuất khẩu gỗ và thủ công mỹ nghệ vào Hoa Kỳ
15:26' - 05/03/2021
Thị trường đồ gỗ, nội thất và thủ công mỹ nghệ Hoa Kỳ dự báo sẽ tăng trưởng tốt và còn nhiều dư địa để doanh nghiệp Việt Nam nâng cao thị phần.
-
DN cần biết
Cơ hội hợp tác doanh nghiệp Việt Nam – Slovenia trong lĩnh vực cơ khí
16:43' - 03/03/2021
Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam với Liên minh châu Âu (EU) đã mở ra cánh cửa lớn cho Việt Nam tăng cường hợp tác kinh tế với nhiều thị trường trên thế giới nói chung và Slovenia nói riêng.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Rà soát cuối kỳ chống bán phá giá bột ngọt từ Indonesia và Trung Quốc
21:00'
Ngày 2/7, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1914/QĐ-BCT về kết quả rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm bột ngọt có xuất xứ từ Indonesia và Trung Quốc.
-
DN cần biết
Anker thu hồi hơn 30.900 pin sạc dự phòng tại Việt Nam
19:41'
Thực hiện vai trò cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia cho biết, đang giám sát chặt chẽ quá trình thu hồi do Anker Innovations Limited thực hiện.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương tiếp nhận hồ sơ yêu cầu áp dụng chống bán phá giá với gạch ốp lát
19:23'
Cơ quan điều tra đề nghị doanh nghiệp cung cấp thông tin sau về doanh nghiệp; công suất thiết kế và sản lượng của sản phẩm gạch ốp lát trong từ năm 2020 đến năm 2024.
-
DN cần biết
Vương quốc Anh kết luận rà soát biện pháp tự vệ với thép nhập khẩu
18:38'
Danh sách các nước đang phát triển được miễn trừ sẽ được UK thông báo cập nhật theo Điều 9.1 của Hiệp định về Biện pháp Tự vệ của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
-
DN cần biết
Bước đệm chính sách cho đổi mới sáng tạo từ mô hình PPP
18:19'
Luật PPP (được sửa đổi, bổ sung tại Luật số 57/2024QH15) đã mở rộng lĩnh vực đầu tư theo phương thức PPP đối với tất cả các lĩnh vực, bãi bỏ quy mô vốn tối thiểu đối với dự án PPP.
-
DN cần biết
Đề xuất tổng kết chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ
18:18'
Bộ Công Thương vừa có văn bản 4756/BCT-PC ngày 30/6/2025 về việc phối hợp cung cấp thông tin tổng kết Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021 - 2025.
-
DN cần biết
HanoiPrintPack 2025: Trình diễn các công nghệ, in ấn và đóng gói thông minh
13:13'
HanoiPrintPack 2025 quy tụ hơn 150 gian hàng đến từ 11 quốc gia và vùng lãnh thổ nhằm giới thiệu công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực in ấn và đóng gói, hệ thống tự động hóa và vật liệu mới.
-
DN cần biết
Quy định mới về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) thông qua Hệ thống eCoSys
09:43' - 01/07/2025
Để triển khai hiệu quả việc khai báo và chứng nhận C/O trên Hệ thống eCoSys, doanh nghiệp cần tuân thủ đầy đủ hướng dẫn kỹ thuật và quy trình nghiệp vụ do Bộ Công Thương và cơ quan chức năng ban hành.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương ban hành thông tư quy định về việc cấp C/O
09:36' - 30/06/2025
Đây là bước đi quan trọng nhằm cụ thể hóa quy định tại khoản 6 Điều 28 Nghị định số 146/2025/NĐ-CP của Chính phủ về phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại.