Châu Âu đau đầu về vấn đề di cư bất hợp pháp
Tập hợp những người di cư tại các trung tâm tiếp nhận bên ngoài Liên minh châu Âu (EU) là một trong các giải pháp do một số quốc gia đang gánh chịu khủng hoảng di cư đề xuất.
Áo đang nghiên cứu tính khả thi của đề xuất này, đặc biệt là việc lập các trung tâm tiếp nhận ở Albania. Thủ tướng Áo nhấn mạnh: "Cần có một trục hợp tác giữa những người tình nguyện trong cuộc chiến chống lại vấn đề nhập cư bất hợp pháp này".
Nhà lãnh đạo Áo cũng cho biết nước này đang làm việc với một số quốc gia EU về việc thành lập các trung tâm tiếp nhận người di cư ở bên ngoài EU nhằm “cung cấp nơi ở và bảo vệ người di cư, tuy nhiên không phải mang đến cho họ một cuộc sống tốt đẹp hơn". Đồng thời Thủ tướng Áo cũng cho biết: "Các nỗ lực đang được tiến hành".Thủ tướng Kurz, người theo chủ nghĩa bảo thủ và đang lãnh đạo Chính phủ cùng đại diện Đảng cực hữu, đã không nêu rõ các trung tâm tiếp nhận này sẽ dành cho những người di cư nào. Tuy nhiên, tuần trước, Thủ tướng Đan Mạch Lars Lokke Rasmusen đã thảo luận với một số quốc gia, trong đó có Áo, về việc thành lập các "trung tâm tiếp nhận chung" dành cho người di cư không thể yêu cầu tị nạn tại EU hoặc đã bị từ chối không được tị nạn tại các quốc gia EU.Phát biểu với báo chí, Thủ tướng Áo cho biết: "Việc thành lập các trung tâm tiếp nhận người di cư bên ngoài EU là một dự án mà Áo đang tiến hành cùng một vài quốc gia, với cách thức không được công bố rộng rãi ... để tăng tính khả thi của dự án". Trong số các quốc gia có khả năng chấp thuận các trung tâm tiếp nhận này, báo chí Áo đã đề cập đến Albania trong những ngày gần đây. Khi được hỏi về thông tin nêu trên, Thủ tướng Áo chỉ nói: "Chúng ta sẽ biết cụ thể trong thời gian tới".Liên minh cánh hữu/cực hữu nắm quyền tại Áo kể từ cuối năm 2017 đã coi chính sách nhập cư hạn chế là một trong các ưu tiên hàng đầu.Chính phủ vừa muốn làm cho Áo kém hấp dẫn đối với những người xin tị nạn, vừa gia tăng việc trục xuất những người bị bác đơn xin tị nạn.Nhìn chung, các nước EU vẫn bế tắc trong việc cải cách hệ thống tị nạn của liên minh đang bị sa lầy từ hai năm nay. Không khí chính trị vốn đã nặng nề lại càng trở nên căng thẳng hơn khi một Chính phủ dân túy lên nắm quyền tại Italy.Trong chuyến thăm một trại tị nạn ở Sicily, Bộ trưởng Nội vụ Italy Matteo Salvini tuyên bố: "Chúng tôi từ chối các quy tắc Dublin". Theo các quy tắc này, quốc gia mà người tị nạn nhập cảnh đầu tiên có trách nhiệm tiếp nhận người di cư và người xin tị nạn. Không chỉ Salvini mà cả người tiền nhiệm của ông cũng đã lập luận rằng Italy và Hy Lạp là 2 quốc gia đầu tuyến di cư chính bị choáng ngợp bởi quy tắc Dublin. Ông Salvini đã cam kết Italy sẽ không còn là "trại tị nạn của châu Âu" nữa và tuyên bố sẽ có nhiều trục xuất với những người di cư bất hợp pháp. Italy từ chối các quy định tị nạn cũ trong khi Đức muốn giữ lại. Theo Chính phủ Đức, trong số gần 200.000 đơn xin tị nạn nộp vào Đức năm 2017, có hơn 64.000 trường hợp đã từng đăng ký xin tị nạn ở một nước EU khác.Đối với những người này, chính quyền Đức đã đưa ra các thông báo và đề nghị các nước EU có thẩm quyền đưa họ trở lại. Tuy nhiên, trên thực tế, chỉ có 7.100 người tị nạn bị trục xuất khỏi Đức và có đến 8.700 người xin tị nạn từ các nước EU khác đã được chuyển sang Đức trong cùng thời điểm đó. Một điều rõ ràng là cơ quan giải quyết tị nạn của Đức thực sự có vấn đề với cái gọi là Quy tắc Dublin.
