Chiến thuật mới có giúp Mỹ chiến thắng trong các đàm phán thương mại sau này?
Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng những lời đe dọa tới các đồng minh thân cận của nước Mỹ đã mang lại kết quả.
Các đối tác thương mại của Mỹ cần lưu ý một trong những yếu tố then chốt của thỏa thuận thương mại mới giữa nước này với Mexico và Canada là dù nội dung chi tiết thế nào, Tổng thống Donald Trump có thể tuyên bố rằng chiến thuật “mạnh tay áp đảo” của ông đã mang lại thành công.
Đây là một điều đáng lo ngại không chỉ với "đối thủ" lâu năm của Mỹ là Trung Quốc, mà còn với Nhật Bản, Ấn Độ và Brazil.
Trong cuộc họp báo công bố thỏa thuận NAFTA mới ngày 1/10, Tổng thống Trump tỏ ra khá tự tin vào chính sách sử dụng thuế quan và mối đe dọa thuế quan để gây áp lực khiến các nước khác phải ngồi vào bàn đàm phán.
Ông viện dẫn trường hợp của Nhật Bản, nước đã mở cuộc đàm phán về một thỏa thuận thương mại tự do với Mỹ sau khi Washington đe dọa áp mức thuế “rất đáng kể” lên mặt hàng ô tô của nước này nếu Tokyo từ chối.
Bên cạnh đó, Tổng thống Trump cũng lên tiếng công kích các quốc gia áp thuế cao đối với các sản phẩm và đối xử không công bằng đối với các doanh nghiệp Mỹ, trong đó đặc biệt nêu ra Ấn Độ và Brazil.
Nhiều chuyên gia thương mại đã cảm thấy nhẹ nhõm khi các cuộc đàm phán NAFTA kết thúc rằng thỏa thuận cuối cùng đã không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động thương mại nội khối như lo ngại trước đó. Song một số người vẫn tỏ ra lo lắng về tiền lệ này.
Chuyên gia thương mại Patrick Leblond thuộc Trung tâm Đổi mới Quản trị Quốc tế (CIGI) của Canada cho biết “luật chơi” của Tổng thống Trump là ông sẽ đưa ra những yêu cầu khó chấp nhận được, rồi thêm vào những lời đe dọa vốn cũng có độ tin cậy nhất định sau khi Washington thực sự áp đặt thuế quan lên sản phẩm nhôm và thép hồi đầu năm nay.
Tuy nhiên, một số chuyên gia khác cho biết dù điều này có thể gây lo ngại cho các nhà đàm phán vốn quen với các quy tắc truyền thống, Mỹ có thể sẽ khó gây áp lực tương tự cho các quốc gia khác.
Chuyên gia thương mại Kimberly Ann Elliott tại Trung tâm Phát triển Toàn cầu (CGD) cho biết việc Washington có “mạnh tay áp đảo” hay không vẫn phụ thuộc vào việc đối phương có nhu cầu tiếp cận thị trường Mỹ lớn thế nào.
Ví dụ như Canada và Mexico, rõ ràng hai quốc gia này rất phụ thuộc vào người tiêu dùng Mỹ và buộc phải có được một thỏa thuận. Nhưng các nước như Ấn Độ và Brazil lại ít phụ thuộc hơn và mối quan hệ thương mại giữa những nước này với Mỹ là khá nhỏ.
Bà Elliott cho biết trường hợp với Ấn Độ sẽ là “một trận chiến thực sự, khi chính phủ nước này không muốn tỏ ra yếu thế hơn với bất kỳ quốc gia nào, đặc biệt là Mỹ. Đồng thời, Chính phủ Ấn Độ có sự can thiệp khá lớn trong nền kinh tế.
Tổng thống Trump một lần nữa mô tả thâm hụt thương mại của Mỹ như thể là nước này trao tiền cho các quốc gia khác, thay vì hai bên trao đổi hàng hóa và dịch vụ với nhau. Trong gần như tất cả các cuộc đàm phán thương mại, Washington đều đính kèm một yêu cầu rằng các nước phải mua thêm hàng hóa Mỹ.
