Châu Á sẽ đóng vai trò chính trong nền kinh tế toàn cầu
Báo Jakarta Globe đăng bài phân tích của Justin B. Smith – CEO của tập đoàn truyền thông Bloomberg Media Group, với nhận định nền kinh tế toàn cầu đang ở một bước ngoặt lịch sử. Các quốc gia đông dân nhất thế giới, như Trung Quốc và Ấn Độ hiện đang có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới. Những thị trường tăng trưởng mới này là động lực cho các xu hướng lớn nhất trong công nghệ, thương mại và tài chính.
Ba doanh nghiệp có thương vụ chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) lớn nhất thế giới hiện nay đều là của Trung Quốc: Công ty bán lẻ trực tuyến Alibaba, Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc, Ngân hàng ICBC. Các nền kinh tế mới nổi trong năm 2017 tăng trưởng 4,7%, gấp đôi tốc độ tăng trưởng 2,3% của các nền kinh tế phát triển.Đến năm 2050, theo công ty kiểm toán PwC, nền kinh tế Trung Quốc sẽ có trị giá 58.000 tỷ USD, còn Ấn Độ sẽ là nền kinh tế trị giá 44.000 tỷ USD và còn con số này của Mỹ là 34.000 tỷ USD. 10 quốc gia thành viên của ASEAN với lực lượng lao động lớn thứ 3 trên thế giới được dự báo sẽ là nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới.Sự thay đổi trật tự kinh tế đi kèm với một loạt thách thức. Khoảng cách giàu nghèo nới rộng và tốc độ tăng lương chậm chạp khiến người ta nghi ngờ về vai trò của toàn cầu hóa. Biến đổi khí hậu đe dọa đến sự thịnh vượng của hàng triệu người. Các công nghệ mới cung cấp khả năng dường như vô hạn, nhưng kéo theo đó cũng là tâm lý lo ngại về việc máy móc sẽ thay thế con người.Các tổ chức chính trị, xã hội và các nhà lãnh đạo phương Tây đã không theo kịp ảnh hưởng ngày càng tăng của các nền kinh tế mới nổi, bản chất thay đổi của kinh doanh toàn cầu cũng như trật tự xã hội. Cuộc đối thoại về thương mại và đầu tư toàn cầu từ lâu đã được thúc đẩy bởi các cường quốc phát triển; nhưng những người chơi chủ chốt mới nổi đang ngày càng gia tăng quyền lực. Các giải pháp hiệu quả sẽ chỉ xuất hiện từ một cuộc thảo luận mang lại tiếng nói cho các cường quốc kinh tế mới.Theo tác giả bài viết, lãnh đạo các doanh nghiệp và chính phủ cần thúc đẩy một cuộc thảo luận cởi mở và thẳng thắn về những thay đổi sâu sắc trong nền kinh tế toàn cầu, những rủi ro cũng như cơ hội được tạo ra trong một thế giới đang chuyển đổi. Cần có một tổ chức được thiết kế cho một kỷ nguyên mới - một nền tảng mới để đưa các nhà lãnh đạo thế giới và doanh nghiệp cùng nhau tìm ra biện pháp giải quyết các thách thức toàn cầu lớn nhất.Bloomberg và Trung tâm giao lưu kinh tế quốc tế Trung Quốc (CCIEE) có kế hoạch cung cấp nền tảng đó khi đồng tổ chức Diễn đàn kinh tế mới (NEF) tại Bắc Kinh tới đây (từ ngày 6-8/11). Dự kiến, diễn đàn này sẽ tạo ra một nền tảng trung lập, mang lại cơ hội đối thoại toàn cầu mạnh mẽ.Khi các chính phủ trên khắp thế giới đấu tranh tìm giải pháp cho các vấn đề lớn, các nhà lãnh đạo khu vực tư nhân và giới chức nhà nước sẽ cùng nhau đưa ra các giải pháp hữu hiệu về cách quản lý các thể chế toàn cầu, giảm bất bình đẳng, chống biến đổi khí hậu và tìm ra những giải pháp đối phó với những thách thức ngày càng phức tạp hơn.Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp ngày nay có thể đóng vai trò rất lớn trong việc giải quyết những thách thức của thế giới, minh chứng cho vai trò của khu vực tư nhân trong tài chính Xanh và phát triển bền vững. Đây cũng là lý do nhà sáng lập của NEF là các nhà lãnh đạo kinh doanh từ 11 doanh nghiệp lớn nhất thế giới, bao gồm tập đoàn công nghiệp 3M (Mỹ), công ty dầu khí quốc gia Abu Dhabi, tập đoàn Dangote Group (Nigeria), tập đoàn dầu khí đa quốc gia ExxonMobil; tập đoàn dịch vụ vận tải Fedex, ngân hàng HSBC, nhà sản xuất ô tô Hyundai Motor, công ty công nghệ và thanh toán Mastercard, tập đoàn phần mềm Microsoft; Quỹ đầu tư công của Saudi Arabia và tập đoàn SoftBank (Nhật Bản). Các nhà lãnh đạo này hiểu tầm quan trọng của mối liên kết kinh tế giữa các quốc gia ở châu Á, châu Phi và Nam Mỹ, những lợi ích và thách thức chung, cũng như vai trò của quan hệ đối tác khu vực công-tư trong sự thay đổi của nền kinh tế.Hội đồng cố vấn cho NEF bao gồm: Tiến sĩ Henry Kissinger - nguyên Cố vấn an ninh quốc gia và Ngoại trưởng Mỹ - làm chủ tịch danh dự, cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Henry Paulson và Chủ tịch CCIEE Zeng Peiyan làm đồng chủ tịch, đồng thời có sự tham gia của tỷ phú - nhà sáng lập Microsoft Bill Gates cùng các cựu quan chức cấp cao như nguyên Cố vấn An ninh Quốc gia của Chính phủ George W. Bush - bà Condoleezza Rice, nguyên Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Janet Yellen, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) Zhou Xiaochuan (Chu Tiểu Xuyên), nguyên Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon, nguyên Cố vấn kinh tế của chính quyền Tổng thống Donald Trump - Gary Cohn, nguyên Thống đốc Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ Raghuram Rajan và nguyên Thủ tướng Autralia Kevin Rudd.Bloomberg là một công ty dữ liệu về công nghệ và thị trường tài chính toàn cầu. Với việc tổ chức NEF, Bloomberg cung cấp các giải pháp dựa trên cơ sở dữ liệu thực tế. Bên cạnh đó, Trung Quốc được lựa chọn để tổ chức diễn đàn bởi đây là nơi mà nhiều vấn đề trọng tâm của thời đại đang hội tụ. Các cuộc thảo luận về tương lai của trật tự toàn cầu không thể thiếu vai trò của Trung Quốc.“Người khổng lồ” công nghệ Alibaba và Tencent đã đưa Trung Quốc lên dẫn đầu thế giới về thanh toán thương mại điện tử và xu hướng không dùng tiền mặt. Các mô hình sáng tạo của họ đang thay đổi cách người tiêu dùng và doanh nghiệp tương tác và thúc đẩy sự thay đổi hướng tới một nền kinh tế mới.Các khoản đầu tư lớn vào các công nghệ tương lai sẽ giúp tăng khả năng cạnh tranh của Trung Quốc trong mọi lĩnh vực, từ công nghệ mạng di dộng 5G đến các loại xe thế hệ kế tiếp, trí tuệ nhân tạo (AI) và siêu máy tính. Tài trợ cho các công ty khởi nghiệp AI tăng gấp 10 lần trong năm 2017 và các chuyên gia cho rằng Trung Quốc sẽ là người chiếm thế chủ động về AI của thế giới vào năm 2030.Châu Á, châu Phi, Trung Đông và Mỹ Latinh đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết biến đổi khí hậu, quản lý tác động của công nghệ và AI đối với việc làm, cũng như thúc đẩy thương mại toàn cầu và quản lý rủi ro an ninh mạng. Những thách thức lớn này đòi hỏi sự hiểu biết, hợp tác và tin tưởng giữa các nhà hoạch định chính sách và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia nắm bắt cơ hội từ chiến tranh thương mại Mỹ-Trung
19:02' - 05/08/2018
Bộ Thương mại Indonesia đang tranh thủ cơ hội từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung Quốc nhằm thúc đẩy xuất khẩu, trao đổi ngoại tệ và thay thế các sản phẩm nhập khẩu bằng các sản phẩm trong nước.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản và Mỹ sẽ đàm phán về thương mại vào tuần tới tại Washington
07:35' - 04/08/2018
Các kỹ năng đàm phán thương mại của Nhật Bản sẽ được thử thách trong cuộc đàm phán cao cấp giữa hai bên vào tuần sau tại Washington, Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc đạt thặng dư thương mại 78 tháng liên tiếp
11:12' - 01/08/2018
Kim ngạch xuất khẩu trong tháng 7 của Hàn Quốc đạt 51,88 tỷ USD, mức cao thứ hai trong lịch sử sau mức 55,12 tỷ USD vào tháng 9/2017.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế châu Á “được và mất” giữa cuộc chiến thương mại (Phần 1)
05:30' - 26/07/2018
Theo các nhà phân tích, những hành động “ăn miếng, trả miếng” của hai “đầu tàu” kinh tế thế giới Mỹ-Trung tác động đáng kể đến những nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào ngoại thương với hai nước này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Các ngân hàng lớn tăng dự báo suy thoái của nền kinh tế đầu tàu thế giới
21:20' - 07/04/2025
Ngân hàng Goldman Sachs đã tăng dự báo suy thoái của Mỹ từ 35% lên 45%.
-
Kinh tế Thế giới
Anh nới lỏng các quy định về xe điện trước tác động từ thuế quan của Mỹ
18:11' - 07/04/2025
Động thái này được đưa ra sau khi chính phủ thực hiện cuộc tham vấn kéo dài hai tháng với ngành ô tô về mục tiêu xe không phát thải của nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Đức: Thủ tướng tương lai kêu gọi phản ứng nhanh chóng trước thuế quan của Mỹ
18:08' - 07/04/2025
Là một quốc gia xuất khẩu lớn, Đức đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi thuế quan, báo hiệu thêm rắc rối cho nền kinh tế Đức vốn đã trì trệ.
-
Kinh tế Thế giới
"Bóng ma" suy thoái rình rập: Mỹ có “gánh” nổi hệ quả chính sách?
13:51' - 07/04/2025
Trong tuần qua, giá trị cổ phiếu chu kỳ toàn cầu kém hơn cổ phiếu phòng thủ toàn cầu khoảng 8 điểm phần trăm - khoảng cách lớn nhất kể từ khi bắt đầu lệnh phong tỏa do đại dịch COVID-19 vào năm 2020.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Thủ tướng Nhật Bản sẵn sàng sang Mỹ đàm phán
13:49' - 07/04/2025
Thủ tướng Ishiba mô tả việc Tổng thống Trump áp thuế đối với ô tô nhập khẩu, ngành công nghiệp trọng yếu của Nhật Bản, là điều “rất đáng thất vọng”.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Thủ tướng Malaysia kêu gọi thiết lập thỏa thuận chung cho ASEAN
13:46' - 07/04/2025
Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho rằng các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cần cùng nhau thiết lập một thỏa thuận chung để đối phó với chính sách thuế quan mới của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Anh công bố gói hỗ trợ ngành ô tô
12:22' - 07/04/2025
Ngày 6/4, Chính phủ Anh đã công bố gói hỗ trợ toàn diện cho ngành ô tô của nước này trước áp lực ngày càng tăng từ các mức thuế cao của Mỹ và xu hướng chuyển dịch toàn cầu sang xe điện (EV).
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Hơn 50 quốc gia liên hệ với Nhà Trắng để đàm phán
06:00' - 07/04/2025
Ngày 6/4, trả lời phỏng vấn trên chương trình "This Week" của ABC News, Giám đốc Hội đồng Kinh tế quốc gia Mỹ Kevin Hassett cho biết hơn 50 quốc gia đã liên hệ với Nhà Trắng để đàm phán thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia và Indonesia không áp thuế trả đũa Mỹ
21:59' - 06/04/2025
Malaysia và Indonesia khẳng định sẽ không trả đũa quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt thuế quan thương mại.