Quy tắc Dublin gần như không hoạt động bởi lý do các nước thành viên EU từ chối chấp nhận người tị nạn hoặc chỉ tiếp nhận rất ít. Điển hình như có 2.300 đơn xin tị nạn trong năm 2017 nhưng Hy Lạp vẫn chưa tiếp nhận bất cứ trường hợp nào; hệ thống tị nạn của Hungary cũng ngăn cản việc Đức gửi người tị nạn; cam kết tuân thủ luật tị nạn của EU bị Budapest từ chối. Tuy nhiên, ngay cả khi các quốc gia EU khác đồng ý tiếp nhận, không trục xuất người tị nạn thì sau đó những người này cũng biến mất. Bộ trưởng Nội vụ Đức Horst Seehofer cho rằng đối với Chính phủ Liên bang, quy tắc Dublin - tức là quyền tài phán của quốc gia nhập cảnh đầu tiên - phải có hiệu lực trong ít nhất 10 năm. Tuy nhiên, theo ông Seehofer, trong những điều kiện nhất định, người xin tị nạn từ Italy hoặc Hy Lạp có thể được phân phối trong số các nước EU khác theo hệ thống hạn ngạch. Ngày càng có nhiều quốc gia đang phản đối vấn đề cốt lõi của chính sách tị nạn là sự phân bổ người tị nạn, trong đó có các quốc gia như Ba Lan, Hungary, Slovakia và Czech. Các quốc gia này đang làm nhiều việc hơn nữa để tiếp tục niêm phong biên giới ngoài EU và ngăn chặn sự xâm nhập của người tị nạn hoặc người di cư. Các quy tắc Dublin được xây dựng nhằm ngăn chặn dòng người tị nạn chuyển từ nước này sang nước khác của EU. Chính phủ Đức đã nhiều lần nhấn mạnh rằng, về cơ bản họ có thể xem xét việc từ chối tị nạn tại biên giới Đức. Luật sư quốc tế cũng thấy rằng các quy tắc Dublin rất phức tạp, nhưng các nước EU không thể đồng ý về một hệ thống mới./.TTXVN
Tin liên quan
-
Đời sống
Vấn đề người di cư: EU tổ chức hội nghị thượng đỉnh hẹp về chính sách nhập cư
20:18' - 20/06/2018
Lãnh đạo một số nước thành viên chủ chốt của Liên minh châu Âu (EU) sẽ tổ chức cuộc họp hẹp về vấn đề người di cư tại thủ đô Brussels (Bỉ) vào ngày 24/6.
-
Kinh tế Thế giới
Vấn đề người di cư: Tây Ban Nha giải cứu hơn 400 người trên biển Địa Trung Hải
21:25' - 27/05/2018
Lực lượng cứu hộ bờ biển của Tây Ban Nha ngày 27/5 cho biết đã giải cứu 408 người di cư trên biển Địa Trung Hải trong 2 ngày cuối tuần này.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản ứng mạnh mẽ trước tuyên bố của Tổng thống Donald Trump chống lại người di cư
11:05' - 18/05/2018
Bộ trưởng Videgaray cho biết những phát ngôn "không thiện chí" từ Nhà Trắng là nguyên nhân khiến Tổng thống Mexico Enrique Peña Nieto yêu cầu rà soát lại các cơ chế hợp tác song phương với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Báo Italy phân tích nguyên nhân và giải pháp cho vấn đề di cư
07:24' - 16/04/2018
Tạp chí Affarinternazionli của Italy mới đây đăng bài viết với tiêu đề “Di cư: Dòng chảy, phân tích nguyên nhân và giải pháp” của tác giả Lorenzo Kamel.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu vẫn “đau đầu” với vấn nạn di cư
06:30' - 10/04/2018
Sự thiếu thống nhất của EU là nguyên nhân khiến tình trạng vấn đề người di cư ở châu Âu trở nên khó khăn hơn.
