Chuyển đổi số - đòi hỏi cấp bách, sống còn của doanh nghiệp
Cơ hội cho các doanh nghiệp chuyển đổi số là rất lớn, tuy nhiên cũng còn rất nhiều thách thức cần vượt qua.
Doanh nghiệp Việt Nam đứng trước cơ hội chuyển đổi số
Thế giới ngày nay phát triển với tốc độ số hóa nhanh chưa từng có. Trong hai thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI, số lượng người kết nối mạng internet trên khắp thế giới đã gia tăng từ 350 triệu lên hơn 4 tỷ.
Cũng trong khoảng thời gian đó, số lượng người sử dụng điện thoại di động tăng từ 750 triệu lên trên 5 tỷ người.
Cùng với đó, nền kinh tế số đã bùng phát mạnh mẽ trên toàn cầu. Tốc độ số hóa và cách tân công nghệ mở ra triển vọng mới, mô hình kinh doanh mới, tạo ra giá trị mới.
Mỗi quốc gia, tổ chức hay cá nhân đều phải nỗ lực chuyển đổi, nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức nếu không muốn bị bỏ lại phía sau.
Quá trình chuyển đổi số hứa hẹn giúp các doanh nghiệp giảm chi phí, kiểm soát rủi ro, nâng cao hiệu suất lao động, hiệu quả kinh doanh và đặc biệt là tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn, rộng rãi hơn, nhanh chóng hơn.
Theo nghiên cứu từ năm 2017 của Microsoft tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, tác động mà chuyển đổi số mang lại cho GDP năm 2017 là khoảng 6%, năm 2019 được dự đoán là 25% và tới năm 2021 là 60%.
Chuyển đổi số cũng làm tăng năng suất lao động 15% trong năm 2017, dự kiến 2020 là 21%; 85% công việc trong khu vực sẽ bị biến đổi trong ba năm tiếp theo.
Viện Nghiên cứu toàn cầu McKinsey thì chỉ ra rằng, vào năm 2025, mức độ tác động của chuyển đổi số tới GDP của nước Mỹ là khoảng 25%, còn ở các nước châu Âu là khoảng 36%.
Còn theo một khảo sát từ Singapore, nếu các nước ASEAN chuyển đổi số mạnh mẽ, năm 2030 GDP ASEAN có thêm 1.000 tỷ USD. Đối với Việt Nam, GDP năm 2030 sẽ tăng 100 tỷ USD.
Những năm qua, ngành công nghệ thông tin (CNTT) Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ, trở thành ngành hạ tầng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội, là phương thức phát triển mới nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, doanh thu ngành CNTT năm 2019 đạt khoảng 100 tỷ USD tương đương 1/3 GDP Việt Nam; trong đó, ngành phần mềm và dịch vụ CNTT có khoảng 12.000 doanh nghiệp đạt doanh thu 11 tỷ USD. Nhân lực ngành CNTT khoảng 1 triệu lao động với khoảng 250.000 lập trình viên.
Theo Temasek, Bain&Company (2019), kinh tế số của Việt Nam dự kiến vượt 43 tỷ USD vào năm 2025, tăng trưởng nóng nhất trong các lĩnh vực gồm thương mại điện tử, du lịch trực tuyến, truyền thông trực tuyến, và gọi xe công nghệ.
Có thể thấy, chuyển đổi số là cánh cửa để Việt Nam tăng năng suất lao động, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Đây cũng là vận hội, thời cơ để các nước đang phát triển như Việt Nam có thể bắt kịp, đi cùng và vượt lên.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định: “Chuyển đổi số là cơ hội, lợi thế của Việt Nam. Nếu chúng ta xây dựng được chính sách phù hợp thì Việt Nam sẽ tận dụng được cơ hội này để vượt lên thành nước phát triển”.
Và những thách thức đặt ra
Bước vào nền kinh tế số, các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước những thời cơ và thách thức lớn, đòi hỏi doanh nghiệp phải tích cực, chủ động, chớp lấy thời cơ và khắc phục những khó khăn, thách thức để vươn lên.
Đại dịch COVID-19 khiến cho sự dịch chuyển, chuyển đổi sang môi trường kinh doanh số không còn là điều cần thiết mà đã trở thành vấn đề “sống còn” đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Theo khảo sát của Hiệp hội Phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA), hiện nay có khoảng 15% doanh nghiệp đang chuyển đổi số trên cả nước chiếm khoảng 15%.
99% doanh nghiệp vừa và nhỏ đang gặp khó khăn về vốn, nên chuyển đổi số vẫn chỉ là sự “khao khát” của khoảng 72% doanh nghiệp nhỏ và vừa. Số còn lại cho rằng chuyển đổi số là việc của các doanh nghiệp lớn.
