Cập nhật COVID sáng 31/7: Thế giới có gần 17,5 triệu người nhiễm SARS-CoV-2
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 7h30 ngày 31/7 (theo giờ Việt Nam), thế giới đã ghi nhận tổng cộng 17.453.208 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó có 675.760 ca tử vong do COVID-19. Số bệnh nhân bình phục là 10.925.063 người.
Mỹ đang là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nhất bởi dịch COVID-19 với 4.634.577 ca nhiễm và 155.284 ca tử vong.
Tại Mỹ, bang Florida đã ghi nhận thêm 253 ca tử vong trong ngày 30/7, nâng tổng số ca tử vong tại đây lên 6.586 ca. Đây là số ca tử vong trong ngày cao nhất của bang này.
Trong khi đó, các trường công lập ở thủ đô Washington sẽ mở cửa vào mùa Thu này với việc học trực tuyến toàn thời gian, sau khi các quan chức chính quyền thành phố phải từ bỏ kế hoạch ban đầu về việc kết hợp giữa hai hình thức học tập từ xa và trực tiếp do số ca nhiễm mới tăng mạnh. Theo đó, mô hình học tập trực tiếp sẽ được áp dụng cho toàn bộ học kỳ đầu tiên, dự kiến kết thúc vào ngày 6/11 tới.
Tại Brazil, chính phủ ngày 30/7 thông báo Đệ nhất Phu nhân nước này, bà Michelle Bolsonaro đã dương tính với virus SARS-CoV-2. Thông báo trên được đưa ra 5 ngày sau khi chồng bà, Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro cho biết đã khỏi bệnh và trở lại làm việc bình thường sau 2 tuần cách ly.Trong 24 giờ qua, Brazil đã ghi nhận thêm 57.837 ca nhiễm và 1.129 ca tử vong do COVID-19. Brazil hiện đang là quốc gia đứng thứ 2 thế giới cả về số ca mắc và tử vong do COVID-19, chỉ sau Mỹ, với hơn 2,6 triệu ca mắc và 91.263 ca tử vong.
Tại Mexico, Bộ Y tế cho biết đã ghi nhận thêm 7.730 ca nhiễm mới và 639 ca tử vong, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong tại nước này lên lần lượt là 416.179 ca và 46.000 ca. Tại châu Á, trong ngày 30/7, Trung Quốc đại lục đã ghi nhận thêm 127 ca nhiễm mới , trong đó có 123 ca lây nhiễm trong nước. Trong số các ca lây nhiễm trong cộng đồng, có 112 ca tại Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, 11 ca tại tỉnh Liêu Ninh.Không có thêm ca tử vong nào được ghi nhận trong ngày 30/7. Trung Quốc hiện có tổng cộng 84.292 ca nhiễm, trong đó có 4.634 ca tử vong do COVID-19.
Tại châu Phi, ngày 30/7 Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh châu Phi (CDC Châu Phi) cho biết châu lục này đã ghi nhận tổng cộng hơn 891.199 ca nhiễm và 18.884 ca tử vong do COVID-19. Tổng số bệnh nhận được chữa khỏi là 540.872 người.Làn sóng dịch bệnh tại châu Phi đang gia tăng mạnh mẽ sau khi nhiều quốc gia nới lỏng các biện pháp hạn chế và giới nghiêm, trong đó có Algeria, Maroc, Kenya, Senegal, Côte d’Ivoire...
Nam Phi là quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất tại châu Phi, với tổng cộng 471.123 ca nhiễm và 7.497 ca tử vong.
Tiếp theo là các quốc gia như Ai Cập, Nigeria, Ghana, Algeria, Maroc…Hiện có 34 quốc gia vẫn còn đang áp dụng "đóng cửa biên giới toàn phần" trong nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của đại dịch COVID-19.
Tại Zimbabwe, nguồn tin chính phủ cho biết vào ngày 30/7, Bộ trưởng Nông nghiệp Perrance Shiri đã tử vong do COVID-19. Theo thống kê, Zimbabwe hiện có tổng cộng 2.879 ca nhiễm, trong đó có 41 ca tử vong do COVID-19./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Cập nhật COVID sáng 30/7: Thế giới vượt mốc 17 triệu ca nhiễm SARS-CoV-2
08:50' - 30/07/2020
Tính đến 8h ngày 30/7 (giờ Việt Nam), trên thế giới có 17.170.421 ca mắc COVID-19 và 669.225 ca tử vong; trong đó Mỹ vẫn là nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
-
Kinh tế & Xã hội
Cập nhật dịch COVID-19 sáng 27/7: Brazil là quốc gia thứ 2 chịu ảnh hưởng nặng nhất
09:28' - 27/07/2020
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 9h ngày 27/7, thế giới đã ghi nhận tổng cộng 16.412.794 ca nhiễm COVID-19. Brazil đang là quốc gia có số ca nhiễm và tử vong cao thứ 2 thế giới sau Mỹ.
-
Kinh tế & Xã hội
Cập nhật dịch COVID-19 ngày 25/7: Tổng thống Brazil đã bình phục
22:38' - 25/07/2020
Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro ngày 25/7 thông báo đã có kết quả âm tính với virus SARS-CoV-2, qua đó cho thấy ông đã bình phục sau hơn 2 tuần được chẩn đoán mắc COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Đức hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2025 xuống 0
14:47'
Chính phủ Đức ngày 24/4 đã hạ mạnh triển vọng tăng trưởng kinh tế năm 2025 xuống bằng 0 do các tác động tiêu cực từ cuộc chiến thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế quan tạo "cú hích ảo" cho ngành vận tải Mỹ
13:47'
Ngành vận tải đường bộ Mỹ đang chứng kiến khối lượng vận chuyển hàng hóa kỷ lục, đặc biệt là các mặt hàng như phụ tùng ô tô, thiết bị gia dụng và giày thể thao.
-
Kinh tế Thế giới
WB và IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế châu Á - TBD năm 2025
13:15'
Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đồng loạt hạ dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong năm 2025, trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang,
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói hỗ trợ kinh tế khẩn cấp
12:31'
Chính phủ Nhật Bản đã công bố gói biện pháp kinh tế khẩn cấp nhằm đối phó với tác động tiêu cực từ việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ cho phép đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu
10:58'
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 24/4 đã ký một sắc lệnh hành pháp mới, mở đường cho việc đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc và Mỹ nhất trí soạn thảo thỏa thuận gói thuế quan mới
09:49'
Sau các cuộc đàm phán thương mại, Hàn Quốc và Mỹ đã nhất trí thực hiện các nỗ lực chung để soạn thảo thỏa thuận gói thuế quan mới cùng các vấn đề hợp tác kinh tế và công nghiệp trước đầu tháng 7 tới.
-
Kinh tế Thế giới
(Interactive) Những nhà xuất khẩu nhôm, thép hàng đầu sang Mỹ
09:21'
Mỹ hiện nhập khẩu nhôm chủ yếu từ Canada, Các Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất (UAE) và Trung Quốc; nhập khẩu thép chủ yếu từ Canada, Brazil và Mexico.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu siết chặt quy định an toàn đường bộ và khí thải
08:07'
EC thể hiện quyết tâm trong việc cải thiện chất lượng không khí bằng cách triển khai các phương pháp kiểm tra khí thải tân tiến.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia kỳ vọng kinh tế tăng trưởng 5% bất chấp dự báo của IMF
22:24' - 24/04/2025
Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati tự tin rằng nền kinh tế nước này sẽ tăng trưởng tới 5% trong năm 2025.