Có đến 72% các tổ chức ở châu Á - TBD và Nhật Bản bị tấn công mạng
Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, ngày 24/8, công ty phần mềm an ninh và bảo mật Sophos Group plc (Anh) phối hợp với hãng tư vấn Tech Research Asia (TRA) đã công bố các phát hiện bổ sung báo cáo khảo sát “Tương lai của an ninh mạng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Nhật Bản”, cho thấy các doanh nghiệp đang ngày càng ưu tiên ngân sách cho an ninh mạng.
Theo đó, 11% ngân sách công nghệ được dành riêng cho an ninh mạng trong năm 2022, tăng so với mức 8,6% của năm 2021.
Cụ thể, các tổ chức ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Nhật Bản (APJ) đã xác định "săn tìm" mối đe dọa là trọng tâm để tăng cường khả năng phòng thủ an ninh mạng và hầu hết các tổ chức này (90%) đã tiến hành công việc trên trong năm 2021, trong đó 85% cho biết cách tiếp cận là rất quan trọng đối với khả năng an ninh mạng tổng thể của các doanh nghiệp.
Aaron Bugal, kỹ sư giải pháp toàn cầu thuộc Sophos cho hay: “Thật tốt khi các tổ chức coi trọng vấn đề an ninh mạng nhiều hơn, với ngân sách và mức độ thành công đang tăng lên".
Ông Bugal lưu ý rằng các tổ chức cần đảm bảo không phóng đại thành công và không tự mãn. Theo kỹ sư này, với sự gia tăng đầu tư, người ta sẽ nghĩ rằng các vụ tấn công mạng thành công sẽ giảm, tuy nhiên những vụ tấn công này vẫn tiếp tục tăng lên.
Báo cáo về mã độc tống tiền của Sophos cho thấy 72% các tổ chức APJ đã bị tấn công mạng vào năm 2021, tăng so với mức 39% của năm 2020. Với tình hình này, các tổ chức quan trọng cần xem xét các chiến lược mạng thường xuyên và giải quyết các lỗ hổng. Điều này ngày càng trở nên quan trọng vì Sophos đã chứng kiến sự gia tăng số trường hợp các tổ chức bị tấn công mạng nhiều lần.
Theo khảo sát, 45% các công ty được hỏi đã không thực hiện thay đổi đối với thông tin hoặc cách tiếp cận an ninh mạng của họ trong 12 tháng qua, cho thấy thái độ thụ động đối với an ninh mạng.
Kỹ sư Sophos nhận định các chiến lược an ninh mạng phải thường xuyên được thực hiện và thậm chí phải đi trước đón đầu trong bối cảnh có nhiều mối đe dọa hiện nay.
Bằng cách cập nhật các chiến lược an ninh mạng sau khi ngăn chặn thành công một vụ tấn công, các tổ chức sẽ luôn duy trì được trạng thái sẵn sàng ứng phó và tiếp tục trở thành mục tiêu dễ dàng cho các vụ tấn công khác.
Các tổ chức cần trợ giúp có thể thuê ngoài toàn bộ hoặc một phần quy trình săn tìm mối đe dọa để có thể phát hiện và phản ứng nhanh hơn./.
Tin liên quan
-
Công nghệ
Indonesia và Malaysia hợp tác về an ninh mạng, viễn thông
11:05' - 20/08/2022
Indonesia và Malaysia đã thảo luận, hợp tác về các vấn đề liên quan tới số hóa và an ninh mạng cũng như tại khu vực Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
-
Kinh tế & Xã hội
Canada công bố dự luật yêu cầu các ngành trọng yếu phải tăng cường an ninh mạng
08:28' - 16/06/2022
"Đạo luật coi trọng an ninh mạng" sẽ cung cấp cho Chính phủ Canada nhiều quyền kiểm soát hơn đối với cách mà các công ty tư nhân trong các ngành trọng yếu phản ứng với cuộc tấn công không gian mạng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công an Việt Nam và EU hợp tác, đảm bảo an ninh mạng
22:06' - 27/04/2022
Chiều 27/4, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm tiếp ngài Gunnar Wiegand, Tổng Vụ trưởng phụ trách châu Á - Thái Bình Dương của Cơ quan Đối ngoại châu Âu (EEAS), hiện có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.
-
Công nghệ
Chiến lược tăng cường an ninh mạng của Canada gặp khó về nhân lực
11:36' - 26/04/2022
Chính phủ Canada đã cam kết đầu tư gần một tỷ CAD (khoảng 780 triệu USD) để tăng cường năng lực an ninh mạng quốc gia.
Tin cùng chuyên mục
-
Công nghệ
Ứng dụng công nghệ viễn thám trong bảo vệ tài nguyên rừng
08:34'
Qua một năm triển khai, việc ứng dụng công nghệ viễn thám, sử dụng ảnh vệ tinh phục vụ công tác quản lý, giám sát tài nguyên rừng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đã phát huy hiệu quả.
-
Công nghệ
Nhu cầu đối với máy chơi game có dấu hiệu chững lại
22:00' - 28/11/2024
Nhu cầu đối với máy chơi game có dấu hiệu chững lại và cạnh tranh ngày càng quyết liệt khiến nhiều doanh nghiệp phải điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
-
Công nghệ
Giới thiệu các giải pháp công nghệ tiên tiến tại Techfest Vietnam 2024
09:35' - 28/11/2024
CMC vừa giới thiệu các giải pháp công nghệ tiên tiến nhất tại Ngày hội Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo Quốc gia 2024 (Techfest Việt Nam 2024).
-
Công nghệ
Đà Nẵng phát huy hiệu quả Tổ công nghệ số cộng đồng và Đề án 06
07:16' - 28/11/2024
Tổ công nghệ số cộng đồng và Đề án 06 đã góp phần hỗ trợ hàng nghìn người dân sử dụng hiệu quả công nghệ số và nền tảng số.
-
Công nghệ
Hàn Quốc rót gần 3 tỷ USD xây dựng trung tâm điện toán AI
16:35' - 27/11/2024
Chính phủ Hàn Quốc sẽ đầu tư tổng cộng 4.000 tỷ won (tương đương 2,86 tỷ USD) để xây dựng một trung tâm điện toán trí tuệ nhân tạo (AI) quốc gia.
-
Công nghệ
Khai mạc Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam 2024
15:47' - 27/11/2024
Chiều 27/11, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp UBND thành phố Hải Phòng tổ chức khai mạc Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam 2024 (Techfest Việt Nam 2024).
-
Công nghệ
Xây dựng môi trường mạng an toàn cho công dân số tương lai
15:30' - 27/11/2024
Trong thời đại công nghệ số, chung tay xây dựng môi trường mạng an toàn cho thế hệ công dân số tương lai không chỉ là vấn đề của riêng Việt Nam mà là mối quan tâm của thế giới.
-
Công nghệ
NASA chọn SpaceX cùng khám phá mặt trăng Titan của Sao Thổ
15:03' - 27/11/2024
Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) vừa công bố hợp đồng trị giá 256,6 triệu USD với SpaceX để phóng tàu đổ bộ cánh quạt Dragonfly tới Titan - mặt trăng lớn nhất của Sao Thổ.
-
Công nghệ
Hạ tầng số và công nghệ mới tạo bước tiến cho Internet Việt Nam
13:24' - 27/11/2024
Sáng 27/11, Hội thảo, Triển lãm Ngày Internet 2024 (Internet Day 2024) với chủ đề “Bước tiến mới cho Internet Việt Nam (Bứt phá với DC, Cloud, 5G và AI)” đã khai mạc tại Hà Nội.