Chuyên gia Pháp: Trung Quốc sẽ hạn chế cung cấp tài chính cho các nền kinh tế mới nổi
Các nền kinh tế mới nổi sẽ phải tìm kiếm nguồn tài chính mới khi Trung Quốc giảm các khoản đầu tư và cho vay - đó là nhận định được công ty bảo hiểm - tín dụng Euler Hermes của Pháp đưa ra trong một báo cáo ngày 11/11.
Công ty Euler Hermes dự báo Trung Quốc "sẽ giảm tốc độ can dự quốc tế của nước này trong vài năm tới" do kinh tế của nước này tăng trưởng chậm lại và Bắc Kinh cũng phải giải quyết "khoản nợ lớn trong nước".
Theo ước tính của Euler Hermes, 10 thị trường mới nổi ở châu Phi và Mỹ Latinh - vốn là những nước đã nhận được viện trợ đáng kể của Trung Quốc kể từ năm 2010 - sẽ phải đối mặt khoản thâm hụt tổng cộng 47 tỷ USD.
Trong một báo cáo tháng trước, Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết trong những năm gần đây, Trung Quốc là chủ nợ hàng đầu thế giới đối với các nước nghèo, cung cấp tới 63% tổng số các khoản vay mà nhóm Các nền kinh tế mới nổi và hàng đầu thế giới (G20) dành cho các nước nghèo tính đến hết năm 2019.
Euler Hermes lưu ý rằng những nước như Ethiopia, Kenya hay Zambia... đã cải thiện cơ sở hạ tầng kinh tế nhờ tài trợ của Trung Quốc.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng cung cấp các khoản vay cho những nước có thể không trả được nợ, như Angola, Argentina và Ecuador. Các nước này đảm bảo hoàn trả dưới hình thức tài nguyên thiên nhiên trong trường hợp vỡ nợ.
Số liệu thống kê của Euler Hermes cho thấy Ethiopia và Zambia đặc biệt phụ thuộc vào nguồn tài chính từ Trung Quốc, theo đó Bắc Kinh đóng góp lần lượt 49% và 45% tổng số vay nợ nước ngoài của Ethiopia và Zambia. Đối với Kenya, tỷ lệ này là 37% và Angola là 30%.
Angola là nước có trữ lượng hydrocacbon lớn. Trong năm 2019, hơn 2/3 lượng hydrocacbon xuất khẩu của nước này là xuất khẩu sang Trung Quốc./.
>>Việt Nam - điểm đến hấp dẫn của thị trường đầu tư mới nổi
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
IIF: Dòng vốn vào các thị trường mới nổi phục hồi chậm
11:05' - 08/10/2020
Viện Tài chính quốc tế (IIF) cho rằng dòng vốn vào các thị trường mới nổi phục hồi chậm và không đồng đều .
-
Kinh tế Thế giới
Việt Nam thuộc nhóm 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất
21:02' - 21/08/2020
Theo đánh giá, nhóm thành công nhất bao gồm tất cả các nền kinh tế phát triển cũng như 16 thị trường mới nổi hiện nay, chẳng hạn như Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Truyền thông Mỹ nhận định Việt Nam có cơ hội kinh doanh lớn trong thời gian tới
18:37' - 21/11/2024
Theo trang forbes.com (Mỹ), nhiều thập kỷ qua, Việt Nam đã mở cửa cho các tập đoàn lớn. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ có cơ hội kinh doanh lớn hơn nữa dưới thời chính quyền Trump 2.0.
-
Ý kiến và Bình luận
Morgan Stanley: Chính sách thuế của Donald Trump sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ
06:00' - 21/11/2024
Ông Seth Carpenter, nhà kinh tế trưởng của ngân hàng Morgan Stanley, cho rằng các mức thuế mà Tổng thống đắc cử Donald Trump đề xuất sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ vào năm 2026.
-
Ý kiến và Bình luận
Công nghệ AI dự báo sẽ tạo ra 680 tỷ USD cho ngành viễn thông
18:18' - 20/11/2024
Trong 15-20 năm tới, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) ước tính sẽ mang lại tới 680 tỷ USD cho ngành viễn thông.
-
Ý kiến và Bình luận
UNICEF cảnh báo 3 yếu tố đe dọa sức khỏe trẻ em
08:23' - 20/11/2024
Sự biến động về nhân khẩu học, biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng và quá trình chuyển đổi công nghệ nhanh chóng có nguy cơ dẫn đến tương lai ảm đạm cho thanh thiếu niên vào giữa thế kỷ 21.
-
Ý kiến và Bình luận
Ukraine thông qua ngân sách 2025 với khoản chi kỷ lục cho quốc phòng
08:14' - 20/11/2024
Quốc hội Ukraine đã thông qua toàn bộ luật về ngân sách quốc gia năm 2025, trong đó chi ngân sách năm tới được quy định ở mức kỷ lục 3.940 tỷ hryvnia (hơn 95 tỷ USD).
-
Ý kiến và Bình luận
Australia: Dự luật giới hạn số lượng sinh viên quốc tế có nguy cơ thất bại
08:41' - 19/11/2024
Liên minh hai đảng Tự do và Quốc gia (Liên đảng) cùng đảng Xanh của Australia ngày 18/11 đã lên tiếng phản đối dự luật giới hạn số lượng sinh viên quốc tế.
-
Ý kiến và Bình luận
Mô hình nào cho phát triển kinh tế cửa khẩu?
20:41' - 18/11/2024
Thời gian tới cần định dạng lại mô hình khu kinh tế cửa khẩu thành mô hình khu kinh tế phát triển toàn diện đa chức năng.
-
Ý kiến và Bình luận
Albemarle: Phương Tây khó từ bỏ nguồn cung từ Trung Quốc
12:22' - 18/11/2024
Albemarle, nhà sản xuất lithium lớn nhất thế giới nhận định việc phương Tây xây dựng chuỗi cung ứng lithium riêng tại Bắc Mỹ và châu Âu để giảm lệ thuộc vào Trung Quốc là không khả thi về mặt kinh tế.
-
Ý kiến và Bình luận
APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO
08:33' - 18/11/2024
Các nhà lãnh đạo APEC đã thông qua “Tuyên bố Ichma về Diện mạo mới của Khu vực thương mại tự do” trong chương trình nghị sự châu Á-Thái Bình Dương.