Câu chuyện “sức khỏe” nhà thầu và môi trường thể chế
Không chỉ muốn giành lại lợi thế trên sân nhà, các nhà thầu Việt luôn nung nấu khát vọng vươn khơi, thử sức chinh phục thị trường quốc tế.
Những nỗ lực này sẽ thu về trái ngọt nếu mỗi doanh nghiệp xây dựng đều không ngừng hoàn thiện và có chiến lược, mục tiêu cho riêng mình. Dưới đây là những chia sẻ của các nhà thầu Việt xung quanh chủ đề này.
* Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Xây dựng Coteccons Nguyễn Bá Dương: Chính phủ và chủ đầu tư trong nước có tin tưởng và giao việc cho nhà thầu nội?
Là đơn vị thi công tòa nhà 81 tầng cao nhất Việt Nam và giữ vị trí số 10 thế giới, Chủ tịch HĐQT Coteccons Nguyễn Bá Dương chia sẻ, trình độ xây dựng Việt Nam hiện không thua các nước trong khu vực như Lào, Campuchia, thậm chí còn hơn cả Thái lan, Singapore vì các nước này họ chỉ đi thuê chứ không xây trực tiếp…
Dù Việt Nam có khả năng cạnh tranh ngang ngửa đối thủ ngoại nhưng điều mà các doanh nghiệp trăn trở nhất vẫn là liệu Chính phủ và chủ đầu tư trong nước có tin tưởng và giao việc cho nhà thầu nội. Đây cũng là trăn trở chung của nhiều doanh nghiệp xây dựng Việt Nam.
Trước đây, dự án Nhà ga T2 Sân bay Quốc tế Nội Bài, Coteccons đã tham gia và làm được nhưng lại là làm thuê cho nhà thầu Taisei (Nhật Bản) ngay trên sân nhà – ông Dương dẫn chứng.
Và câu chuyện xây tòa nhà 81 tầng của Coteccons là điển hình của sự thử thách lòng tin. Bởi khi các dự án chào thầu thường đòi hỏi doanh nghiệp phải từng làm một dự án tương tự. Tuy nhiên, thực tế không có công trình để làm.
Thế nhưng, may mắn chủ đầu tư vẫn mạnh dạn tin và chọn Coteccons tham gia dự án và công trình này đã thành công.
Thêm một câu chuyện được đặt ra là sự cạnh tranh ngay từ giữa các nhà thầu với nhau. Có những nhà thầu dù rất uy tín nhưng lại khó khi tham gia các dự án sử dụng ngân sách Nhà nước.
Lý giải về vấn đề này, ông Dương nhận xét, nguồn vốn tư nhân họ đánh giá rất chính xác. Họ chọn các nhà thầu tham gia là chọn được đội ngũ cân bằng.
Còn nguồn vốn ngân sách nhà nước thì có nhiều tiêu chí. Có thể có những tiêu chí chưa sát nên nhà thầu lớn không tham gia được.
Hoặc cũng có thể nhà thầu lớn khó tham gia vì ngại các quy định rằng buộc sau này như bị hồi tố, thanh toán, kiểm tra lại…
Sân chơi và chính sách đã bình đẳng nhưng nguồn vốn nhà nước thì có nhiều tiêu chí khó. Các cơ quan nhà nước cần nhìn nhận đúng về năng lực của nhà thầu Việt Nam.
Nhà thầu Việt có thể đảm nhận được các dự án lớn, doanh nghiệp nước ngoài vẫn cùng tham gia nhưng không nhất thiết phải là nhà thầu chính. Nếu cứ tồn tại tư duy này thì doanh nghiệp Việt mãi mãi vẫn chỉ là nhà thầu phụ - ông Dương phân tích.
* Chủ tịch Tập đoàn Xây dựng Delta Trần Nhật Thành: Nên tính đến cơ hội hợp tác ở thị trường nước thứ 3
Theo quan điểm của Chủ tịch Tập đoàn Xây dựng Delta Trần Nhật Thành, cần tạo ra cơ chế để các nhà thầu Việt tham gia vào thị trường một cách toàn diện và bảo vệ được quyền lợi của nhà thầu nội.
Điều này không khó lắm với công trình sử dụng nguồn vốn tư nhân mà câu chuyện nhà thầu nội được lựa chọn thi công tòa nhà cao 81 tầng phía trên là một ví dụ điển hình. Điều này chứng tỏ, chủ đầu tư nhìn ra được tiềm năng của doanh nghiệp và có sự học hỏi, trợ giúp.
Trên thực tế, nếu cứ đòi hỏi như các công trình sử dụng vốn ngân sách thì rất khó có cửa cho nhà thầu nội nhất là với quy định trước đây đã phải từng làm công trình tương tự thì mới được tham gia.
