Cạnh tranh tài chính giữa Trung Quốc và Australia tại khu vực Thái Bình Dương
Viện nghiên cứu chính sách Lowy của Australia vừa đăng bài viết của tác giả Annmaree O’Keeffe, cộng tác viên của Trung tâm phát triển chính sách thuộc Đại học Quốc gia Australia, trong đó phân tích về cuộc đua chính trị và tài chính giữa Australia và Trung Quốc tại Thái Bình Dương.
Trung Quốc đang gia tăng sự quan tâm của mình đối với các quốc đảo Thái Bình Dương. Gần đây, Bắc Kinh đã tham gia đầu tư nâng cấp một bến cảng đa năng tại đảo Manus của Papua New Guinea.Theo thống kê của Viện nghiên cứu chính sách Lowy (Australia) công bố tháng 8/2018, tổng mức đầu tư viện trợ của Trung Quốc vào Papua New Guinea đang ngày càng gia tăng. Năm 2016, Trung Quốc viện trợ 20,83 triệu USD cho Papua New Guinea, so với 375,96 triệu AUD (tương đương 263,17 triệu USD) của Australia.Tới năm 2017, Trung Quốc tiếp tục đầu tư thêm 62,97 triệu USD cho Papua New Guinea, tăng gấp ba lần giá trị viện trợ so với năm trước, trong khi Australia không ghi nhận bất kỳ sự gia tăng viện trợ nào.Nhưng liệu sự cạnh tranh tài chính này có đem lại lợi ích thực tế cho các quốc gia nhận viện trợ hay không? Cần phải lưu ý là hầu hết các khoản viện trợ của Trung Quốc đều được "tung ra" dưới dạng các khoản vay ưu đãi và sẽ phải hoàn trả.Trong khi đó, viện trợ của Australia là các khoản vay không hoàn trả. Tuy nhiên, viện trợ của Australia thường đi kèm các điều kiện để thúc đẩy các quốc gia nhận viện trợ phát triển bền vững. Viện trợ của Trung Quốc lại gắn liền với yêu cầu các dự án đầu tư do Trung Quốc tài trợ sẽ được thực hiện bởi các công ty và nhân công của Trung Quốc.Điều này đồng nghĩa với việc sẽ có rất ít hoặc không có các việc làm mới được tạo ra cho người dân địa phương, cũng như không có sự chuyển giao kỹ năng. Bù lại, chính quyền Papua New Guinea nhanh chóng được nhận các khoản viện trợ từ Trung Quốc, bất kể quốc gia này có đủ khả năng chi trả hay không.Xét về tiềm năng, nguồn tài chính của Trung Quốc mạnh hơn nhiều so với Australia. Vì vậy, câu hỏi chính là cuộc cạnh tranh này sẽ được tiếp tục trong bao lâu trước khi các lợi ích riêng của Papua New Guinea bị tàn phá bởi đồng Nhân dân tệ (NDT).Thật không may, Australia đã buộc phải thỏa hiệp với chính các chương trình viện trợ của mình để bắt kịp phương pháp tiếp cận mang tính chất thương mại của Trung Quốc. Ví dụ, một báo cáo mới đây nhất cho biết, một số khoản tiền của Australia đóng góp cho Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) 2018 mới đây xuất phát từ bên ngoài các khoản ngân sách viện trợ.Một câu chuyện buồn nữa, đó là Trung Quốc đã lựa chọn đầu tư vào sự phát triển của khu vực hải cảng tại đảo Manus, nơi mà Australia hầu như không quan tâm đến trong suốt 17 năm qua. Hơn thế nữa, việc xây dựng một trung tâm tiếp nhận người tị nạn của Australia tại khu đảo này trước đó cũng đã tạo ra một vết cắt trong mối quan hệ song phương của Australia và Papua New Guinea.Trong tiềm thức của người dân Papua New Guinea, Australia thường đi kèm với các cụm từ “chủ nghĩa thực dân mới” hay “chủ nghĩa thực dân”… Bù lại, Trung Quốc xuất hiện với hình tượng tích cực, một vị "mạnh thường quân" đang ra tay giúp đỡ xây dựng đảo Manus. Vậy Australia cần phải làm gì?Theo báo cáo được ghi nhận vào đầu năm nay, sự ủng hộ của Canberra đối với việc Papua New Guinea đăng cai tổ chức APEC 2018 được xem là một phần của chiến lược ngăn chặn quyền kiểm soát của Trung Quốc đối với APEC.Australia đã tài trợ Papua New Guinea khoảng 100 triệu AUD (tương đương 70 triệu USD), bao gồm 14,4 triệu AUD xây dựng các cơ sở hạ tầng và mạng lưới an ninh mạng, 5,4 triệu AUD củng cố lực lượng cảnh sát và gia tăng công tác phòng cháy, chữa cháy… Bên cạnh đó, lực lượng Cảnh sát liên bang Australia cũng đã có mặt tại Papua New Guinea để hỗ trợ an ninh và tập huấn bảo vệ hội nghị.Tuy nhiên, sự hỗ trợ hào phóng của Australia cũng không thể hạn chế được quyền tham gia của Trung Quốc. Quốc gia lớn nhất châu Á này đã rộng rãi đầu tư cho Papua New Guinea một trung tâm hội nghị dành riêng cho APEC 2018 và nâng cấp đường sá quanh khu vực cảng Moresby, thậm chí, bao gồm cả sự đầu tư không cần thiết để mở rộng đường cao tốc Poreporena nối liền tỉnh Waigani và trung tâm thị trấn Cảng Moresby.Hội nghị APEC 2018 tại Papua New Guinea vào tháng 11 tới đây sẽ làm sáng tỏ hơn nữa tầm ảnh hưởng của Trung Quốc đối với các quốc gia thân cận với Australia, cũng như thể hiện rõ sự cạnh tranh không lành mạnh giữa Trung Quốc và Australia để trở thành đối tác phát triển của Papua New Guinea trong dài hạn.Một trong những hệ quả của cuộc cạnh tranh này là sự hiện diện ngày càng lớn của Trung Quốc tại khu vực đã tạo cơ hội để Papua New Guinea và các quốc gia Thái Bình Dương khác tìm kiếm sự giúp đỡ bên ngoài đối tác truyền thống quen thuộc và buộc Australia phải gia tăng hơn nữa sự tham gia trong khu vực.Bất chấp sự cạnh tranh địa chính trị giữa hai quốc gia Australia và Trung Quốc, Tổng thống Papua New Guinea Peter O’Neill vẫn vui vẻ ký vào các bản cam kết viện trợ, khiến cho quốc gia này ngày càng trở nên "nổi tiếng" hơn với các núi nợ xấu.Tuy nhiên, trong khuôn khổ Diễn đàn các quốc đảo Thái Bình Dương vừa diễn ra mới đây tại Nauru, Tổng thống Nauru Baron Waqa đã mạnh mẽ lên án Trung Quốc. Những chỉ trích của ông Baron được cho là có sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ Vùng lãnh thổ Đài Loan của Trung Quốc, một trong những đối tác ngoại giao được Nauru công nhận.Đáng tiếc là Australia không tham dự diễn đàn trên do những bất ổn chính trị nội bộ kéo theo sự thay đổi vị trí thủ tướng diễn ra gần đây. Tân Thủ tướng Scott Morrison đã không kịp nắm bắt cơ hội gặp gỡ những nhà lãnh đạo các quốc gia láng giềng, trước khi lên đường tham dự APEC 2018 tại Papua New Guinea tới đây. Ngược lại, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có lời mời các nhà lãnh đạo Thái Bình Dương, những quốc gia đã công nhận Trung Quốc, tới tham dự buổi gặp mặt tại Cảng Moresby thuộc Papua New Guinea, trước thềm hội nghị thượng đỉnh APEC 2018.Điều này có nghĩa, ông Tập sẽ gặp các quốc gia láng giềng của Australia trước khi ông Scott Morrison kịp làm điều đó và Canberra sẽ vuột mất cơ hội thuyết phục các nhà lãnh đạo Thái Bình Dương nhận thức một cách khách quan tầm quan trọng của các đối tác trong khu vực.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Venezuela tìm kiếm sự ủng hộ kinh tế từ Trung Quốc
09:21' - 13/09/2018
Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro cho biết Venezuela đang có những điều kiện tốt nhất để tăng cường quan hệ với Trung Quốc sau khi khởi động một loạt các biện pháp để khôi phục nền kinh tế.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc cam kết dành hơn 80 tỷ USD đầu tư vào châu Phi
05:30' - 12/09/2018
Nhân dịp Diễn đàn hợp tác Trung Quốc – châu Phi, trang thông tin ABC của Australia đăng tải bài viết của nhà báo Bill Birtles về mối quan hệ giữa Trung Quốc và các quốc gia châu Phi.