-
Kinh tế Thế giới
Italy giải cứu 264 người di cư trên biển
09:26' - 12/01/2018
Lực lượng bảo vệ bờ biển Italy đã giải cứu 264 người di cư trên một chiếc thuyền ngoài khơi bờ biển Calabria.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu ứng phó thế nào với bài toán lạm phát - tăng trưởng?
10:28'
Theo báo La Tribune của Pháp, việc tăng thuế nhập khẩu có nguy cơ làm chậm tăng trưởng khu vực đồng euro (Eurozone) và đẩy chỉ số giá tiêu dùng tăng lên trong ngắn hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ và Mỹ tăng tốc đàm phán thương mại
09:58'
Cả Ấn Độ và Mỹ đều cam kết tăng tốc các cuộc đàm phán về thỏa thuận thương mại song phương (BTA), nhằm thúc đẩy sự hợp tác thương mại giữa hai quốc gia.
-
Kinh tế Thế giới
FTA EU-Mercosur sẽ bù đắp tác động của chính sách thuế quan mới của Mỹ?
09:57'
Pháp đã họp với 10 nước EU để thảo luận về một thỏa thuận thương mại có thể có với khối Mercosur nhằm bù đắp tác động của chính sách thuế quan của Mỹ đối với hàng xuất khẩu từ các nước EU.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành Dầu khí của các nước vùng Vịnh được miễn trừ thuế đối ứng của Mỹ
09:16'
Dầu mỏ và khí đốt của các nhà xuất khẩu ở vùng Vịnh sẽ được miễn trừ các mức thuế mới của Washington nhằm tránh làm gián đoạn thị trường năng lượng của Mỹ và đẩy giá nhiên liệu lên cao.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Thuế ô tô mới có thể khiến người tiêu dùng “gánh” thêm 30 tỷ USD
08:04'
Chính sách áp thuế 25% của Tổng thống Mỹ Donald Trump lên ô tô nhập khẩu có thể khiến người tiêu dùng nước này phải chi thêm hơn 30 tỷ USD trong năm đầu tiên thực hiện.
-
Kinh tế Thế giới
Tỷ phú Elon Musk vẫn là cố vấn của Tổng thống Mỹ Donald Trump
21:38' - 03/04/2025
Tỷ phú Elon Musk sẽ tiếp tục đóng vai trò là một người bạn và cố vấn cho Tổng thống Mỹ Donald Trump và Phó Tổng thống JD Vance, ngay cả khi ông rời vị trí trong Bộ Hiệu quả Chính phủ (DOGE).
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan đối ứng của Mỹ: Cách tính và lý lẽ
21:22' - 03/04/2025
Thuế quan về cơ bản là một loại thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài. Thông thường, nó được tính bằng một tỷ lệ phần trăm trên giá trị sản phẩm.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Trung Quốc tố vi phạm WTO, Nhật Bản "quan ngại nghiêm trọng"
19:34' - 03/04/2025
Trung Quốc kêu gọi Mỹ “ngay lập tức sửa chữa sai lầm” và giải quyết tranh chấp với các nước khác trên cơ sở bình đẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Đoàn cứu hộ Việt Nam hỗ trợ Myanmar giải cứu nạn nhân động đất
19:14' - 03/04/2025
Theo thông báo từ Trưởng đoàn cứu hộ cứu nạn Việt Nam, đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam đã giải cứu 1 nạn nhân còn sống sót vào ngày hôm trước và tìm kiếm được 17 thi thể từ những vị trí khó khăn.