Chưa tìm được kịch bản phù hợp cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam
Trước ý kiến của các bộ, ngành về dự thảo Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc -Nam vừa được Bộ Giao thông Vận tải trình Thường trực Chính phủ, chiều 29/11, trao đổi với phóng viên TTXVN, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Danh Huy cho biết sẽ tiếp thu ý kiến của các bộ, ngành để hoàn thiện, quá đó tối ưu Đề án trước khi báo cáo Ban chỉ đạo và Tổ tư vấn dự án đường sắt.
Theo tìm hiểu của phóng viên TTXVN, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam tập trung vào 3 kịch bản chính:
Kịch bản 1, đầu tư xây dựng mới tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đường đôi, khổ ray 1.435 mm, tốc độ thiết kế 350 km/h, tải trọng 17 tấn/trục, chỉ khai thác tàu khách. Tuyến đường sắt Bắc Nam hiện hữu được nâng cấp để chuyên chở hàng, chở khách du lịch và khách chặng ngắn. Tổng vốn đầu tư kịch bản này khoảng 67,32 tỷ USD.
Kịch bản này có ưu điểm chi phí giải phóng mặt bằng và chi phí đầu tư thấp hơn hai phương án khác, nhưng không có khả năng tăng công suất nếu nhu cầu vận tải hàng hóa trên tuyến đường sắt hiện hữu quá tải.
Kịch bản 2, xây dựng mới tuyến đường sắt Bắc Nam đường đôi, khổ ray 1.435 mm, tốc độ thiết kế 200 - 250 km/h, tải trọng 22,5 tấn/trục, khai thác chung tàu khách và hàng. Tuyến đường sắt Bắc Nam hiện hữu được hiện đại hóa để chuyên chở hàng, chở khách du lịch và khách chặng ngắn. Tổng vốn đầu tư khoảng 72,02 tỷ USD.
Ưu điểm của kịch bản này là vận chuyển cả hành khách và hàng hóa trên cùng tuyến. Kết nối liên vận quốc tế thuận lợi, song tốc độ lưu thông thấp.
Kịch bản 3, đầu tư tuyến đường sắt Bắc Nam đường đôi, khổ ray 1.435 mm, tốc độ thiết kế 350 km/h, tải trọng 22,5 tấn/trục, khai thác tàu chở khách và dự phòng cho chở hàng khi có nhu cầu. Tuyến đường sắt hiện hữu nâng cấp để chuyên chở hàng, chở khách du lịch và khách chặng ngắn. Tổng vốn đầu tư dự án 68,98 tỷ USD.
Kịch bản này nếu đầu tư hạ tầng, thiết bị, phương tiện để khai thác tàu hàng chạy Bắc - Nam thì vốn đầu tư dự án khoảng 71,69 tỷ USD.
Ưu điểm của kịch bản 3 là tàu vận tải riêng hành khách nên tốc độ cao, tiện nghi, an toàn, có khả năng cạnh tranh với phương tiện khác. Tuy nhiên, nhược điểm là chi phí đầu tư cao, chênh lệch tốc độ giữa tàu khách với tàu hàng càng lớn làm giảm năng lực thông qua.
Đáng chú ý, trong dự thảo Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, Bộ Giao thông Vận tải đề xuất lựa chọn kịch bản 3 để thực hiện đầu tư.
Góp ý cho dự thảo Đề án này, một số bộ, ngành nhất trí với chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam theo tinh thần Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Kết luận số 49-KL/TW ngày 28/2/2023 của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Theo Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, thành viên Ban chỉ đạo xây dựng, thực hiện Đề án, thống nhất đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam theo kịch bản 3. Tuy nhiên, người đứng đầu ngành xây dựng cho rằng, chi phí đầu tư đường sắt Bắc - Nam lên tới hàng chục tỷ USD và để đảm bảo tính khả thi của Đề án, Bộ Giao thông Vận tải cần bổ sung các căn cứ pháp lý để đề xuất sơ bộ tổng vốn đầu tư.
Trong khi đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, 3 kịch bản Bộ Giao thông Vận tải đưa ra còn chưa phù hợp.
“Trên cơ sở nghiên cứu bài học các nước trên thế giới, đặc biệt các nước có điều kiện tương đồng với Việt Nam về quy mô kinh tế, điều kiện tự nhiên, xã hội, Bộ Giao thông Vận tải thực hiện rà soát và hoàn thiện lại các kịch bản. Từ đó cung cấp cơ quan thẩm định đầy đủ thông tin để xem xét trình cấp có thẩm quyền lựa chọn kịch bản đầu tư phù hợp với điều kiện Việt Nam, đảm bảo hiệu quả đầu tư”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ý kiến.