Điều này đang là bất hợp lý, gây khó cho doanh nghiệp. Tương tự, khi chọn thầu cứ áp năng lực tài chính để đánh giá thì nhà thầu Việt cũng không thể so được với nguồn vốn của doanh nghiệp ngoại.
Ngay như các doanh nghiệp ngoại sang Việt Nam họ cũng chỉ đưa lực lượng đầu ngành còn đội ngũ chính vẫn tuyển và dùng của Việt Nam.
Vậy, nên chăng cần có quy định về việc liên doanh kèm theo các tiêu chí để bảo vệ nhà thầu trong nước – ông Thành đề xuất.
Hiện nay, theo ông Thành, cơ hội hợp tác ở thị trường nước thứ 3 cũng cần được tính đến. Đơn cử như thị trường Trung Đông đang cần lực lượng xây dựng lớn. Tuy nhiên, các nhà thầu Việt Nam vẫn còn đơn thương độc mã do hạn chế về năng lực tài chính, quản lý…
Do đó, theo xu thế hợp tác, doanh nghiệp Việt có thể bắt tay với các nhà thầu lớn trong khu vực như Nhật bản, Hàn Quốc là những nơi giàu tiềm năng và kinh nghiệm về xuất khẩu xây dựng để việc vươn khơi thuận lợi hơn.
* Ông Lê Viết Hải - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình: Xuất khẩu dịch vụ xây dựng là một bước đi tất yếu
Không chỉ là cơ hội để phát triển kinh tế mà xuất khẩu dịch vụ xây dựng sẽ là một bước đi tất yếu cho yêu cầu phát triển bền vững - ông Lê Viết Hải - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình khẳng định và đưa ra 4 lý do.
Theo ông Hải, việc cọ xát với thị trường nước ngoài là phương cách rất hữu hiệu nhằm nâng cao trình độ, năng lực cạnh tranh của ngành xây dựng Việt Nam, đảm bảo luôn theo kịp trình độ thế giới và đây cũng là cách tốt nhất để lâu dài chúng ta bảo vệ được thị trường nội địa.
Phát triển xuất khẩu dịch vụ xây dựng Việt Nam ra thị trường nước ngoài còn bảo đảm cung cấp việc làm ổn định hơn cho lực lượng lao động trong ngành xây dựng hiện chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn nhân lực của quốc gia khi có sự biến động của thị trường trong nước.
Khi Việt Nam đã trở thành một quốc gia phát triển, nguồn nhân lực trong ngành xây dựng rất dồi dào này nếu chỉ phục vụ cho thị trường trong nước sẽ khó tránh khỏi rơi vào tình trạng dư thừa. Thị trường xây dựng nước ngoài với quy mô cực lớn sẽ là phương án tối ưu giải quyết vấn đề này.
Sự phát triển của ngành xây dựng ra thị trường quốc tế sẽ giúp cho nhiều ngành có liên quan khác trong chuỗi cung ứng cùng phát triển ổn định và bền vững; trong đó chuỗi cung ứng theo hàng ngang bao gồm: tài chính, ngân hàng, vận chuyển, bảo hiểm…; chuỗi cung ứng theo hàng dọc như: dịch vụ tư vấn thiết kế, quản lý dự án, sản xuất vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị thi công, sản xuất trang thiết bị nội thất, cơ khí xây dựng, dịch vụ thầu phụ chuyên ngành…
Tính cạnh tranh của nhà thầu Việt Nam còn ở yếu tố nhân công, vật liệu xây dựng, dịch vụ tư vấn thiết kế, giám sát thi công, quản lý dự án và nhiều dịch vụ liên quan khác.
Trong số đó, không thể bỏ qua một lợi thế quan trọng khác nữa là số lượng kỹ sư và chuyên gia ngành xây dựng Việt Nam cao gấp 3 lần mức bình quân thế giới bởi xây dựng là một ngành không được giới trẻ ở các nước phát triển ưa chuộng.
Hiện Việt Nam bình quân có 9.000 kỹ sư, chuyên gia xây dựng/1 triệu dân; trong khi còn số này của thế giới là 3.000 người.
Những năm gần đây, ngành xây dựng Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc cả về trình độ quản lý lẫn công nghệ kỹ thuật thi công và đã thành công trong việc thay thế nhà thầu ngoại trong vai trò tổng thầu ở nhiều dự án lớn có yêu cầu kỹ - mỹ thuật cao tại thị trường trong nước.
Nhờ vậy, những công ty dẫn đầu nhanh chóng trưởng thành và nay đã sẵn sàng cho việc xuất khẩu dịch vụ xây dựng tổng hợp ra thị trường nước ngoài, một thị trường có quy mô lên đến hàng chục nghìn tỷ USD, gấp vài trăm lần thị trường trong nước.
