Câu chuyện về đồng yen xuống giá tại Nhật Bản
Ở các nước phát triển, các ngân hàng trung ương đang phải đối mặt với lạm phát cao. Tuy nhiên tình hình tại Nhật Bản lại là một ngoại lệ lớn. Ngân hàng trung ương nước này chưa thể đẩy lạm phát tiến tới mức mục tiêu 2%, vì vậy đồng yen tiếp tục giảm giá.
Thế giới tài chính nín thở vào cuối năm 2022 với câu hỏi liệu Nhật Bản cuối cùng có nới lỏng lãi suất? Tại Nhật Bản, BoJ trong nhiều năm đã giữ lãi suất chính sách ngắn hạn và lợi suất trái phiếu 10 năm quanh mức 0, với mục đích phần nào kích thích lạm phát.
Lãi suất cực thấp khuyến khích người tiêu dùng và doanh nghiệp vay tiền để mua sắm và đầu tư lớn. Ý tưởng là điều này sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế, giá cả sẽ tăng và lạm phát sẽ tiến gần hơn đến mức 2% mà BoJ mong muốn.
*Lý thuyết và thực tế hoàn toàn khác biệt
Ít nhất đó là lý thuyết. Diễn biến thực tế lại hoàn toàn khác biệt. Vào tháng 4/2023, lạm phát của Nhật Bản đã đạt 4,1%, mức cao nhất trong hơn 40 năm. Tuy nhiên, điều này là do sự tác động của giá năng lượng tăng cao và các vấn đề về chuỗi cung ứng trong những năm gần đây hơn là do các chính sách của BoJ.Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy kỳ vọng lạm phát của các hộ gia đình vẫn ở mức rất thấp và các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang gặp khó khăn trong việc thực hiện mức tăng lương được quy định trong các thỏa thuận tập thể của các công ty lớn. Những yếu tố này chỉ ra rằng sự gia tăng lạm phát về cơ bản là một hiện tượng tạm thời, chứ không phải là sự tăng tốc cơ cấu mà BoJ muốn thấy xảy ra.
*Tác dụng phụ không mong muốn Hơn nữa, chính sách của BoJ cũng có những tác dụng phụ không mong muốn. Các nhà đầu tư quốc tế háo hức vay tiền với lãi suất cực thấp ở Nhật Bản hơn nhiều so với các hộ gia đình và doanh nghiệp trong nước.Những nhà đầu tư này đang vay hàng tỷ euro mỗi tháng với lãi suất rất thấp ở Nhật Bản, để đầu tư những tài sản này vào những nơi khác trên thế giới với lợi nhuận cao hơn. Dòng tiền này đã làm tăng giá trị của tất cả các loại tài sản như chứng khoán Mỹ, bất động sản châu Âu và hàng hóa Mỹ Latinh.
Khi lãi suất bắt đầu tăng ở Nhật Bản, hình thức vay vốn đầu tư này sẽ trở nên kém hấp dẫn hơn nhiều. Do đó, việc BoJ tăng lãi suất sẽ có tác động đến thị trường tài chính.
*Một kết thúc nửa vời Theo giới phân tích, chỉ khi lạm phát duy trì ở mức 2% trở lên trong một thời gian dài và các công ty thực sự tăng lương thì việc tăng các mục tiêu lãi suất ngắn hạn và dài hạn mới trở thành vấn đề thời sự.Cho đến lúc đó, vẫn còn nhiều việc phải làm. Ngay cả dưới thời Thống đốc Kazuo Ueda, người nhậm chức vào đầu tháng 4/2023, lãi suất cơ bản ở Nhật Bản vẫn không thay đổi, trong khi chúng đang tăng mạnh ở phần còn lại của thế giới phát triển. Đây là tin tốt cho các nhà đầu tư cổ phiếu và cho những người muốn đi nghỉ ở Nhật Bản.
Đồng tiền Nhật Bản đã mất giá hơn 20% so với đồng euro kể từ đầu tháng 5/2020. Chừng nào chênh lệch lãi suất còn tiếp tục gia tăng thì không gì có thể ngăn cản đồng yen tiếp tục giảm giá./.
- Từ khóa :
- nhật bản
- đồng yen
- giá đồng yen
- lạm phát
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Lạm phát của Pháp thấp nhất trong vòng một năm
07:00' - 03/06/2023
Lạm phát của Pháp trong tháng 5/2023 đã hạ nhiệt xuống mức thấp nhất trong vòng một năm do giá năng lượng và lương thực tăng vừa phải, theo dữ liệu chính thức vừa công bố.
