Chủ tịch Quốc hội Brunei đánh giá cao nhiệm kỳ Chủ tịch AIPA của Việt Nam
Tại Đại hội đồng Liên Nghị viện Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 41 (AIPA 41) đã bế mạc vào trưa 10/9 (theo giờ Hà Nội) và Hội đồng Lập pháp (Quốc hội) Brunei đã chính thức tiếp nhận chức Chủ tịch luân phiên của tổ chức nghị viện này trong năm Ngay khi hội nghị kết thúc, phóng viên TTXVN tại Jakarta đã có cuộc phỏng vấn Chủ tịch Hội đồng Lập pháp Brunei, ông Pehin Abdul Rahman Taib, về những kết quả đạt được của AIPA 41, những trọng tâm và ưu tiên của Chủ tịch AIPA 42, cũng như vai trò và đóng góp của Quốc hội Việt Nam trên cương vị Chủ tịch AIPA 41.
Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn:
Phóng viên TTXVN: Xin Ngài cho biết những kết quả nổi bật đạt được tại AIPA 41 và ý nghĩa của những kết quả này với sự phát triển của Hội đồng Lập pháp Brunei cũng như AIPA?
Chủ tịch Hội đồng Lập pháp Brunei: Một trong những kết quả nổi bật đạt được trong Đại hội đồng AIPA 41 là việc tổ chức Đại hội đồng theo hình thức trực tuyến. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Đại hội đồng AIPA được tổ chức theo hình thức này.
Điều này chắc chắn đã cung cấp cho chúng ta cái nhìn sâu sắc về cách thức tiến hành các cuộc họp thông qua hình thức này trong tương lai. Kết quả đáng chú ý khác của Đại hội đồng AIPA 41 năm nay là việc nối lại cuộc họp của Ủy ban các vấn đề chính trị.
Phóng viên TTXVN: Thưa Ngài, đâu là những trọng tâm và ưu tiên của Brunei trong vai trò Chủ tịch AIPA 42?
Chủ tịch Hội đồng Lập pháp Brunei: Trong thời điểm khó khăn hiện nay, điều quan trọng là chúng ta cần là tăng cường quan hệ đối tác trong AIPA. Trong nhiệm kỳ Chủ tịch của mình, chúng tôi mong muốn được hợp tác chặt chẽ với Ban Thư ký AIPA cũng như các Nghị viện thành viên AIPA nhằm nhằm tiếp tục xây dựng những thành quả tốt đẹp đã đạt được, đảm bảo hiện thực hóa tầm nhìn và nguyện vọng của AIPA.
Để đạt được điều này, Brunei mong muốn tìm kiếm sự hỗ trợ và hợp tác từ các Nghị viện thành viên AIPA, cũng như các đối tác đối thoại và các bên liên quan nhằm đảm bảo thành công của nhiệm kỳ Chủ tịch AIPA của mình.
Phóng viên TTXVN: Ngài đánh giá như thế nào về vai trò và các nỗ lực của Việt Nam với tư cách là Chủ tịch AIPA 41 nhằm thúc đẩy tinh thần ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng?
Chủ tịch Hội đồng Lập pháp Brunei: Cần khen ngợi nhiệm kỳ Chủ tịch AIPA của Việt Nam dưới sự lãnh đạo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Quốc hội Việt Nam đã thể hiện thành công cam kết kiên định và sự tận tụy, cũng như hoàn thành nghĩa vụ và trách nhiệm trong việc tổ chức Đại hội đồng AIPA trong nhiệm kỳ Chủ tịch của mình, vào thời điểm cả khu vực và thế giới vẫn đang phải đối mặt với những tác động của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Hội đồng Lập pháp Brunei đánh giá cao nỗ lực của Quốc hội Việt Nam trong việc tập hợp các Nghị viện thành viên AIPA tại Đại hội đồng AIPA 41 vốn được tổ chức nhằm thúc đẩy tinh thần gắn kết và chủ động thích ứng của ASEAN.
Phóng viên TTXVN: Xin cảm ơn Ngài về nội dung cuộc phỏng vấn !./.
