Có cơ chế hút vốn đa dạng qua thương vụ M&A
Cụ thể, theo số liệu từ Công ty kiểm toán KPMG Việt Nam, tổng giá trị giao dịch M&A trong 10 tháng năm 2023 là 4,4 tỷ USD với hơn 260 thương vụ; trong đó, 80% giá trị giao dịch từ ngành y tế, tài chính, bất động sản... Giá trị trung bình những thương vụ này là 54,5 triệu USD.
Thông tin này được các chuyên gia nhấn mạnh tại Hội thảo xu hướng M&A và chiến lược kêu gọi đầu tư bền vững cho doanh nghiệp Việt Nam do Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng chất lượng cao phối hợp cùng một số đơn vị tổ chức ngày 12/3 tại Tp. Hồ Chí Minh.
TS. Nguyễn Tuấn Anh, Giảng viên Tài chính, Đại học RMIT Nam Sài Gòn cho hay, trong nhóm ngành tiềm năng ở thị trường M&A Việt Nam có thể kể đến là ngành hàng tiêu dùng và ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu. Đồng thời, nhà đầu tư sẽ hướng đến những doanh nghiệp có chiến lược đầu tư sản phẩm ổn định và lâu dài gồm nông nghiệp và thực phẩm với nền tảng cơ bản của nền kinh tế - sản xuất, phân phối thực phẩm.
Trước bối cảnh này, cơ quan quản lý nhà nước cần bổ sung luật các khái niệm như quyền kéo theo và quyền bán theo; trong đó, quyền kéo theo là điều khoản cho phép một cổ đông lớn (hoặc đa số) buộc một cổ đông thiểu số tham gia vào việc bán công ty (giúp bên mua loại bỏ thiểu số và mua 100%). Còn quyền bán theo là nghĩa vụ theo hợp đồng được sử dụng để bảo vệ cổ đông thiểu số, thường là trong giao dịch vốn đầu tư mạo hiểm.
Về cơ chế chính sách, một số chuyên gia cho rằng phải tạo môi trường thuận lợi hơn nữa cho hoạt động thoái vốn, bởi khi rót tiền vào doanh nghiệp, nhà đầu tư cân nhắc phải lấy ra được. Cùng với đó, yêu cầu thị trường cũng đòi hỏi các nước tạo điều kiện rút ngắn thời gian hoàn tất thương vụ M&A.
Đơn cử, thương vụ M&A tại thị trường nội địa Nhật Bản trong 3 tháng có thể hoàn tất một thương vụ, ngược lại Nhật Bản với thị trường toàn cầu phổ biến là cần 6 tháng. Trong khi đó, thương vụ của Nhật Bản với thị trường Việt Nam phải mất thời gian hơn một năm, vì giới hạn hệ thống kế toán và kỳ vọng định giá quá cao của bên bán.
Hay trên thực tế, xu hướng về môi trường, xã hội, quản trị (ESG) sẽ ngày càng tăng cao hơn và trở thành một trong những yếu tố chính yếu thúc đẩy các thương vụ M&A. Thống kê mỗi năm, tối thiểu 2/5 thương vụ yêu cầu có ESG trong quá trình thẩm định và đây là yếu trước trước đây không có.
Ghi nhận tại thị trường Việt Nam cho thấy, người Việt luôn định hướng phát triển bền vững doanh nghiệp, cũng như không có tinh thần “xây để bán” như cộng đồng doanh nghiệp nhiều quốc gia khác. Tuy nhiên, môi trường pháp lý bảo vệ sản xuất và doanh nghiệp trong nước, giữ vững thị trường nội địa và bán được giá là vấn đề đầy thách thức hiện nay và trong thời gian tới.
Đặc biệt, so với khu vực châu Á, tỷ lệ doanh nghiệp sẵn sàng thế hệ kế thừa chỉ có 15%, nhưng tỷ lệ này ở Việt Nam đang tăng. Mặc dù vậy, trong xu hướng chung của khu vực, thế hệ sáng lập doanh nghiệp đã và đang già đi nhưng chưa chuẩn bị hoặc sẵn sàng người kế thừa cũng là một trong những vấn đề tại Việt Nam.
Ông Đào Tiến Phong, Luật sư điều hành Hãng luật Investpush Legal phân tích, doanh nghiệp cần sự chuẩn bị kỹ lưỡng khi thực hiện thương vụ M&A sẽ giảm chi phí thuê ngoài. Mỗi nhà đầu tư, quỹ đầu tư có “khẩu vị” riêng trong quá trình giải ngân vốn hay rót vốn vào doanh nghiệp nào.
Hiện nay, thị trường cũng ngày càng nhiều quỹ đầu tư, nhưng những đơn vị này thường tìm kiếm cơ hội trong một số ngành nghề, lĩnh vực tiềm năng như hàng tiêu dùng, phân phối, giáo dục, y tế... Hầu hết nhà đầu tư quỹ đầu tư cũng có những điều kiện chung và riêng cho từng ngành nghề, lĩnh vực khi lựa chọn nhưng cơ bản vẫn phải đảm bảo yêu cầu hàng đầu là nhìn thấy cơ hội sinh lợi.
Trong đó, câu chuyện về đàm phán hay đánh giá đúng giá trị doanh nghiệp là vấn đề quan trọng hàng đầu mà mỗi doanh nghiệp khó có thể làm được nên cần những đơn vị chuyên nghiệp tham gia kêu gọi vốn, thực hiện thương vụ M&A. Bên cạnh đó, hiểu biết về nhà đầu tư, quỹ đầu tư cũng là một trong những vấn đề doanh nghiệp kêu gọi vốn, thực hiện thương vụ M&A không thể bỏ qua.
