Cơ hội thúc đẩy xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường Canada
Đây là khẳng định của các chuyên gia tại chương trình “Kết nối giao thương trực tuyến Việt Nam – Canada” do Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ Tp. Hồ Chí Minh (HAWA) phối hợp cùng Thương Vụ Việt Nam tại Canada tổ chức, ngày 30/9.
Ông Nguyễn Chánh Phương, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký HAWA thông tin: Canada là thị trường xuất khẩu chiến lược tại khu vực Bắc Mỹ của sản phẩm gỗ nội thất Việt Nam trong nhiều năm qua.Trong bối cảnh dịch COVID-19 gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thương mại toàn cầu, xuất khẩu đồ gỗ và nội thất của Việt Nam vào Canada vẫn duy trì được mức tăng trưởng dương. Đây sẽ là một trong những thị trường hỗ trợ đắc lực cho mục tiêu xuất khẩu 12 tỷ USD của ngành gỗ và lâm sản trong năm 2020.
Ông Phạm Cao Phong, Đại sứ Việt Nam tại Canada chia sẻ, Việt Nam – Canada đã có quan hệ ngoại giao gần 50 năm và từ năm 2017 đến nay đã trở thành đối tác hợp tác toàn diện của nhau trên nhiều lĩnh vực từ chính trị đến kinh tế, văn hóa, giáo dục… Đặc biệt, trong hợp tác kinh tế hai nước có nhiều điều kiện thuận lợi để thúc đẩy thương mại, ngoài Hiệp định Thương mại và Mậu dịch Việt Nam – Canada đã được ký kết từ năm 1995, Việt Nam và Canada còn thường xuyên kết nối với nhau trong vai trò là thành viên của WTO, APEC và mới đây nhất là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), đó là điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp hai nước đẩy mạnh hợp tác với nhau, Quan hệ thương mại giữa Việt Nam – Canada những năm gần đây có bước phát triển vượt bậc. Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn nhất trong khu vực ASEAN và đối thương mại lớn tác lớn thứ 5 ở châu Á của Canada.Năm 2019, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Canada đạt 6,2 tỷ USD, tăng 23% so với năm 2018. Riêng 6 tháng đầu năm 2020, mặc dù thương mại toàn cầu suy giảm nghiêm trọng đến 20% do ảnh hưởng nặng nề từ dịch COVID-19 nhưng thương mại song phương Việt Nam – Canada vẫn giữ được mức tăng trưởng 0,1%.
Tính riêng ở mặt hàng gỗ, Canada là một thị trường lớn, mỗi năm nhập khẩu tới 15 tỷ USD đồ nội thất. Với việc tham gia Hiệp định CPTPP, các sản phẩm đồ gỗ, nội ngoại thất của Việt Nam có thêm lợi thế cạnh tranh về giá tại thị trường Canada do được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi 0%, trong khi các mặt hàng tương tự từ Trung Quốc (đối thủ cạnh tranh trực tiếp và là nhà cung cấp đồ gỗ lớn nhất cho Canada hiện nay) phải chịu thuế từ 6-9%. Nhờ đó, trong 8 tháng năm 2020, gỗ là một trong những mặt hàng giữ được tốc độ tăng trưởng cao, ở mức 10,3%. Ngoài ra, Canada còn là một cửa ngõ quan trọng để đồ gỗ, nội thất Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường Bắc Mỹ. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu đồ gỗ, nội thất Việt Nam sang Canada mới chỉ chiếm khoảng 2,5% tổng giá trị xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam và mới chỉ chiếm 1,6% tổng giá trị nhập khẩu đồ gỗ hàng năm của Canada. Như vậy, dư địa mở rộng thị phần sản phẩm gỗ và nội thất Việt Nam tại Canada vẫn còn rất lớn. Trong bối cảnh thương mại thế giới nhiều biến động, Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp Canada cũng đang đẩy mạnh việc đa dạng hóa thị trường, mong muốn đẩy mạnh hợp tác thương mại - đầu tư với các nước trong khu vực ASEAN, đặc biệt là Việt Nam. Doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động tìm hiểu thông tin thị trường , tìm kiếm đối tác và cơ hội tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng đồ gỗ tại thị trường Canada Phân tích thị trường đồ gỗ Canada, ông Jacques Nadeaus, chuyên gia thương mại của Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) cho biết, nhu cầu đỗ gỗ, nội thất ở Canada dự báo sẽ tiếp tục gia tăng và đặc biệt bùng nổ trong năm 2021, sau một thời gian dài người dân giãn cách xã hội và làm việc tại nhà nhiều hơn. Cơ cấu thị trường đồ gỗ Canada trong những năm tới được dự báo sẽ tập trung vào sản phẩm nội thất phòng khách và phòng ăn chiếm khoảng 30%, nội thất phòng ngủ chiếm 21%, đồ gỗ nhà bếp chiếm 12%, ván sàn khoảng 10% và nội thất văn phòng chiếm 8%. Điều đáng nói là nếu như trước đây, Canada tự cung ứng trên 80% sản phẩm đồ gỗ, nội thất tiêu dùng trong nước thì những năm gần đây xu hướng nhập khẩu đồ gỗ tăng lên. Hiện nay, có tới 55% sản phẩm đồ gỗ, nội thất tiêu thụ tại Canada đươc nhập khẩu, người dân Canada có xu hướng