Tin liên quan
-
Thời sự
AIPA 41: Hướng tới tầm nhìn mới cho ngoại giao Nghị viện ASEAN trong tương lai
18:00' - 10/09/2020
Sau 3 ngày làm việc trực tuyến, kỳ họp Đại hội đồng Liên nghị viện ASEAN lần thứ 41 với chủ đề “Ngoại giao nghị viện vì Cộng đồng ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng” đã bế mạc vào trưa ngày 10/9.
-
Kinh tế Thế giới
AIPA 41: Brunei đánh giá cao khả năng lãnh đạo đặc biệt của Chủ tịch AIPA Việt Nam
13:15' - 10/09/2020
Chủ tịch Hội đồng Lập pháp (Quốc hội) Brunei Pehin Abdul Rahman Taib đánh giá cao “khả năng lãnh đạo đặc biệt”, nỗ lực và sự cống hiến của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân.
-
Kinh tế Việt Nam
AIPA 41: Chủ tịch Quốc hội Lào đề cao vai trò Chủ tịch ASEAN và AIPA của Việt Nam
13:23' - 08/09/2020
Sáng 8/9, tại thủ đô Viêng Chăn, Chủ tịch Quốc hội Lào Pany Yathotou đã tham dự cuộc họp Đại Hội đồng Liên minh nghị viện các nước ASEAN (AIPA) lần thứ 41 do Việt Nam chủ trì qua hình thức trực tuyến.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Moody's hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mexico trong năm 2025
08:11'
Dự báo về sức tăng GDP năm 2025 được điều chỉnh giảm do Mexico sẽ phải đối mặt với các tác động kinh tế từ các chính sách thuế trên của Tổng thống đắc cử Mỹ.
-
Ý kiến và Bình luận
Tác động kéo dài của COVID-19 đối với tim mạch
06:00'
Một người từng mắc COVID-19 sẽ tăng gấp đôi nguy cơ gặp phải các triệu chứng tim mạch nghiêm trọng trong vòng 3 năm sau khi khỏi bệnh.
-
Ý kiến và Bình luận
Cảnh báo tác động tiêu cực của chính sách thời D. Trump tới kinh tế Nhật Bản
16:19' - 26/11/2024
Chính phủ Nhật Bản cảnh báo về tác động tiêu cực tiềm tàng của các chính sách kinh tế trong nhiệm kỳ tới đây của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump.
-
Ý kiến và Bình luận
Australia đề xuất ưu đãi thuế cho các khoáng sản quan trọng
07:30' - 26/11/2024
Dự luật này sẽ mang lại cho các nhà đầu tư sự rõ ràng và chắc chắn để đầu tư vào tiềm năng của Australia.
-
Ý kiến và Bình luận
WTO: Thương mại toàn cầu có thể tăng 14 điểm phần trăm nhờ AI
22:01' - 25/11/2024
Theo WTO, tăng trưởng thương mại thực tế toàn cầu có thể tăng gần 14 điểm phần trăm vào năm 2040 nếu ứng dụng AI đều khắp thế giới và tăng trưởng năng suất đạt mức cao.
-
Ý kiến và Bình luận
Loại bỏ cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường vật liệu xây dựng
19:12' - 25/11/2024
Thông tư 10 đã đưa ra những giải pháp để phân loại, phân nhóm chất lượng sản phẩm vật liệu xây dựng, đảm bảo công trình và cuộc sống người dân sử dụng vật liệu an toàn và chất lượng.
-
Ý kiến và Bình luận
Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc dự báo đạt mức cao kỷ lục
09:48' - 25/11/2024
Trong vài tháng tới, xuất khẩu của Trung Quốc có thể được hưởng lợi từ việc các công ty nước ngoài tích trữ hàng hóa do tâm lý lo ngại.
-
Ý kiến và Bình luận
Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Tôn trọng quyền kinh doanh của doanh nghiệp
18:29' - 23/11/2024
Ngày 23/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội nghe Tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
-
Ý kiến và Bình luận
Truyền thông Mỹ nhận định Việt Nam có cơ hội kinh doanh lớn trong thời gian tới
18:37' - 21/11/2024
Theo trang forbes.com (Mỹ), nhiều thập kỷ qua, Việt Nam đã mở cửa cho các tập đoàn lớn. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ có cơ hội kinh doanh lớn hơn nữa dưới thời chính quyền Trump 2.0.