Sau khi nghiên cứu, phân tích, đánh giá, nhiều chuyên gia, nhà khoa học nhận thấy kịch bản 3 hoàn toàn không khả thi, không đáp ứng được yêu cầu đặt ra của Kết luận số 49-KL/TW của Bộ Chính trị cũng như không đáp ứng được yêu cầu của Ban cán sự Đảng Chính phủ tại Kết luận số 1209-KL/BCSĐCP ngày 6/10/2022.
Các chuyên gia cho rằng, thế giới có đường sắt tốc độ cao chuyên dùng cho chở khách, tốc độ đạt tới 350km/h tải trọng trục 17 tấn, nhưng không ở đâu có đường sắt tốc độ cao khai thác hỗn hợp, cả tàu khách và tàu hàng với tải trọng trục 22,5 tấn, trong khi tốc độ các đoàn tàu khách lại trên 300km/h vì không đảm bảo được năng lực thông qua và an toàn chạy tàu. Vì vậy, nếu chủ trương thực thi theo kịch bản 3 (đầu tư tuyến đường sắt Bắc Nam đường đôi, khổ ray 1.435 mm, tốc độ thiết kế 350 km/h, tải trọng 22,5 tấn/trục) sẽ là một thử nghiệm hết sức tốn kém, đầy rủi ro và gây ra nhiều hệ lụy đối với nền kinh tế - xã hội đất nước.
PGS.TS Doãn Minh Tâm, Nghiên cứu viên cao cấp chuyên ngành giao thông cho biết, hoàn toàn nhất trí chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, nhưng nên chỉ tập trung lựa chọn theo 2 phương án, đó là không đầu tư xây dựng ngay đường sắt cao tốc thiết kế 350 km/h mà chỉ lựa chọn đầu tư xây dựng đường sắt tốc độ cao với vận tốc thiết kế là 200-250 km/h đi riêng hoặc đường sắt tiêu chuẩn tốc độ thiết kế 150 km/h đi chung.
Còn theo PGS.TS Trần Chủng, Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư, công trình giao thông (Varsi), hiện chỉ có 4 nước là Nhật Bản, Đức, Ý và Tây Ban Nha làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao 350 km/h. Để sản xuất đường ray, Nga cũng không làm được. Trung Quốc mới bắt đầu tiếp cận và đang từng bước làm chủ công nghệ này.
"Đương nhiên Việt Nam chưa thể làm chủ công nghệ, nhưng chúng ta phải tiếp cận, từ mua công nghệ lõi tới từng bước làm chủ công nghệ lõi. Mặc dù chưa đủ sức vươn tới tốc độ 400 - 450 km/h, song phải phấn đấu, chuẩn bị từ bây giờ cả về vật lực và nhân lực cũng như có chính sách rõ ràng để tiến tới làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ trên 300 km/giờ trong tương lai", PGS.TS Trần Chủng chia sẻ.
Tuy nhiên, các chuyên gia lưu ý Bộ Giao thông Vận tải cần phân tích kỹ lưỡng kịch bản 3 dựa trên 2 yếu tố: cơ sở khoa học và thực tiễn các bài học trên thế giới. Cụ thể, về cơ sở khoa học, đầu tiên phải tính toán nhu cầu. Tuyến đường sắt cao tốc đầu tư để phục vụ ai, phục vụ cái gì. Đặc điểm địa hình nước ta dài, theo chiều dọc, lượng hàng hóa chuyên chở từ Tp. Hồ Chí Minh - Hà Nội với tốc độ nhanh như vậy có thật sự nhiều không? Trên cơ sở nhu cầu mới tính toán tiếp điều kiện yêu cầu kỹ thuật bởi làm tuyến đường sắt cao tốc đảm bảo chở hàng đòi hỏi phải tăng tải trọng trục, tính toán kích thước đường ray, kích thước tàu, qua hầm, cầu… khiến tổng chi phí đầu tư tăng lên rất nhiều.
Nhiều nơi trên thế giới đã, đang đầu tư đường sắt cao tốc chạy 300 - 350 km/h như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Indonesia chỉ chở hành khách, không kết hợp chở hàng hóa. Tuyến đường sắt cao tốc chuẩn bị đầu tư ở Ấn Độ cũng chọn phương án này. Chỉ có một nước sử dụng tàu chạy hỗn hợp là Đức vận hành tàu ở tốc độ 250 km/h.