-
Tài chính & Ngân hàng
Doanh nghiệp Argentina được dùng đồng NDT trong trao đổi thương mại quốc tế
11:14' - 01/06/2023
Các doanh nghiệp xuất khẩu của Argentina có thể sử dụng đồng Nhân dân tệ (NDT) trong hệ thống trao đổi thương mại quốc tế mà không cần thông qua trung gian đồng USD kể từ ngày 2/6.
-
Tài chính & Ngân hàng
ECB: Lãi suất cao là phép thử khả năng chống chịu của các công ty và hộ gia đình
21:11' - 31/05/2023
ECB nhận định lãi suất cao để chống lạm phát “là phép thử khả năng chống chịu” của các hộ gia đình và công ty trong Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Tỷ giá và tăng trưởng yếu khiến Hàn Quốc chậm cán mốc GDP 40.000 USD/người
10:47'
IMF dự báo Hàn Quốc sẽ đạt được mục tiêu GDP bình quân 40.000 USD vào năm 2027 nhưng trong triển vọng được sửa đổi công bố mới đây, IMF đã đẩy lùi thời gian mục tiêu này thêm 2 năm xuống năm 2029.
-
Tài chính & Ngân hàng
Czech có nguy cơ mất hàng tỷ USD do chính sách thuế quan của Mỹ
09:08' - 28/04/2025
Chuyên gia Marek ước tính cuộc chiến thương mại có thể gây thiệt hại khoảng 60 tỷ CZK (hơn 2,7 tỷ USD) cho kinh tế Czech trong năm 2025.
-
Tài chính & Ngân hàng
ECB dự kiến sẽ giảm lãi suất tại cuộc họp tháng 6/2025
14:22' - 27/04/2025
ECB dự kiến sẽ giảm lãi suất tại cuộc họp tháng 6/2025
-
Tài chính & Ngân hàng
Ba "ông lớn" ngân hàng số Hàn Quốc tăng tốc mở rộng toàn cầu
07:40' - 27/04/2025
Hiện nay, các ngân hàng chỉ hoạt động trên Internet của Hàn Quốc đang chuyển hướng tập trung vượt ra ngoài sự tăng trưởng trong nước, hướng đến thị trường toàn cầu.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tuần tăng giá đầu tiên của đồng USD kể từ giữa tháng 3/2025
15:05' - 26/04/2025
Trong phiên giao dịch cuối tuần (ngày 25/4), đồng USD tăng khoảng 0,07% so với rổ tiền tệ chủ chốt, hướng tới mức tăng nhẹ trong tuần – đà tăng lần đầu tiên sau hơn một tháng đi xuống.
-
Tài chính & Ngân hàng
BoK có thể cắt giảm 1 điểm % lãi suất để hỗ trợ tiêu dùng nội địa
08:22' - 26/04/2025
Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) dự kiến đến cuối năm 2025 sẽ hạ lãi suất cơ bản xuống mức 1,75%, tức giảm 1 điểm phần trăm từ mức 2,75% hiện nay.
-
Tài chính & Ngân hàng
Động thái “gỡ rào” lĩnh vực tiền điện tử cho các ngân hàng Mỹ
12:17' - 25/04/2025
Các cơ quan quản lý ngân hàng Mỹ ngày 24/5 thông báo thu hồi một số văn bản hướng dẫn trước đây, trong đó yêu cầu các ngân hàng phải thận trọng khi tham gia các hoạt động liên quan đến tiền điện tử.
-
Tài chính & Ngân hàng
IMF: Châu Á còn dư địa nới lỏng tiền tệ ứng phó thuế quan Mỹ
07:28' - 25/04/2025
Trong báo cáo triển vọng kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương mới được công bố, IMF dự báo tăng trưởng kinh tế của khu vực sẽ chậm lại, xuống còn khoảng 3,9% vào năm 2025 và 4% vào năm 2026.
-
Tài chính & Ngân hàng
Những dấu hiệu khiến ECB có thể tiếp tục phải hạ lãi suất
22:25' - 24/04/2025
Thành viên Hội đồng quản trị của Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), ông Olli Rehn nhận định ngân hàng có thể cần phải hạ lãi suất hơn nữa.