Theo tư duy này, rất kỳ lạ rằng ông đã “chĩa mũi nhọn” vào Ấn Độ và Brazil. Thâm hụt thương mại của Mỹ với Ấn Độ tuy đã tăng gấp đôi trong vòng 10 năm qua nhưng chỉ khoảng 27 tỷ USD, còn con số thặng dư với Brazil là 28 tỷ USD vào năm 2017.
Trong khi đó, thâm hụt thương mại giữa Mỹ với Trung Quốc năm ngoái lên tới 335 tỷ USD và Bắc Kinh xuất khẩu lượng hàng hóa có giá trị khoảng 500 tỷ USD sang nền kinh tế lớn nhất thế giới. Nhưng Bắc Kinh cũng không chùn bước trước những áp lực từ Mỹ, thậm chí còn trả đũa lại bằng các mức thuế quan tương đương.
Theo chuyên gia Elliott, vấn đề của Mỹ với Trung Quốc liên quan nhiều hơn đến các chính sách của nước này. Chuyên gia này vẫn dự đoán Bắc Kinh sẽ ngồi vào bàn đàm phán để có được một thỏa thuận nào đó với Washington.
Tuy nhiên khi được hỏi, Tổng thống Trump khẳng định "vẫn còn quá sớm” để đàm phán với Bắc Kinh. Theo ông, các mức thuế của Mỹ vẫn chưa thể hiện đủ sức ép để buộc Bắc Kinh nhượng bộ trên bàn đàm phán. Ông cho biết: “Trung Quốc rất muốn đối thoại. Tôi nói với họ rằng ‘thật sự vẫn còn quá sớm để đàm phán’. Về mặt chính trị, nếu quá vội vàng, bạn sẽ không thể đạt một thỏa thuận phù hợp cho đất nước cũng như người lao động của mình”./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Tính toán của Mỹ trong “miếng bánh” năng lượng EU
06:30' - 14/10/2018
Trong bối cảnh quan hệ giữa EU và Nga sẽ không sớm được cải thiện, các dự án liên kết khí đốt của đôi bên bị đình trệ, Mỹ có những tính toán về việc từng bước thâm nhập vào thị trường năng lượng EU.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ "lẻ loi" trong quan điểm thương mại với thế giới tại Hội nghị G20
18:20' - 13/10/2018
Điểm nhấn trong cuộc họp diễn ra tuần này giữa các quan chức tài chính của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) là khác biệt giữa Mỹ và phần còn lại của thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ đẩy lùi quan ngại nền kinh tế toàn cầu bị đe dọa
17:54' - 13/10/2018
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tuần qua cảnh báo căng thẳng thương mại Mỹ- Trung sẽ cản trở tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ muốn gắn vấn đề tránh phá giá tiền tệ vào thỏa thuận thương mại với Nhật Bản
16:10' - 13/10/2018
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin ngày 13/10 cho biết, Washington muốn đưa vào thỏa thuận thương mại tương lai với Nhật Bản một nội dung về ngăn chặn các hoạt động phá giá đồng tiền để cạnh tranh.
-
Tài chính
Washington không lo Trung Quốc bán hơn 1.000 trái phiếu chính phủ Mỹ
09:29' - 13/10/2018
Ngày 12/10, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steve Mnuchin cho biết ông không lo lắng về khả năng Trung Quốc bán lượng trái phiếu chính phủ Mỹ trị giá hơn 1.000 tỷ USD.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24'
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03'
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01'
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47'
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46'
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42'
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc muốn xây dựng 4 thành phố khởi nghiệp hàng đầu thế giới
12:40'
Cho đến năm 2030, Hàn Quốc sẽ thúc đẩy việc xây dựng 4 thành phố lọt vào danh sách 100 thành phố tốt nhất thế giới để khởi nghiệp.
-
Kinh tế Thế giới
Đại sứ Đỗ Hoàng Long: Làm sâu sắc thêm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bulgaria
11:43'
Chuyến thăm chính thức của Tổng thống Rumen Radev tới Việt Nam diễn ra vào thời điểm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước có nhiều bước phát triển quan trọng.