Câu chuyện đội vốn, chậm tiến độ của các dự án đầu tư công trọng điểm; trong đó có ngành giao thông không phải là mới mà vấn đề này đã được các cơ quan báo chí, cử tri, đại biểu Quốc hội đề cập nhiều lần thời gian qua. Do đó, dự án tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam được xem là dự án lớn nhất từ trước tới nay cần được xem xét, đánh gia tỷ mỉ, cẩn trọng, khoa học để tránh lặp lại câu chuyện đội vốn, không khả thi, hay lãng phí cho xã hội cũng như thời gian triển khai kéo dài.
Hiện nay, dự án vẫn đang trong quá trình bàn thảo trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, TTXVN sẽ tiếp tục cập nhật các ý kiến để các cơ quan chức năng xây dựng được Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam một cách tối ưu và hiệu quả.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành đường sắt sắp khai thác đoàn tàu du lịch Đà Nẵng - Huế
14:32' - 23/11/2023
Theo VNR, khu đoạn Huế - Đà Nẵng gồm 12 ga với chiều dài 102km; trong đó có 9 ga có thể đón khách là Huế, Hương Thủy, Truồi, Cầu Hai, Thừa Lưu, Lăng Cô, Kim Liên, Thanh Khê và Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam, Trung Quốc và Nga thúc đẩy phát triển tuyến vận tải đường sắt liên vận
08:29' - 16/11/2023
Tiềm năng của tuyến đường sắt liên vận quốc tế Việt Nam - Trung Quốc - LB Nga rất lớn, những khó khăn vướng mắc hiện nay chủ yếu mang tính kỹ thuật và có thể giải quyết thông qua một cơ chế hợp tác.
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ chế nào hấp dẫn vốn tư nhân vào đường sắt?
07:09' - 02/11/2023
Giai đoạn 2016-2020, nguồn vốn đầu tư dành cho phát triển kết cấu hạ tầng lĩnh vực đường sắt quốc gia trong tổng thể nguồn vốn được bố trí qua Bộ Giao thông Vận tải chỉ đáp ứng khoảng 8,19% nhu cầu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng tiếp Thống đốc và Đoàn đại biểu, doanh nghiệp tỉnh Yamaguchi, Nhật Bản
21:58' - 16/12/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Muraoka Tsugumasa, Thống đốc tỉnh Yamaguchi cùng Đoàn đại biểu, doanh nghiệp tỉnh Yamaguchi (Nhật Bản).
-
Kinh tế Việt Nam
Cần thiết quy hoạch phát triển vùng sản xuất lúa giống
21:22' - 16/12/2024
Cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, đào tạo để giúp nông dân và các bên có liên quan nắm bắt kịp thời những kiến thức, công nghệ mới
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội chủ trì Phiên họp thứ hai Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW
20:51' - 16/12/2024
Việc tinh gọn tổ chức bộ máy lần này phải thật sự là một cuộc cách mạng, việc sắp xếp phải bảo đảm bộ máy thật sự “tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả”.
-
Kinh tế Việt Nam
Giảm thiểu tác động trong quá trình tinh gọn ngành hải quan
20:24' - 16/12/2024
Quan điểm của lãnh đạo Bộ Tài chính là triển khai chủ trương của Đảng, Nhà nước nhưng giảm thiểu tác động, duy trì một bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu trực tuyến dự kiến đạt 5,8 tỷ USD năm 2028
18:26' - 16/12/2024
Hai xu hướng lớn của thương mại điện tử Việt Nam năm 2024 là thương mại điện tử xuyên biên giới trở thành xu hướng tất yếu.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng mức bán lẻ hàng hóa năm 2024 Tp. Hồ Chí Minh tăng 11%
16:59' - 16/12/2024
Tổng mức bán lẻ hàng hóa của Tp. Hồ Chí Minh năm 2024 đạt 567.982 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2023 (cùng kỳ tăng 9,6%).
-
Kinh tế Việt Nam
Có 174 dự án FDI lĩnh vực bán dẫn đầu tư vào Việt Nam
16:49' - 16/12/2024
Việt Nam cần nắm bắt được cơ hội để tham gia sâu vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn. Do đó cần có sự tham gia, vào cuộc của tất cả các bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp...
-
Kinh tế Việt Nam
Đà Nẵng phấn đấu GRDP bình quân đầu người đạt 5.000USD vào năm 2025
16:05' - 16/12/2024
HĐND thành phố Đà Nẵng vừa thông qua tờ trình Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với nhiều mục tiêu, định hướng phát triển, tháo gỡ khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư: Khẩn trương tham mưu việc tinh gọn bộ máy, vượt các mục tiêu Đại hội XIII của Đảng
16:00' - 16/12/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị toàn ngành tập trung khẩn trương tham mưu việc tinh gọn tổ chức bộ máy, hệ thống chính trị, góp phần tăng tốc bứt phá vượt các mục tiêu của Đại hội XIII của Đảng.