Liên quan đến xu thế M&A, bà Huỳnh Thanh Bình Minh, Giám đốc của Quỹ đầu tư TAEL Partners tại Việt Nam chỉ ra rằng, khi nghĩ đến kêu gọi vốn, thực hiện thương vụ M&A doanh nghiệp cần trả lời hai vấn đề là công ty cần gọi vốn để làm gì và hệ quả từ sự tham gia của nguồn vốn đó như thế nào. Hơn nữa, để hoàn thành một kêu gọi vốn, thực hiện thương vụ M&A có rất nhiều đơn vị tham gia, riêng đối với doanh nghiệp cần chủ động đánh giá thế mạnh của công ty và trên nền tảng này xây dựng chiến lược quản trị kinh doanh có khả năng thu hút nguồn vốn.
Để hấp dẫn nhà đầu tư, quỹ đầu tư, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cần tái cấu trúc hoạt động quản trị công ty, chiến lược kinh doanh, định hướng thị trường, xây dựng thương hiệu... Cùng với đó, định vị lại hệ sinh thái của doanh nghiệp trong bối cảnh diễn biến thị trường nội địa và toàn cầu ở giai đoạn ngắn hạn và trung hạn, thậm chí kể cả dài hạn.
Từ kinh nghiệm kêu gọi vốn, thực hiện thương vụ M&A, một số doanh nghiệp cũng chia sẻ, Việt Nam đang có điều kiện thuận lợi hơn những nước trong khu vực ASEAN như khi đã ký kết nhiều Hiệp định Thương mại tự do, đón nhận làn sóng chuyển dịch sản xuất kinh doanh vào thị trường nội địa, quốc gia có dân số đông, địa chính trị ổn định... nên là một trong những thị trường M&A tiềm năng.
Tuy vậy, Việt Nam phải có cơ chế chính sách hút vốn đa dạng lĩnh vực thông qua thương vụ M&A, nhất là dòng vốn vào ASEAN là như nhau nhưng nhà đầu tư, quỹ đầu tư cần lý do để lựa chọn rót vốn Việt Nam.
Những dấu hiệu trên thị trường đã và đang cho thấy thị trường M&A tại Việt Nam được dự báo vẫn sôi động, nhiều doanh nghiệp kêu gọi đầu tư do sức ép về tài chính. Đặc biệt, khi nền kinh tế phục hồi, niềm tin tiêu dùng được cải thiện nhiều, bức tranh tăng trưởng của doanh nghiệp trở nên rõ ràng hơn và đầu tư nước ngoài tăng tốc, hoạt động M&A tại Việt Nam sẽ hấp dẫn trở lại.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Nắm bắt xu hướng phát triển kinh tế sáng tạo
13:22' - 12/03/2024
Tư duy về kinh tế sáng tạo giúp hoàn thiện chính sách để các ý tưởng sáng tạo có đủ điều kiện, chu trình từ hình thành, sản xuất, cung ứng, phân phối và kể cả xuất khẩu...
-
Kinh tế Việt Nam
Những trọng điểm trong hợp tác tài chính Việt Nam-Nhật Bản
21:37' - 11/03/2024
Ngày 11/3, Đoàn công tác của Bộ Tài chính Việt Nam do Bộ trưởng Hồ Đức Phớc làm Trưởng đoàn đã có các buổi làm việc với Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Shunichi Suzuki,
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và New Zealand sẽ áp dụng chứng nhận kiểm dịch điện tử
16:29' - 11/03/2024
Việt Nam và New Zealand sẽ chuyển đổi sang chứng nhận kiểm dịch điện tử và bắt đầu với chứng nhận kiểm dịch sản phẩm sữa từ New Zealand.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Bulgaria
16:27'
Sáng 25/11, tại Phủ Chủ tịch, sau lễ đón chính thức trọng thể, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm với Tổng thống Rumen Radev.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII
15:21'
Ngày 25/11/2024, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về một số nội dung như sau:
-
Kinh tế Việt Nam
Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
15:20'
Ngày 25/11, tại Thủ đô Hà Nội, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành nhiều nội dung công việc.
-
Kinh tế Việt Nam
Sản xuất lúa liên tiếp bội thu nhờ thích ứng với biến đổi khí hậu
15:00'
Đáng chú ý là 100% diện tích lúa hàng hóa trên địa bàn đã được thương lái thu mua với giá cao hơn từ 1.300 đồng đến 2.200 đồng/kg so với năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Nâng cấp Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam - Malaysia phản ánh cam kết sâu sắc hơn đối với sự phát triển chung của hai nước
13:42'
Hai nước là những người bạn lâu năm và đều là những thành viên không thể tách rời của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
-
Kinh tế Việt Nam
Chương trình bình chọn “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” năm 2024: Minh bạch và hiệu quả
13:39'
Lễ tôn vinh “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” năm 2024 được tổ chức vào tối ngày 28/11/2024 tại Quảng trường phố đi bộ Trịnh Công Sơn, Quận Tây Hồ, Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
11:01'
Sáng 25/11, Hội nghị Ban Chấp hành Trung Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón chính thức Tổng thống Bulgaria
10:31'
Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân đã đến thủ đô Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ: Việc tinh gọn bộ máy cần tiến hành toàn diện và đồng bộ
08:30'
Phóng viên TTXVN đã phỏng vấn Tiến sỹ Trần Anh Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ về tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị.