Chính trường Brazil chao đảo
Chiếc ghế của Tổng thống Brazil Dilma Rousseff đang bị lung lay. Ảnh: tvsolcomunidade.com.br
Sóng gió đang nổi lên
Với 367 phiếu thuận trên tổng số 513 đại biểu, Hạ viện Brazil đã thông qua việc luận tội Tổng thống Dilma Rousseff bởi các cáo buộc liên quan tới việc che giấu và thao túng công quỹ liên bang trong chiến dịch tái tranh cử năm 2014 của bà.
Đầu tháng 5/2016, Thượng viện Brazil sẽ phải quyết định có tiếp tục xét xử bà Rousseff hay không. Trong trường hợp Thượng viện đồng ý bỏ phiếu tín nhiệm Tổng thống, nếu 41 trên tổng số 81 nghị sĩ thông qua đề xuất phế truất, bà Rousseff sẽ phải rời nhiệm sở trong vòng 180 ngày sau đó và nhường ghế lại cho Phó Tổng thống Michel Temer theo quy định của Hiến pháp, chấm dứt 13 năm cầm quyền ở Brazil của đảng Lao động (PT) với nhiều thành quả xã hội mà cộng đồng quốc tế đã nhiều lần thừa nhận.
Ông Temer, người của đảng Phong trào Dân chủ Brazil (PMDB) từng tham gia liên minh cầm quyền với Tổng thống Rousseff, đã quay lưng lại với chính phủ hồi cuối tháng Ba vừa qua. Nếu bà Rousseff bị phế truất, ông Temer sẽ làm Tổng thống tới hết nhiệm kỳ vào ngày 31/12/2018.
Khủng hoảng chính trị tại Brazil xảy ra đúng lúc nước này đang chìm trong cuộc khủng hoảng kinh tế. Năm 2015, kinh tế Brazil tăng trưởng âm 3,8%, mức tồi tệ nhất trong vòng 25 năm qua.
Bên cạnh đó, nền kinh tế đầu tàu Mỹ Latinh phải đối mặt với thâm hụt ngân sách cao, chi tiêu tiêu dùng sụt giảm, tỷ lệ thất nghiệp ở mức 6,9%, đồng nội tệ Real mất giá gần 50%, lạm phát ở mức hơn 10%, nợ công tương đương 65% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Dự kiến năm nay, kinh tế Brazil sẽ lại tiếp tục suy thoái và ở mức âm 3,6%. Nếu điều này xảy ra, đây sẽ là đợt suy thoái tồi tệ nhất của Brazil trong gần chín thập niên, kể từ cuộc Đại Suy thoái hồi thập niên 1930 của thế kỷ trước.
Trung tuần tháng Ba, hơn ba triệu người Brazil đã xuống đường biểu tình và hàng chục nghìn người biểu tình tại 30 thành phố khác nhau trong tuần. Cả đất nước Brazil như “ngồi trên đống lửa”, hình ảnh biếm họa bà Dilma Rousseff xuất hiện trên đường phố, đi giữa đoàn người biểu tình rầm rộ chưa từng có trong lịch sử tại những khu phố nổi tiếng.
Theo số liệu của Viện Địa lý và Thống kê Brazil (IBGE), trong tháng 2/2016, có đến hơn 104.540 người Brazil mất việc làm, nâng tỷ lệ thất nghiệp của nền kinh tế lớn nhất khu vực Mỹ Latinh lên 8,2% trong tháng, mức cao nhất được ghi nhận trong vòng bảy năm qua.
Chưa dừng lại ở đó, mức lương bình quân tháng của người lao động Brazil trong tháng Hai (chưa tính đến yếu tố lạm phát) cũng giảm 1,5% so với hồi tháng Một và giảm 7,5% so với cùng kỳ năm 2015.
Tình trạng tham nhũng và mất phương hướng
Mối đe dọa bị lật đổ ngày càng đè nặng lên bà Dilma Rousseff. Trong bối cảnh đó, bà đã có một hành động được cho là tự vệ khi bổ nhiệm ông Lula, người rất được lòng dân trở lại chính phủ. Vấn đề là người đã từng mang đến phép mầu kinh tế-xã hội cho Brazil những năm 2000 cũng bị dính líu đến chuỗi tai tiếng: vụ án tham nhũng tại Petrobras, và che giấu tài sản. Không những không hạ nhiệt được tình hình, thông báo trở về chính trường của ông còn làm cho cả nước thêm sôi sục.
Sau khi cựu Chủ tịch Tập đoàn cơ khí và xây dựng lớn nhất Mỹ Latinh Odbrecht SA, Marcelo Odebrecht tuyên bố ý định tiết lộ chi tiết về một loạt các khoản hối lộ của tập đoàn để đạt được một thỏa thuận với cơ quan tư pháp. Các nhà điều tra nói rằng các giám đốc điều hành Petrobras đã nhận hối lộ từ các nhà thầu, trong đó có tập đoàn Odebrecht SA, để cho họ thổi phồng giá trị các hợp đồng, hối lộ các chính khách và các đảng chính trị liên quan. |
Cảnh sát liên bang Brazil cũng công bố tài liệu thu được sau khi tiến hành khám xét trụ sở chính của Odebrecht SA, trong đó có danh sách 200 chính trị gia thuộc 18 đảng. Cơ quan điều tra nghi ngờ đây là danh sách những người đã nhận hối lộ của tập đoàn này. Các công tố viên đã buộc tội Odebrecht SA chi tiền hối lộ cho Petrobras để có được các hợp đồng trị giá hàng triệu USD.
Thứ trưởng Bộ Lao động Brazil Marcio Borges nhận định tình hình kinh tế suy thoái đang gây ảnh hưởng đến thị trường lao động của đất nước. Chỉ tính riêng trong năm 2015, có đến hơn 1,5 triệu người Brazil đã mất việc làm.
Còn số liệu của hãng tin Reuters ước tính, đến tháng 6/2016, hơn 2 triệu người Brazil sẽ mất đi khoản trợ cấp thất nghiệp, đe dọa làm mất đi sự hậu thuẫn của những người ủng hộ bà Rousseff trong tầng lớp lao động, khi mà bà cần họ nhất.
Số người không có việc làm mất đi trợ cấp thất nghiệp sẽ trở thành nguồn cơn bất mãn. Rafael Cortez, nhà phân tích lại công ty tư vấn Tendencias, nói: “Hiện có một vòng luẩn quẩn mà ở đó sự tê liệt chính trị dẫn đến đình trệ kinh tế và rồi nó lại kích động khủng hoảng chính trị”.
Đất nước Brazil đang trong tình trạng mất phương hướng vì khủng hoảng. Người dân mất tín nhiệm đối với bà Rousseff nhưng họ cũng đối mặt với những chính trị gia còn đáng ngại hơn: đó là những người dính vào tham nhũng và đang muốn phế truất bà để lên nắm quyền.
Một nhà quan sát ở châu Mỹ bi quan nhận xét cuộc chiến luận tội bà Rousseff sẽ không có mấy người thắng cuộc, khả năng phục hồi kinh tế sẽ càng khó khăn hơn nếu khủng hoảng chính trị kéo dài./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Vụ bê bối Petrobras: Thêm một chính khách Brazil bị bắt giữ
07:01' - 13/04/2016
Ngày 12/4, các công tố viên liên bang Brazil thông báo, cựu Thượng nghị sĩ Gim Argello đã bị bắt giữ do vướng vào cáo buộc nhận hối lộ trong đường dây tham nhũng quy mô lớn tại Petrobras.
-
Kinh tế Thế giới
IMF kêu gọi Brazil "xốc lại" nền kinh tế
17:48' - 18/03/2016
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 17/3 kêu gọi Brazil "xốc lại" nền kinh tế trong bối cảnh nước này đang phải cùng lúc đối mặt với hai cuộc khủng hoảng sâu rộng về cả chính trị và kinh tế.
-
Kinh tế Thế giới
Tòa án Brazil ra lệnh tạm giam cựu Tổng thống Lula da Silva
10:34' - 11/03/2016
Ngày 10/3, tòa án bang Sao Paulo đã ra lệnh tạm giam cựu Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva do bị cáo buộc liên quan tới hoạt động rửa tiền, che giấu tài sản và làm giả giấy tờ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Fed tiếp tục giữ nguyên lãi suất trước rủi ro lạm phát, thất nghiệp gia tăng
03:03'
Ngày 7/5, sau cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức hiện tại 4,25-4,50%.
-
Kinh tế Thế giới
Hoạt động ở các sân bay lớn của Pakistan đã trở lại bình thường
20:07' - 07/05/2025
Ngày 7/5, Cơ quan Hàng không Dân dụng (CAA) của Pakistan đã khôi phục hoạt động bay tại nhiều thành phố lớn, sau các vụ tấn công của Ấn Độ nhằm vào các mục tiêu khủng bố trên đất Pakistan.
-
Kinh tế Thế giới
Anh và Mỹ dự kiến ký thỏa thuận thương mại trong tuần này
18:24' - 07/05/2025
Thỏa thuận dự kiến bao gồm hạn ngạch thuế quan cho phép ô tô và thép xuất khẩu của Anh không phải chịu toàn bộ mức thuế quan bổ sung 25% ông Trump công bố hồi tháng Hai và tháng Ba.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ duyệt binh Kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng phát xít tại Kazakhstan
16:32' - 07/05/2025
Ngày 7/5, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng phát xít được tổ chức tại Quảng trường Độc lập ở thủ đô Astana, Kazakhstan.
-
Kinh tế Thế giới
Hoạt động M&A thấp nhất trong 20 năm
15:22' - 07/05/2025
Số lượng hợp đồng M&A trên toàn thế giới trong tháng 4/2025 chỉ đạt 2.330 thương vụ, mức thấp nhất kể từ tháng 2/2005 và cũng thấp hơn 34% so với mức trung bình hàng tháng lịch sử.
-
Kinh tế Thế giới
Việt Nam xác định Italy là một trong những thị trường trọng điểm tại châu Âu
15:03' - 07/05/2025
Tại chương trình xúc tiến du lịch Việt Nam – Italy, Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Việt Nam Nguyễn Trùng Khánh nhấn mạnh, Việt Nam xác định Italy là một trong những thị trường trọng điểm tại châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ có thể công bố thỏa thuận thương mại với 17 đối tác lớn trong tuần này
14:46' - 07/05/2025
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể công bố các thỏa thuận thương mại với một số đối tác lớn nhất của Mỹ ngay trong tuần này, nhưng không cho biết chi tiết về các quốc gia liên quan.
-
Kinh tế Thế giới
EU: Mỹ có thể thu hơn 100 tỷ USD từ mở rộng thuế nhập khẩu
12:55' - 07/05/2025
Theo trưởng đoàn đàm phán thương mại EU, Mỹ có thể thu hơn 100 tỷ USD từ thuế nhập khẩu nếu các cuộc điều tra mới của Nhà Trắng về một số mặt hàng như dược phẩm sẽ dẫn đến việc áp thêm thuế.
-
Kinh tế Thế giới
Lập trường của Trung Quốc trước thềm đối thoại kinh tế cấp cao với Mỹ
12:46' - 07/05/2025
Ngày 7/5, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc đã đưa ra bình luận quan trọng, làm rõ lập trường của Bắc Kinh trước thềm cuộc đối thoại kinh tế và thương mại cấp cao sắp tới với phía Mỹ.