Cũng theo khảo sát của VINASA với trên 500 doanh nghiệp tổ chức, tham gia Diễn đàn cấp cao công nghệ thông tin và truyền thông - Ngày Chuyển đổi số Việt Nam, 3 yếu tố thách thức nhất trong chuyển đổi số gồm: Quyết tâm của lãnh đạo tổ chức; Chi phí, thời gian, nguồn lực và Cách thức chuyển đổi số. Ngoài ra, yếu tố bảo mật an toàn thông tin là yếu tố thách thức có lựa chọn cao thứ 4 trong khảo sát.
Ông Nguyễn Việt Long-Phó Tổng Giám đốc Ernst & Young, Chuyên gia tư vấn Chuyển đổi số Dự án Thúc đẩy cải cách và nâng cao năng lực kết nối của doanh nghiệp nhỏ và vừa (LinkSME) cho biết: trong hạ tầng liên quan đến kết nối, thì Việt Nam so với một số nước ở khu vực như Indonesia và Thái Lan, chúng ta có chỉ số tương đối tốt.
82% là tỷ lệ thuê bao băng rộng trên tổng dân số, đối với cả băng rộng cố định thì chúng ta là 12 %, trong khi đó thì Thái Lan chỉ có 11 % thôi. Đối với cả nền tảng thanh toán thì chỉ số của Việt Nam hơi thấp so với cả một số nước xung quanh.
Chúng ta có 22 % là tỷ lệ giao dịch kỹ thuật số trong năm vừa qua người, trong khi đó Thái Lan là 62 % và Indonesia là 34%.
Như vậy là sự sẵn sàng của nền tảng công nghệ số cũng tương đối tốt và một số các nhà mạng bắt đầu triển khai 5G.
Cơ hội cho doanh nghiệp vừa và nhỏ là hiện nay đang đến và nếu doanh nghiệp vừa nhỏ mà không tận dụng thời cơ này, thì nguy cơ thách thức ở đây là sẽ tụt lùi.
Ngày 3/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, trong đó đặt ra nhiệm vụ thúc đẩy phát triển kinh tế số với trọng tâm là phát triển doanh nghiệp công nghệ số, chuyển dịch từ lắp ráp, gia công về CNTT sang làm sản phẩm công nghệ số, công nghiệp 4.0, phát triển nội dung số, công nghiệp sáng tạo, kinh tế nền tảng, kinh tế chia sẻ, thương mại điện tử và sản xuất thông minh.
Thúc đẩy chuyển đổi số trong các doanh nghiệp để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và cả nền kinh tế.
Để hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi số hiệu quả hơn, ngày 3/12/2020, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) thông qua Dự án "Thúc đẩy cải cách và nâng cao năng lực kết nối của doanh nghiệp nhỏ và vừa" (LinkSME) nhằm triển khai Chương trình Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025.
Mục tiêu là đến năm 2025, sẽ có 100% doanh nghiệp được nâng cao nhận thức về chuyển đổi số; Tối thiểu 100.000 doanh nghiệp được hỗ trợ kỹ thuật về chuyển đổi số.
Còn theo Bộ Thông tin và Truyền thông, đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi chuyển đổi số cần sử dụng công nghệ số như là một dịch vụ, thông qua việc sử dụng các nền tảng.
Đó cũng là lý do trong năm nay - Năm Chuyển đổi số quốc gia 2020, ngày thứ 6 công nghệ hàng tuần đã giới thiệu những nền tảng công nghệ Make in Việt Nam, để các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể sử dụng với chi phí hợp lý, đảm bảo an toàn thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số nhanh hơn và hiệu quả hơn.
Trước cơ hội chuyển đổi số mang đến cho Việt Nam cũng như để vượt qua những khó khăn, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã đề xuất Việt Nam cần chọn chiến lược chuyển đổi số gồm ba bước.
Thứ nhất, Việt Nam cần đẩy nhanh số hóa các lĩnh vực, các ngành công nghiệp, đẩy nhanh chuyển đổi số chính phủ. Chuyển đổi số trong doanh nghiệp, trong xã hội sẽ tăng năng suất lao động và tạo ra các cơ hội tăng trưởng mới. Thứ hai, Việt Nam cần phải sử dụng số hóa như một lợi thế cạnh tranh trong nước và toàn cầu.
Cuối cùng, Việt Nam cần tiến tới xây dựng thành công nền kinh tế số toàn diện, mọi lĩnh vực được số hóa, hình thành các ngành công nghiệp số mới. Các ngành công nghiệp này sẽ là động lực tăng trưởng cho nền kinh tế.
