Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 38/NQ-CP về việc ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW về “Thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới”.
Ngày 5/11/2016, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TW về “Thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới” (Nghị quyết 06).
Đây là Nghị quyết có ý nghĩa rất quan trọng, cụ thể hóa đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII và chủ trương coi “hội nhập quốc tế là định hướng lớn để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.
Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 06 với mục tiêu tiếp tục cụ thể hóa các nhiệm vụ chủ yếu nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết. Chương trình hành động này sẽ xác định các nội dung công việc cụ thể, lộ trình, thời gian thực hiện mà các cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương và địa phương cần tập trung triển khai trong thời gian tới.
Để đạt được mục tiêu trên, trong thời gian tới, bên cạnh các nhiệm vụ thường xuyên, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần cụ thể hóa và tập trung thông tin, tuyên truyền, quán triệt Nghị quyết.
Để nâng cao năng lực thực hiện hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, Nghị quyết nêu rõ, cần xây dựng và nâng cao hiệu quả hoạt động của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là Chính phủ kiến tạo; thực hiện hiệu quả cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục hành chính cải cách tư pháp, xây dựng bộ máy nhà nước tinh gọn, trong sạch, phát huy dân chủ, tăng cường trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, nhất là nâng cao nhận thức về đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế cùng với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội và phát triển năng lực hội nhập quốc tế; thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế; tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục quốc dân; đẩy mạnh chuyển giao công nghệ, dạy nghề và gắn kết đào tạo với doanh nghiệp; ứng dụng khoa học, công nghệ trong sản xuất kinh doanh.
Phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ, bảo đảm tính kết nối, gia tăng liên kết vùng, khu vực và quốc tế; cung cấp dịch vụ, phát triển hệ thống phân phối và lưu thông hàng hóa với chất lượng cao; ưu tiên đầu tư và đa dạng hóa các loại hình thu hút vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, trọng tâm là giao thông; r à soát kỹ các cam kết quốc tế và trên cơ sở luật pháp Việt Nam, chuẩn bị những giải pháp kỹ thuật phù hợp (tiêu chuẩn công nghệ, an toàn vệ sinh thực phẩm, xuất xứ - nguồn gốc, bảo vệ môi trường…) nhằm bảo đảm thực hiện các cam kết quốc tế song song với bảo vệ lợi ích của Việt Nam, hỗ trợ sự phát triển của các doanh nghiệp, các mặt hàng của Việt Nam.
Chương trình hành động cũng đưa ra các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và cả nền kinh tế. Cụ thể, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, tạo môi trường và động lực cho phát triển kinh tế, thúc đẩy hội nhập và giữ vững ổn định chính trị - xã hội.
Trọng tâm là thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt; phối hợp hiệu quả giữa chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và các chính sách khác, bảo đảm an toàn nợ công, giảm bội chi ngân sách; giữ vững an ninh tài chính - tiền tệ quốc gia; tập trung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đẩy nhanh quá trình hình thành, phát triển đồng bộ và thông suốt các loại thị trường; đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng gắn với xử lý nợ xấu trên cơ sở đảm bảo an toàn hệ thống, nâng cao hiệu quả hoạt động các tổ chức tín dụng, từng bước cải thiện năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng Việt Nam…
Đối với vấn đề lao động và xã hội, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, thiết chế về lao động, việc làm, an sinh xã hội phù hợp với các cam kết, tiêu chuẩn quốc tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta; tăng cường năng lực thanh tra lao động; sớm hoàn thiện khung pháp lý điều chỉnh các quan hệ lao động, quan hệ xã hội, đặc biệt là những hoạt động phát sinh khi hình thành các tổ chức xã hội về quan hệ lao động, bao gồm sửa đổi bổ sung Bộ luật Lao động.
Chủ động và triệt để thực hiện giảm nghèo bền vững theo cách tiếp cận đa chiều; thu hẹp khoảng cách phát triển giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc, đảm bảo công bằng xã hội; chủ động xây dựng và thực hiện chính sách đảm bảo trợ giúp xã hội cho nhóm đối tượng chịu tác động không thuận của quá trình hội nhập.
Bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động, mức tối thiểu về các dịch vụ xã hội cơ bản cho con người như giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch, thông tin; nâng cao chất lượng khám chữa bệnh ở tất cả các tuyến; nhân rộng mô hình bệnh viện vệ tinh và bác sĩ gia đình; tăng cường nhân lực y tế cho khu vực nông thôn, miền núi, biên giới và hải đảo; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu, tham gia vào thị trường lao động khu vực và toàn cầu./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nhập quốc tế - Bài 2: Nội lực tốt để tăng khả năng cạnh tranh
10:26' - 18/03/2017
Để chống lại chủ nghĩa bảo hộ đang lan rộng, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, cần nâng cao phát huy nội lực và sự tự chủ của nền kinh tế.
-
Ý kiến và Bình luận
TPP không làm thay đổi xu thế và định hướng hội nhập của Việt Nam
09:36' - 18/03/2017
Phóng viên BNEWS/TTXVN gặp gỡ Thứ trưởng Bộ Công Thương kiêm Tổng Thư ký Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế Đỗ Thắng Hải xoay quanh câu chuyện về TPP.
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nhập quốc tế - Bài 1: Chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch
09:11' - 18/03/2017
Hội nhập kinh tế quốc tế đang đối mặt với nhiều thách thức khi chủ nghĩa bảo hộ đang gia tăng.
-
Doanh nghiệp
APEC 2017: Động lực giúp doanh nghiệp thay đổi tư duy hội nhập
12:06' - 06/03/2017
Năm 2017, Việt Nam chính thức tiếp nhận vai trò chủ nhà tổ chức các hoạt động của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), với chủ đề “Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung”.
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nhập kinh tế quốc tế: Khâu phối hợp có lúc mang tính hình thức
16:51' - 28/02/2017
Tại phiên họp Ban chỉ đạo liên ngành Hội nhập quốc tế về kinh tế lần 1 năm 2017, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải thẳng thắn thừa nhận quá trình triển khai hội nhập kinh tế quốc tế vẫn bộc lộ một số tồn tại.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hiến kế cho Vĩnh Phúc trong thực hiện xanh hóa kinh tế
15:04'
Ngày 23/11, UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị “Chuyển đổi xanh - nhận thức và hành động vì một tương lai Vĩnh Phúc phát triển bền vững”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao sự đóng góp của các doanh nghiệp trong hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại Việt Nam - Malaysia
13:39'
Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam luôn coi trọng, hoan nghênh các doanh nghiệp của Malaysia đầu tư, làm ăn lâu dài tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ khai trương đường bay Hà Nội – Kuala Lumpur
13:38'
Việc mở đường bay mới diễn ra trong bối cảnh Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện, mở ra cơ hội hợp tác và phát triển mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp xếp, cơ cấu lại vốn đầu tư của Nhà nước tại doanh nghiệp
11:13'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 23/11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam-Bulgaria: Hướng tới tầm cao mới trong hợp tác thương mại
09:48'
Việt Nam - Bulgaria là hai quốc gia có quan hệ truyền thống lâu đời. Từ những năm 1950, Bulgaria là một trong 10 nước đầu tiên trên thế giới công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố báo cáo kết quả rà soát, cắt giảm thủ tục kinh doanh ngành công thương
09:12'
Bộ Công Thương vừa công bố báo cáo kết quả rà soát, kiến nghị phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thảo luận về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp
07:50'
Sáng 23/11, Quốc hội họp phiên toàn thể nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Chủ tịch WB: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế
22:02' - 22/11/2024
Bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương khẳng định: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ ứng trước hơn 410 tỷ đồng ngân sách địa phương nâng cấp Quốc lộ 91
20:32' - 22/11/2024
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường vừa ký quyết định ứng trước kế hoạch vốn cho dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 với số tiền hơn 410 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách địa phương.