Chuyển đổi số: Ngành tài chính đẩy nhanh quá trình chuyển đổi
Ông Nguyễn Việt Hùng, Phó Cục trưởng Cục Tin học và Thống kê tài chính (Bộ Tài chính) cho biết để hướng tới chuyển đổi số trong ngành tài chính, hiện nay Bộ Tài chính đã có đầy đủ có hệ sinh thái về mặt tổ chức với 6 Cục công nghệ thông tin tại cơ quan Bộ và 5 Tổng cục, với gần 500 nhân viên làm công tác công nghệ thông tin.
Đồng thời, hạ tầng phát triển công nghệ được xét trên khía cạnh nguồn nhân lực công nghệ thông tin của ngành, đội ngũ nhân lực về công nghệ thông tin đã đáp ứng được các yêu cầu về phát triển, quản lý, vận hành các hệ thống thông tin của ngành tài chính. Chương trình chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được Chính phủ ban hành vào tháng 6/2020 đã nhấn mạnh tài chính là một trong các lĩnh vực ưu tiên thực hiện chuyển đổi số quốc gia.Bộ Tài chính là một trong những cơ quan nhiều năm dẫn đầu về ứng dụng công nghệ thông tin trong khối các cơ quan Chính phủ đang tiên phong tiến hành quá trình chuyển đổi số.
Đại diện Bộ Tài chính cho biết, thời gian qua ngành tài chính đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, công nghệ thông tin được ứng dụng sâu, rộng vào hầu hết các hoạt động nghiệp vụ tài chính, trở thành huyết mạch trong các hoạt động nghiệp vụ chủ chốt, cùng các nhiệm vụ quản lý nội ngành. Bộ Tài chính cũng bước đầu triển khai ứng dụng một số công nghệ mới của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 như công nghệ ảo hóa máy chủ nhằm tối ưu hóa hiệu quả đầu tư phần cứng; công nghệ phân tích dữ liệu lớn; công nghệ mạng xã hội, công nghệ di động trong việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến, hệ thống thuế điện tử, hải quan điện tử, hệ thống quản lý hải quan tự động tại cảng biển, hệ thống một cửa quốc gia hải quan ASEAN… Đối với lộ trình chuyển đổi số tại Quyết định số 2445/QĐ-BTC ngày 28/12/2018 của Bộ Tài chính phê duyệt Kiến trúc Chính phủ ngành Tài chính, lộ trình chuyển đổi từ Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số của ngành Tài chính được chia thành 03 giai đoạn. Theo đó, giai đoạn đến năm 2020, tiếp tục hoàn thiện xây dựng Chính phủ điện tử ngành tài chính hướng tới Chính phủ phục vụ, lấy người dùng làm trung tâm và nâng cao hiệu quả hoạt động toàn ngành thông qua Chính phủ điện tử và các công cụ số hóa. Công nghệ thông tin đóng vai trò là công cụ hỗ trợ quan trọng xây dựng Tài chính điện tử. Giai đoạn đến năm 2025, tiếp tục hoàn thiện các hệ thống thông tin phục vụ xây dựng văn phòng không giấy tờ; xây dựng nền tảng tài chính số dựa trên dữ liệu và dữ liệu mở; thiết lập hệ sinh thái ngành tài chính số.Trong số đó Chính phủ đóng vai trò kiến tạo và kết nối với các bên thông qua việc mở, chia sẻ dữ liệu và các nền tảng số hóa để cho phép nhiều bên tạo ra các dịch vụ tài chính thông minh.
Công nghệ thông tin trở thành phần chiến lược của ngành tài chính giúp thiết lập hệ thống dữ liệu tài chính mở, tạo nền tảng cho hệ sinh thái tài chính số.
Giai đoạn đến năm 2030, thiết lập hệ thống tài chính số hóa hoàn toàn và nền tài chính thông minh.Ngành tài chính đóng vai trò dẫn dắt sự phát triển của kinh tế số dựa trên việc đẩy nhanh các giá trị gia tăng của dịch vụ tài chính, chuyển đổi mô hình kinh tế bao hàm kinh tế số.
