Châu Âu và Mỹ nghĩ gì về tối hậu thư của Iran? (Phần 1)
Động thái này cho thấy Chính phủ Iran đã bắt đầu đưa ra những cảnh báo nguy hiểm.
* Tối hậu thư của Iran…
Iran cảnh báo rằng họ sẽ nối lại hoạt động sản xuất plutonium cấp vũ khí nếu các đối tác châu Âu không tuân thủ cam kết trong thỏa thuận hạt nhân: “Kể từ ngày 7/7, chúng tôi sẽ đưa lò phản ứng Arak về trạng thái cũ, mà theo lời của các bạn (nước ngoài) thì trạng thái này là nguy hiểm bởi vì lò phản ứng có thể sản xuất plutonium”, Tổng thống Hassan Rouhani tuyên bố.
Theo Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA) về giải pháp đối với chương trình hạt nhân của Iran, Tehran đã cam kết xây dựng lại lò phản ứng Arak để nghiên cứu hạt nhân cho mục đích hòa bình và sản suất đồng vị phóng xạ cho y học và công nghiệp. Sau khi được nâng cấp theo cách này, lò phản ứng không thể sản xuất plutonium cấp vũ khí.
Tuy nhiên, Iran giải thích rằng họ đã đưa ra tối hậu thư bởi vì Washington vi phạm thỏa thuận hạt nhân và áp đặt các biện pháp trừng phạt, còn Đức, Pháp, Anh, Trung Quốc và Nga không có khả năng giải quyết các vấn đề còn lại trong Kế hoạch JCPOA.
Ngoài lời hứa đưa lò phản ứng Arak về trạng thái cũ để sản xuất plutonium cấp vũ khí, Tehran còn có ý định thực hiện một số biện pháp khác. Vài ngày trước tối hậu thư mới, báo chí cho biết Tehran đã vượt quá giới hạn uranium làm giàu ở mức độ thấp được quy định trong JCPOA.
Iran tranh luận rằng việc nước này vượt giới hạn dự trữ uranium làm giàu không vi phạm thỏa thuận hạt nhân, mà thay vào đó, đây là sự đáp trả việc Mỹ rút khỏi JCPOA. Trong một thông cáo được gửi đến các nước thành viên của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) ngày 1/7, Iran cho biết nước này đã chính thức triển khai thủ tục giải quyết tranh cãi về thỏa thuận hạt nhân từ ngày 10/5/2018, sau khi Mỹ rút khỏi JCPOA.
Tổng thống Iran Hassan Rouhani ngày 6/7 lên án các biện pháp trừng phạt của Mỹ chống Tehran là "hành động khủng bố", đồng thời cảnh báo nếu một "cuộc chiến tranh kinh tế" như vậy tiếp diễn sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ thế giới.
Trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron ông Rouhani mô tả các biện pháp trừng phạt của Mỹ nhằm vào Iran "là một hành động khủng bố và một cuộc chiến kinh tế về mọi mặt", đồng thời nhấn mạnh: "Việc tiếp tục cuộc chiến kinh tế này có thể dẫn tới các mối đe dọa khác tại khu vực và thế giới".
Tổng thống Rouhani cũng hối thúc EU nỗ lực hơn nữa nhằm duy trì JCPOA mà Mỹ rút khỏi cách đây hơn một năm. Văn phòng báo chí của Tổng thống Iran nhấn mạnh trong suốt 14 tháng qua, Iran đã áp dụng chính sách "kiên nhẫn chiến lược" nhằm cứu JCPOA bất chấp các trừng phạt của Mỹ.
Trong cuộc điện đàm hơn một giờ đồng hồ nói trên, ông Macron đã bày tỏ "quan ngại sâu sắc về sự suy yếu mới" của thỏa thuận JCPOA, đồng thời cảnh báo việc này sẽ dẫn đến hậu quả nặng nề.
Theo Điện Élysée, hai nhà lãnh đạo đã nhất trí tìm các điều kiện để nối lại đối thoại về vấn đề hạt nhân Iran trước ngày 15/7. Ông Macron sẽ duy trì đối thoại với chính quyền Iran và các bên liên quan khác nhằm "cam kết giảm căng thẳng liên quan đến vấn đề hạt nhân của Iran".
Trả lời một cuộc phỏng vấn đăng ngày 6/7 trên trang mạng chính thức của Đại giáo chủ Iran Ali Khamenei, cố vấn của Đại giáo chủ về các vấn đề quốc tế, ông Ali Akbar Velayati có hàm ý Tehran sẽ tăng mức độ làm giàu uranium lên 5%.
Ông nói: "Việc làm giàu uranium sẽ được tăng lên đến mức cần thiết cho các hoạt động vì mục đích hòa bình của chúng tôi". Theo ông, để lò phản ứng hạt nhân Bushehr hoạt động, Iran cần uranium đã được làm giàu ở mức 5%. Ông nhấn mạnh "đây là một mục đích hoàn toàn hòa bình".
* … có thật sự hiệu quả?
“Tehran đã nhiều lần tuyên bố rằng mục tiêu của họ là duy trì thỏa thuận hạt nhân mang tên Kế hoạch Hành động chung toàn diện. Trong cuộc phỏng vấn với đài Sputnik, bà Yulia Sveshnikova, nhà nghiên cứu tại Đại học Kinh tế Cao cấp (Nga), đã lưu ý rằng phản ứng của Iran là khá tự nhiên. Sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân, mọi thứ đã dừng lại.
Tehran đang gây áp lực lên châu Âu để họ tìm cách nào đó đạt thỏa thuận với Mỹ”, chuyên gia Nga nhận xét.
Nhưng, cả Moskva và Bắc Kinh đều không có đòn bẩy nào đối với Washington. Ngoài ra, Iran không phải là một thị trường mang lại lợi nhuận cao, do đó, không có ai muốn tranh cãi với Washington để bảo vệ lợi ích của Tehran.
Đồng thời, các chuyên gia trong khu vực đều cho rằng bây giờ Iran khó có thể có ý định chế tạo vũ khí hạt nhân. Vào năm 2005, Lãnh đạo tối cao Ayatollah Ali Khamenei đã ban hành một giáo lệnh (fatwa) cấm sản xuất, tàng trữ và sử dụng vũ khí hạt nhân.
Mục tiêu chính của chương trình hạt nhân Iran là phát triển tiềm năng khoa học và kỹ thuật chính thức hòa bình. Tuy nhiên, nếu cần thiết, tiềm năng này sẽ giúp Iran chế tạo đầu đạn hạt nhân. Điều này là một yếu tố của chiến lược răn đe./.
- Từ khóa :
- iran
- thỏa thuận JCPOA
- chính phủ iran
- vấn đề hạt nhân
- mỹ
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Iran làm giàu urani lên mức 4,5%
20:50' - 10/07/2019
Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế thông báo với các quốc gia thành viên rằng Iran đang làm giàu urani tới độ tinh khiết 4,5%.
-
Hàng hoá
Giá dầu tăng do căng thẳng xung quanh chương trình hạt nhân của Iran
18:50' - 08/07/2019
Giá dầu thô châu Á tăng trong phiên giao dịch chiều 8/7, do căng thẳng leo thang xung quanh chương trình hạt nhân của Iran và số liệu việc làm của Mỹ tốt hơn mong đợi.
-
Chứng khoán
Vấn đề Iran khiến chứng khoán châu Á đồng loạt giảm điểm
10:47' - 08/07/2019
Theo chiến lược gia kỳ cựu Rodrigo Catril của ngân hàng National Australia Bank, những quan ngại về tình hình địa chính trị liên quan tới Iran có thể ảnh hưởng tới các thị trường.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump "mất nhiều hơn được" nếu kéo dài căng thẳng với Iran
06:30' - 06/07/2019
Mạng tin Middle East Monitor vừa đăng bài phân tích cho rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump mới chính là người sẽ rơi vào tình thế "mất nhiều hơn được" nếu tiếp tục kéo dài căng thẳng và đối đầu với Iran.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ rơi vào thế khó do lệnh trừng phạt Iran của Mỹ
07:00' - 02/07/2019
Báo Sankei của Nhật Bản mới đây đăng bài viết nhận định rằng Ấn Độ đang phải đau đầu ứng phó với các lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm vào Iran.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Châu Á - ASEAN: Mảnh ghép chiến lược trong định hướng hợp tác mới của Mercosur
12:27' - 05/07/2025
ASEAN, với vị thế là một trong những trung tâm sản xuất, tiêu thụ và đổi mới công nghệ của thế giới, đang nổi lên như một đối tác tiềm năng trong chiến lược mở rộng hợp tác của Mercosur.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều quốc gia dỡ bỏ hạn chế nhập khẩu thịt gà Brazil
09:30' - 05/07/2025
Brazil thông báo 7 quốc gia đã chính thức dỡ bỏ các hạn chế nhập khẩu thịt gà từ Brazil.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
07:48' - 05/07/2025
Dự cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện trị giá 4.500 tỷ USD là gói chính sách trong nhiệm kỳ thứ hai mang tính biểu tượng của Tổng thống Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan chưa đạt được thỏa thuận về thuế quan với Mỹ
07:38' - 05/07/2025
Thái Lan vẫn chưa hoàn tất đàm phán với Mỹ về thuế đối ứng, song đã có được “những hiểu biết giá trị” để định hướng việc soạn thảo một đề xuất sửa đổi.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ đề xuất áp thuế đối ứng đối với thuế ô tô của Mỹ tại WTO
07:34' - 05/07/2025
Ấn Độ đã đệ trình lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đề xuất áp thuế đối ứng đối với các thuế quan mà Mỹ áp dụng đối với ô tô và một số linh kiện ô tô.
-
Kinh tế Thế giới
Hàng không châu Âu rối loạn do hoạt động đình công
16:47' - 04/07/2025
Các cuộc đình công tại châu Âu đang gây rối loạn hoạt động hàng không tại khu vực này khiến nhiều chuyến bay bị hoãn hoặc hủy vào đúng mùa cao điểm du lịch.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Trung Quốc khẳng định giải pháp đối thoại và hợp tác
16:46' - 04/07/2025
Ngày 4/7, Bộ Thương mại Trung Quốc khẳng định đối thoại và hợp tác là con đường đúng đắn trong thảo luận thuế quan với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt mới nhắm vào hoạt động buôn bán dầu mỏ của Iran
10:27' - 04/07/2025
Bộ Tài chính Mỹ thông báo áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một mạng lưới bị cáo buộc liên quan đến hoạt động mua bán dầu của Iran.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ thông báo mức thuế quan cho các nước
09:23' - 04/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Washington sẽ bắt đầu gửi thư cho các nước vào ngày 4/7 nêu rõ mức thuế mà họ sẽ phải đối mặt khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Mỹ.