ưa chương đồ nội thất được sản xuất từ gỗ cứng, có nguồn gốc tự nhiên, thân thiện với môi trường. Theo ông Jacques Nadeaus, hệ thống phân phối đồ nội thất của Canada khá đa dạng từ các nhà phân phối sỉ đến các chuỗi cửa hàng bán lẻ và cả các kênh thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát trên diện rộng. Nếu như năm 2019, doanh số bán đồ nội thất trực tuyến mới đạt 6,6% thì 6 tháng đầu năm 2020, con số này đã tăng lên 16,4% và dự báo đến cuối năm 2020 sẽ đạt tới 30%. Không chỉ có các sàn thương mại điện tử mà ngay cả cửa hàng bán lẻ cũng khai thác nguồn khách hàng mua nội thất online trong mùa dịch. “Để khai thác hiệu quả thị trường Canada, doanh nghiệp gỗ và nội thất Việt Nam cần thường xuyên kết nối với các khách hàng đã từng mua hàng của Việt Nam, chủ động tìm hiểu nhu cầu của nhà nhập khẩu và phát triển sản phẩm đón đầu xu hướng mua sắm theo mùa của người dân Canada. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần phát huy hiệu quả kết nối của nền tảng triển lãm trực tuyến HOPEFAIRS mà HAWA đã xây dựng được để tiếp cận và kết nối trực tiếp với khách hàng tiềm năng.”, ông Jacques Nadeaus chia sẻ thêm./.>>>Ngành gỗ Việt Nam tận dụng cơ hội từ EVFTA
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Khởi công hai nhà máy gỗ với tổng mức đầu tư gần 800 tỷ đồng
15:25' - 18/09/2020
Ngày 18/9, tại Yên Bái đã diễn ra Lễ khởi công xây dựng Nhà máy Cưa xẻ, sấy gỗ thành phẩm và sản xuất, xuất khẩu Plywood và Nhà máy sản xuất viên nén gỗ xuất khẩu.
-
Tài chính
Thu giữ hơn 230 kg ma túy trong các pho tượng gỗ
14:12' - 14/09/2020
Ngày 14/9, Tổng cục Hải quan cho biết vừa phối hợp cùng các lực lượng chức năng bắt giữ 10 đối tượng, thu giữ hơn 237 kg ma túy các loại vận chuyển trái phép vào Việt Nam dưới hình thức tinh vi.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá gạo thăng trầm tại hai nước xuất khẩu hàng đầu thế giới
19:06' - 23/11/2024
Một thương nhân tại Bangkok cho biết hoạt động xuất khẩu đang khiến thị trường sôi động, trong đó nhu cầu đến từ các khách hàng thường xuyên như Philippines, Indonesia và các nước châu Á khác.
-
Hàng hoá
Nông dân Bình Phước phấn khởi vào vụ thu hoạch cà phê có giá cao
12:26' - 23/11/2024
Thời điểm này, hộ trồng cà phê tại tỉnh Bình Phước đang bước vào vụ thu hoạch niên vụ năm 2024. Hiện tại, giá thu mua cà phê quả tươi và nhân đang ở mức cao nên nhà nông rất phấn khởi.
-
Hàng hoá
Căng thẳng địa chính trị leo thang, giá dầu chạm đỉnh của hai tuần
12:24' - 23/11/2024
Giá dầu đã tăng khoảng 1% trong phiên giao dịch ngày 22/11, chốt phiên ở mức cao nhất của hai tuần, giữa bối cảnh xung đột Nga-Ukraine leo thang, đe dọa ảnh hưởng đến nguồn cung dầu toàn cầu.
-
Hàng hoá
Nhiều xu hướng mới lạ xuất hiện trong mùa mua sắm cuối năm
19:00' - 22/11/2024
Mùa mua sắm lễ hội năm 2024 diễn ra trong bối cảnh kinh tế chuyển đổi và nhiều yếu tố bất định khác, khiến cả người tiêu dùng lẫn nhà bán lẻ đều phải thận trọng.
-
Hàng hoá
Xung đột Nga-Ukraie tiếp tục đẩy giá dầu leo thang
14:23' - 22/11/2024
Giá dầu thế giới tiếp tục tăng vào chiều ngày 22/11, khi xung đột ở Ukraine có chiều hướng gia tăng và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lên tiếng cảnh báo về một cuộc xung đột toàn cầu tiềm tàng.
-
Hàng hoá
Mở cửa Phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
11:37' - 22/11/2024
Đây là lần thứ 14 Phòng trưng bày của Tổng cục mở cửa đón khách tham quan, tìm hiểu thông tin, dấu hiệu nhận biết hàng thật - hàng giả với một số mặt hàng có nhu cầu tiêu thụ cao trên thị trường.
-
Hàng hoá
Indonesia nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn gạo từ Ấn Độ
08:45' - 22/11/2024
Chính phủ Indonesia đã quyết định nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn gạo từ Ấn Độ. Quy trình giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp đã hoàn tất.
-
Hàng hoá
Kiên Giang đưa hơn 90% sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử
08:45' - 22/11/2024
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, đến nay tỉnh có 269 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, trong đó có hơn 90% sản phẩm OCOP đưa vào sàn thương mại điện tử để kinh doanh.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới tăng 1% giữa lúc xung đột Nga-Ukraine leo thang
07:40' - 22/11/2024
Giá dầu thế giới tăng khoảng 1% vào ngày 21/11 sau khi Nga và Ukraine gia tăng các cuộc tấn công bằng tên lửa, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ căng thẳng nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng.