Chuyên gia Mỹ đề xuất hướng đi trong chính sách thương mại Mỹ - Trung
Viện nghiên cứu Stimson mới đây đăng bài phân tích về quan hệ thương mại Mỹ - Trung cũng như nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh thương mại giữa hai nước này của chuyên gia về kinh tế - thương mại Nate Olson.
Theo tác giả, các quan chức cấp cao Trung Quốc dường như nhận thấy rằng cần phải nhấn mạnh những tác hại đối với cả hai bên, nếu cuộc chiến tranh thương mại giữa hai đầu tàu kinh tế này xảy ra.
Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đang chịu áp lực từ những người ủng hộ ông về việc tiếp tục thực hiện chương trình nghị sự "nước Mỹ trên hết".
Một hành động sai lầm có thể gây hậu quả nghiêm trọng đối với cả hai quốc gia Mỹ và Trung Quốc, khu vực châu Á - Thái Bình Dương và thậm chí ảnh hưởng còn rộng hơn.
Để tránh điều tồi tệ nhất và tìm ra phương án trong quan hệ với Trung Quốc, Tổng thống Trump sẽ cần có những thay đổi về mặt thương mại "bình đẳng hơn" và tăng việc làm cho người Mỹ bằng những chính sách thực tế hơn.
Chuyên gia Olson đề xuất chính quyền Trump sử dụng nguyên tắc “có đi có lại” như bước đệm để tiến tới một chiến lược toàn diện hơn. Ông Trump đã nhấn mạnh nguyên tắc này trong đàm phán thương mại với Nhật Bản và Canada. Cộng đồng doanh nhân Mỹ ở Trung Quốc cũng hoan nghênh điều đó.
Nguyên tắc “có đi có lại” ngụ ý rằng Mỹ chuẩn bị trừng phạt những ai làm sai và cũng chấp nhận hình phạt nếu Mỹ sai. Điểm cốt lõi là không nên do dự trong việc công nhận tính hợp pháp của các tổ chức phát triển và thực thi quy định. Chiến tranh thương mại nổ ra khi các quy định không rõ ràng hoặc bị suy yếu.
Bên cạnh đó, các quan chức của chính quyền Trump sẽ thấy những lợi ích lớn khi tiếp tục ủng hộ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20).
Các thể chế này cung cấp cơ sở pháp lý và chính trị cho các quy định thương mại quốc tế, và đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề tranh chấp phức tạp.
Về tiền tệ, Mỹ cáo buộc Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ khi trợ giá xuất khẩu một cách không công bằng. Điều này có thể dẫn đến những tranh chấp giữa Mỹ và Trung Quốc tại WTO, thậm chí có thể dẫn tới việc Trung Quốc trả đũa các công ty Mỹ đang làm ăn ở nước này.
Ngoài ra, Chính quyền Trump cũng đưa ra tuyên bố Đức và Nhật Bản là những nước thao túng tiền tệ - điều này có thể có tác động xấu tới quan hệ hợp tác giữa Mỹ với các đồng minh.
Trong khi đó, cả ba quốc gia Mỹ - Đức - Nhật đều cam kết chống hạ giá đồng tiền trong những năm gần đây. Đức - nước Chủ tịch G20 năm 2017, đã thúc đẩy nhóm ba quốc gia này tái khẳng định cam kết trên.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin là người đi đầu ủng hộ động thái này khi các Bộ trưởng Tài chính G20 nhóm họp. Tuy nhiên theo các báo cáo, cho đến nay sự đồng thuận có vẻ như rất khó khăn.
Ông Olson cũng đề cập đến việc hướng tới cân bằng thương mại Mỹ - Trung trong lĩnh vực sản xuất truyền thống. Lợi thế cạnh tranh của Mỹ hiện nay và trong tương lai nằm ở chuỗi sản xuất dây chuyền.