Từ đó, ngành xây dựng có khả năng tăng trưởng vượt bậc, đem về cho quốc gia một nguồn thu ngoại tệ đáng kể./.
- Từ khóa :
- nhà thầu việt
- năng lực nhà thầu việt
- nhà thầu
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Vinaconex muốn vào Top nhà thầu xây dựng hàng đầu Việt Nam
18:15' - 26/03/2019
Chiều 26/3, tại Hà Nội, Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) đã ký thỏa thuận hợp tác với Viện Khoa học công nghệ Xây dựng - Bộ Xây dựng (IBST).
-
Chuyển động DN
VACC sẽ xét chọn Danh hiệu Nhà thầu xây dựng uy tín Việt Nam
20:05' - 22/03/2019
Trao đổi với báo chí chiều 22/3, đại diện Hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC) chia sẻ về việc lần đầu tiên giới thiệu Chương trình xét danh hiệu Nhà thầu xây dựng uy tín Việt Nam.
-
Kinh tế & Xã hội
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể: Lựa chọn tư vấn, nhà thầu phải nghiêm từ đầu
20:10' - 23/01/2019
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể yêu cầu việc đấu thấu xây dựng, lựa chọn tư vấn, nhà thầu phải được thực hiện nghiêm ngặt ngay từ đầu.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Truyền thông Mỹ nhận định Việt Nam có cơ hội kinh doanh lớn trong thời gian tới
18:37' - 21/11/2024
Theo trang forbes.com (Mỹ), nhiều thập kỷ qua, Việt Nam đã mở cửa cho các tập đoàn lớn. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ có cơ hội kinh doanh lớn hơn nữa dưới thời chính quyền Trump 2.0.
-
Ý kiến và Bình luận
Morgan Stanley: Chính sách thuế của Donald Trump sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ
06:00' - 21/11/2024
Ông Seth Carpenter, nhà kinh tế trưởng của ngân hàng Morgan Stanley, cho rằng các mức thuế mà Tổng thống đắc cử Donald Trump đề xuất sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ vào năm 2026.
-
Ý kiến và Bình luận
Công nghệ AI dự báo sẽ tạo ra 680 tỷ USD cho ngành viễn thông
18:18' - 20/11/2024
Trong 15-20 năm tới, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) ước tính sẽ mang lại tới 680 tỷ USD cho ngành viễn thông.
-
Ý kiến và Bình luận
UNICEF cảnh báo 3 yếu tố đe dọa sức khỏe trẻ em
08:23' - 20/11/2024
Sự biến động về nhân khẩu học, biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng và quá trình chuyển đổi công nghệ nhanh chóng có nguy cơ dẫn đến tương lai ảm đạm cho thanh thiếu niên vào giữa thế kỷ 21.
-
Ý kiến và Bình luận
Ukraine thông qua ngân sách 2025 với khoản chi kỷ lục cho quốc phòng
08:14' - 20/11/2024
Quốc hội Ukraine đã thông qua toàn bộ luật về ngân sách quốc gia năm 2025, trong đó chi ngân sách năm tới được quy định ở mức kỷ lục 3.940 tỷ hryvnia (hơn 95 tỷ USD).
-
Ý kiến và Bình luận
Australia: Dự luật giới hạn số lượng sinh viên quốc tế có nguy cơ thất bại
08:41' - 19/11/2024
Liên minh hai đảng Tự do và Quốc gia (Liên đảng) cùng đảng Xanh của Australia ngày 18/11 đã lên tiếng phản đối dự luật giới hạn số lượng sinh viên quốc tế.
-
Ý kiến và Bình luận
Mô hình nào cho phát triển kinh tế cửa khẩu?
20:41' - 18/11/2024
Thời gian tới cần định dạng lại mô hình khu kinh tế cửa khẩu thành mô hình khu kinh tế phát triển toàn diện đa chức năng.
-
Ý kiến và Bình luận
Albemarle: Phương Tây khó từ bỏ nguồn cung từ Trung Quốc
12:22' - 18/11/2024
Albemarle, nhà sản xuất lithium lớn nhất thế giới nhận định việc phương Tây xây dựng chuỗi cung ứng lithium riêng tại Bắc Mỹ và châu Âu để giảm lệ thuộc vào Trung Quốc là không khả thi về mặt kinh tế.
-
Ý kiến và Bình luận
APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO
08:33' - 18/11/2024
Các nhà lãnh đạo APEC đã thông qua “Tuyên bố Ichma về Diện mạo mới của Khu vực thương mại tự do” trong chương trình nghị sự châu Á-Thái Bình Dương.