Công nghệ thông tin đóng vai trò đồng nhất với các hoạt động nghiệp vụ trong môi trường số hóa hoàn toàn và nền tài chính thông minh quản lý và phát triển nền kinh tế số quốc gia./.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Chuyển đổi số - đòi hỏi cấp bách, sống còn của doanh nghiệp
06:30' - 03/01/2021
Kinh tế số là xu thế phát triển tất yếu. Chuyển đổi số đang là một đòi hỏi cấp bách, sống còn với các doanh nghiệp hiện nay để tồn tại, phát triển, tăng sức cạnh tranh và bứt phá.
-
Kinh tế Việt Nam
Thúc đẩy chuyển đổi số trong hoạt động thương mại
12:08' - 29/12/2020
Hai Bộ trưởng: Công Thương và Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chia sẻ về những giải pháp được thực hiện nhằm vượt qua những khó khăn thách thức lớn trong năm 2020
-
Xe & Công nghệ
Tham gia hệ sinh thái số để chuyển đổi số toàn diện
17:47' - 23/12/2020
Các doanh nghiệp nên chủ động tham gia vào hệ sinh thái số để cung cấp sản phẩm toàn diện cho khách hàng
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Đồng USD duy trì sát mức cao nhất trong 13 tháng
15:39' - 22/11/2024
Trong phiên 22/11, đồng USD vẫn ở sát mức cao nhất trong 13 tháng khi các nhà đầu tư đánh giá về lộ trình lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed).
-
Tài chính & Ngân hàng
Thái Lan lên kế hoạch hoãn thanh toán lãi trong 3 năm với các khoản nợ xấu
09:18' - 22/11/2024
Bộ Tài chính Thái Lan đã ấn định ngày cắt hạn cho các khoản nợ xấu là ngày 31/10/2024, để ngăn chặn các tài khoản mới cố tình vỡ nợ nhằm tham gia chiến dịch.
-
Tài chính & Ngân hàng
Bitcoin nối dài đà tăng, tiến sát ngưỡng 100.000 USD
22:16' - 21/11/2024
Đà tăng của Bitcoin vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại khi đồng tiền điện tử này đã vượt qua mốc 98.000 USD trong ngày 21/11.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng trung ương Nga có thể giảm lãi suất vào năm 2025
16:10' - 21/11/2024
Thống đốc Ngân hàng trung ương Nga Elvira Nabiullina không loại trừ việc giảm dần lãi suất cơ bản vào năm 2025 nếu lạm phát chậm lại và không có cú sốc mới bên ngoài.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng Trung ương châu Âu cảnh báo về bong bóng cổ phiếu AI
08:35' - 21/11/2024
Ngày 20/11, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cảnh báo rằng bong bóng cổ phiếu liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI) có thể phát nổ bất ngờ nếu kỳ vọng lạc quan của nhà đầu tư không được đáp ứng.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tỷ giá euro-yen có thể giảm vào cuối năm 2025?
17:50' - 20/11/2024
Tỷ giá giữa đồng euro và yen đang ngày càng được quan tâm do chính sách khác biệt giữa hai khu vực.
-
Tài chính & Ngân hàng
Cựu quan chức IMF thúc giục các quốc gia kiểm soát nợ
14:10' - 20/11/2024
Ông Raghuram Rajan, người từng là nhà kinh tế trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), cảnh báo các quốc gia, bao gồm cả Mỹ, không thể để nợ công tiếp tục gia tăng.
-
Tài chính & Ngân hàng
WHO huy động được gần 4 tỷ USD thông qua cơ chế tài chính mới
12:05' - 20/11/2024
Ngày 19/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết đã huy động được gần 4 tỷ USD thông qua một cơ chế mới, qua đó giúp đáp ứng nhu cầu tài chính của tổ chức này trong 4 năm tới.
-
Tài chính & Ngân hàng
IMF cảnh báo hệ lụy từ chính sách thuế “ăn miếng, trả miếng”
17:50' - 19/11/2024
Chính sách thuế quan đáp trả lẫn nhau có thể làm suy yếu triển vọng kinh tế của châu Á, làm tăng chi phí và gây đứt gãy chuỗi cung ứng,