-
Kinh tế Thế giới
Cựu cố vấn Mỹ chỉ trích chiến lược của Australia với Trung Quốc
06:03' - 11/09/2018
Trả lời phỏng vấn đài ABC, ông Steve Bannon đã chỉ trích sách lược mềm mỏng của Australia đối với Trung Quốc và cảnh báo hậu quả nếu Canberra không chịu đối đầu với Trung Quốc ngay từ bây giờ.
-
Kinh tế Thế giới
Tương lai khó đoán của các siêu dự án liên quan đến Trung Quốc tại Malaysia
05:30' - 11/09/2018
Theo The Straits Times, "quãng thời gian vàng" đối với đầu tư của Trung Quốc - mà đỉnh cao là dưới thời cựu Thủ tướng Najib Razak - dường như kết thúc không mấy êm ả.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia và Indonesia không áp thuế trả đũa Mỹ
21:59' - 06/04/2025
Malaysia và Indonesia khẳng định sẽ không trả đũa quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt thuế quan thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Nga, Mỹ có thể nối lại tiếp xúc song phương vào tuần tới
20:55' - 06/04/2025
Trả lời phỏng vấn của kênh truyền hình Channel One của Nga, khi được hỏi khi nào diễn ra các cuộc tiếp xúc tiếp theo giữa Nga và Mỹ, ông Dmitriev nói rằng: "Ngay trong tuần tới".
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ có định hình lại thương mại toàn cầu?
19:28' - 06/04/2025
Tờ “The Korea Times” mới đăng bài viết của chuyên gia Troy Stangarone về tác động của chính sách thuế quan của Mỹ tới thương mại toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Phó Thủ tướng Thái Lan sang Mỹ đàm phán thuế đối ứng
14:06' - 06/04/2025
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Thái Lan Pichai Chunhavajira sẽ dẫn đầu một phái đoàn đến Mỹ trong tuần này để thảo luận về các vấn đề thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
GDP của Pháp sẽ giảm hơn 0,5 điểm phần trăm vì thuế quan Mỹ
11:48' - 06/04/2025
Thủ tướng Pháp ông Francois Bayrou cho biết, các mức thuế quan của Mỹ đối với Pháp có thể khiến GDP của quốc gia này mất hơn 0,5 điểm phần trăm và làm gián đoạn các nỗ lực thu hẹp thâm hụt ngân sách.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ động tìm thuốc giải với thuế đối ứng của Mỹ
10:56' - 06/04/2025
Ngay sau thông báo của Tổng thống Mỹ Donald Trump về loạt mức thuế đối ứng có hiệu lực từ ngày 9/4, các đối tác thương mại của Washington đã nhanh chóng vào cuộc "tìm thuốc giải" cho vấn đề nóng này.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống D.Trump trấn an dân Mỹ về tác động chính sách thuế mới
10:34' - 06/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định chính sách thuế quan mới áp dụng với nhiều quốc gia nhằm bảo vệ lợi ích của Mỹ nhưng quá trình thực hiện sẽ gặp khó khăn và cần sự kiên nhẫn từ người dân Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
07:58' - 06/04/2025
BNEWS giới thiệu 10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua, trong đó có việc Tổng thống Mỹ công bố chính sách thuế quan mới và phản ứng của các nước, các thị trường trước động thái này.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba sẽ nâng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 26% vào năm 2035
07:38' - 06/04/2025
Chính phủ Cuba vừa cam kết trước Liên hợp quốc sẽ nâng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 26% trong tổng sản lượng điện quốc gia vào năm 2035.