Còn theo Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng: “Mỗi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hãy nhanh chóng hoạch định cho mình một bản chiến lược và kế hoạch hành động thực hiện chuyển đổi số. Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam là lực lượng chủ lực phát triển các hạ tầng, nền tảng, dịch vụ, tư vấn, cung cấp giải pháp chuyển đổi số; đi từ ứng dụng, đến sản phẩm, dịch vụ, đến làm chủ một số công nghệ lõi, từ đó, vươn ra thị trường toàn cầu”.
Với sự quyết tâm của chính phủ, sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp CNTT và sự đồng thuận của người dân, hy vọng trong tương lai, Việt Nam sẽ xây dựng được một nền tảng công nghệ số có thể kết nối hàng triệu người, hàng nghìn doanh nghiệp, cùng chia sẻ thông tin, lợi thế, thúc đẩy mọi yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội cùng phát triển trong môi trường số./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thúc đẩy chuyển đổi số trong hoạt động thương mại
12:08' - 29/12/2020
Hai Bộ trưởng: Công Thương và Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chia sẻ về những giải pháp được thực hiện nhằm vượt qua những khó khăn thách thức lớn trong năm 2020
-
Ngân hàng
Chuyển đổi số và câu chuyện "đến với người nghèo"!
07:55' - 19/12/2020
Giờ đây, chỉ cần có internet, Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn có thể tra cứu về đối tượng, quy trình từng chương trình cho vay.
-
Công nghệ
Internet - Hiện thực hóa khát vọng chuyển đổi số của Việt Nam
13:09' - 16/12/2020
Sáng 16/12, tại Hà Nội, Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) tổ chức Ngày Internet Việt Nam lần thứ 9, Internet Day 2020, với chủ đề "Hiện thực hóa khát vọng chuyển đổi số của Việt Nam".
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Hành trình vươn ra thế giới của các hãng xe điện Trung Quốc
18:23'
Xe điện (EV) Trung Quốc đang ngày càng trở nên phổ biến tại các thị trường như châu Âu nhờ vào mức giá hấp dẫn, thiết kế đẹp và các tính năng công nghệ tiên tiến.
-
Doanh nghiệp
Giải pháp nào khiến PVOIL tự tin đạt tăng trưởng lợi nhuận 30% trong năm 2025?
18:22'
Trong bối cảnh kinh doanh xăng dầu được dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn khi giá dầu thế giới biến động khó lường, đâu là giải pháp để PVOIL có thể đạt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 30% trong năm 2025?
-
Doanh nghiệp
Petrolimex sẽ chuyển dịch năng lượng theo thực tiễn
14:41'
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 của Petrolimex sáng 25/4, Chủ tịch Petrolimex Phạm Văn Thanh cho biết Petrolimex sẽ chuyển dịch năng lượng theo thực tiễn.
-
Doanh nghiệp
Các hãng công nghệ lớn công bố doanh thu quý I/2025
14:35'
Ngày 24/4, Alphabet Inc., công ty mẹ của Google đã báo cáo doanh thu của công ty này trong quý I/2025 đạt 90,23 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Doanh nghiệp
SCG tiếp tục vào Top 10 doanh nghiệp FDI phát triển bền vững tại Việt Nam
10:21'
Sáng 25/4, Tập đoàn SCG cho biết, SCG tiếp tục được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) phát triển bền vững tại Giải thưởng Rồng Vàng (Golden Dragon Awards) 2024–2025.
-
Doanh nghiệp
Hiệu ứng tỷ giá giúp Hyundai Motor đạt doanh thu cao kỷ lục
09:11'
Ngày 24/4, Hyundai Motor cho biết doanh thu quý I của hãng đã đạt mức cao nhất từ trước đến nay nhờ tỷ giá hối đoái thuận lợi và doanh số bán xe hybrid tăng, dù doanh số bán ô tô toàn cầu giảm nhẹ.
-
Doanh nghiệp
Petrovietnam: Bước chuyển mình chiến lược trong kỷ nguyên mới
20:27' - 24/04/2025
Theo Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam, việc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam mang định danh mới Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam chính là bước chuyển mình chiến lược trong kỷ nguyên mới.
-
Doanh nghiệp
PTC3 đảm bảo an toàn lưới điện truyền tải dịp lễ 30/4 và 1/5
18:06' - 24/04/2025
Mục tiêu cao nhất là cung cấp điện ổn định, liên tục, phục vụ cho các hoạt động chính trị, văn hóa, xã hội và sinh hoạt của nhân dân khu vực các tỉnh Nam miền Trung và Tây Nguyên, cũng như cả nước.
-
Doanh nghiệp
Gen Green Platform phát động cuộc thi sáng tạo nội dung về lối sống xanh
14:36' - 24/04/2025
Sáng 24/4, Gen Green Platform - nền tảng số dành cho thế hệ sống xanh chính thức phát động cuộc thi sáng tạo nội dung về lối sống xanh, diễn ra từ nay đến 22/5/2025 trên creator.gen-green.global.