Các cuộc đàm phán thương mại của Mỹ vốn thất bại trong việc đặt ưu tiên cho các lĩnh vực như dịch vụ, thương mại số, phối hợp quản lý vẫn chưa đem lại hiệu quả thực sự. Chính quyền Trump dường như phần nào đã đi đúng hướng về điểm này.
Mỹ lo ngại về các chiến thuật đa dạng của Trung Quốc nhằm có được tài sản "trí tuệ" của các tập đoàn Mỹ - từ trộm cắp đến các điều kiện pháp lý nhập nhằng, phiền hà về "an ninh mạng".
Đây là trục quan trọng nhất trong quan hệ kinh tế Mỹ - Trung và nó có thể thúc đẩy tiến tới hợp tác hay xung đột trong những tháng tới.
Đối với cả hai quốc gia, cải cách các quy định đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ đều nằm trong chương trình nghị sự hàng đầu năm 2017.
Theo chuyên gia này, chính quyền Trump cần nghiêm túc hơn trong việc tạo ra và mở rộng các quy định về thương mại số, đặc biệt là các quy định quản lý dữ liệu xuyên biên giới.
Điều đó có thể củng cố vị trí của Mỹ so với Trung Quốc thông qua việc chấp nhận các điều khoản tương đương trong Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) khi tái đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA).
Cuối cùng, Tổng thống Trump cần hướng tới các bang công nghiệp truyền thống, còn được gọi là các bang "Rust Belt".
Ông nên lên kế hoạch tiếp xúc các cử tri thuộc tầng lớp lao động về vấn đề việc làm theo cách có thể tạo ra khoảng không chính trị cho một chiến lược với Trung Quốc và bảo vệ ông khỏi sự thụt lùi về tỷ lệ ủng hộ trong các cuộc thăm dò.
Tổng thống Trump có thể yêu cầu Quốc hội Mỹ tăng ngân sách đào tạo lực lượng lao động mới cũng như những công nhân đang thất nghiệp. Đây là điều ông nên lấy làm trọng tâm trong chiến dịch "đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại".
Nhóm cố vấn của ông Trump tháng trước đã nói với ông về nhu cầu cần phải có nhiều sáng kiến đào tạo hướng nghiệp và học nghề. Các nhà hoạch định chính sách của Mỹ đã ít chú ý tới những chương trình này và ông Trump cũng vậy./.
- Từ khóa :
- chính sách thương mại
- Mỹ - Trung
- WTO
- Trump
- tpp
- nafta
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Cuộc gặp Mỹ-Trung: Mục tiêu của Bắc Kinh là ngăn chặn chiến tranh thương mại
06:03' - 06/04/2017
Mục tiêu chính của Bắc Kinh là ngăn chặn chiến tranh thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ-Trung sẽ phải gánh chịu thiệt hại nếu xảy ra cuộc chiến thương mại
13:12' - 12/03/2017
Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Cao Hổ Thành cảnh báo rằng nếu chiến tranh thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ xảy ra thì cả hai nước này đều gánh chịu thiệt hại.
-
Kinh tế Thế giới
Giới học giả Mỹ: Sẽ không xảy ra chiến tranh thương mại Mỹ-Trung
14:44' - 09/02/2017
Giới học giả Mỹ tin tưởng rằng bất đồng giữa Mỹ và Trung Quốc xung quanh các thông lệ thương mại và đầu tư sẽ không dẫn đến một cuộc chiến tranh thương mại giữa hai cường quốc này.
-
Kinh tế Thế giới
Thế kẹt của Canada trong bất đồng thương mại Mỹ-Trung
14:42' - 06/01/2017
Chính sách thương mại của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đối vói Mexico và Trung Quốc đe dọa làm nổ ra một cuộc chiến thương mại giữa 2 nền kinh tế hàng đầu thế giới và đặt Canada vào thế kẹt.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47' - 22/11/2024
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46' - 22/11/2024
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43' - 22/11/2024
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42' - 22/11/2024
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.