Cơ hội trong quá trình chuyển đổi thực hiện kế hoạch Net Zero
Năm 2022 được kỳ vọng là một năm có hai kịch bản, với tốc độ tăng trưởng kinh tế và lạm phát cao trong nửa đầu năm, nhường chỗ cho tốc độ tăng trưởng và lạm phát thấp hơn trong nửa cuối năm. Trong bối cảnh đó, thập kỷ tới, các nhà đầu tư nên tìm kiếm cơ hội trong quá trình chuyển đổi thực hiện kế hoạch Net Zero (không phát thải ròng), với sự hỗ trợ của các công nghệ đột phá ABC (gồm Trí tuệ nhân tạo, Dữ liệu lớn và An ninh mạng).
Khi các doanh nghiệp chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc lần thứ 26 (COP26) ở Glasgow vào năm ngoái, UBS - một trong những ngân hàng lớn của châu Âu đã phát hành bản cập nhật về cách họ lên kế hoạch thực hiện phần của mình trong cuộc chiến chống lại sự nóng lên toàn cầu.UBS đã trở thành thành viên sáng lập của Liên minh Ngân hàng Net Zero (Net Zero Banking Alliance) - một câu lạc bộ do Liên hợp quốc triệu tập gồm hầu hết các ngân hàng phương Tây cam kết loại bỏ danh mục đầu tư ảnh hưởng đến môi trường và khí hậu. UBS cho biết: “Chúng tôi sẽ công bố một kế hoạch hành động toàn diện về khí hậu vào cuối năm nay, thiết lập các mục tiêu dựa trên khoa học, bao gồm cả các mốc quan trọng".Theo UBS, các ngân hàng trung ương có thể sẽ giảm bớt nguồn cung tiền tệ khẩn cấp, khi các tác động kinh tế của đại dịch ngày càng giảm bớt. Chính sách thắt chặt tiền tệ hơn dự kiến sẽ không ngăn cản lợi nhuận tích cực của thị trường chứng khoán.Mark Haefele, Giám đốc Đầu tư tại UBS Global Wealth Management, cho rằng khi các động lực tăng trưởng kinh tế liên quan đến đại dịch bắt đầu giảm dần, cần bắt đầu hành trình khám phá để xem liệu thế giới có đang bước vào một chế độ kinh tế mới dài hạn hơn hay không.Năm 2022 khởi đầu với quan điểm tích cực về tăng trưởng toàn cầu. Về lâu dài, có thể nhìn thấy cơ hội trong các công nghệ đột phá, quá trình chuyển đổi Net Zero và sức mạnh của các giải pháp thay thế để mở khóa trở lại và quản lý sự biến động. Chương trình khí hậu phù hợp với tầm nhìn chiến lược rộng lớn hơn của UBS dự kiến sẽ công bố vào tháng Hai.
Thập kỷ chuyển đổiTrong thập kỷ tới, các nhà đầu tư phải đối mặt với một thế giới đang trải qua sự gián đoạn ngày càng tăng về công nghệ, dân số già đi, sự điều phối tài chính và tiền tệ và phi toàn cầu hóa, cũng như những lời kêu gọi chính trị mạnh mẽ hơn về tái phân phối của cải và hành động vì môi trường.Đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy sự phát triển của nhiều chủ đề trong số này, tạo ra sự không chắc chắn, nhưng cũng mang lại các cơ hội đầu tư dài hạn hấp dẫn. Ví dụ, doanh thu tổng hợp của “công nghệ ABC” dự kiến sẽ tăng từ 384 tỷ USD vào năm 2020 lên 620 tỷ USD vào năm 2025.Việc nắm bắt tốc độ tăng trưởng trong những lĩnh vực này sẽ đòi hỏi các nhà đầu tư phải nhìn xa hơn, không chỉ các cổ phiếu công nghệ có vốn hóa lớn mà còn tập trung vào những cổ phiếu có vốn hóa trung bình, cũng như sử dụng vốn cổ phần tư nhân để tiếp cận với các công ty tăng trưởng ở giai đoạn đầu.
Trong khi đó, quá trình chuyển đổi carbon dường như được chứng minh là một trong những xu hướng đầu tư trong thập kỷ tới. Việc đạt được Net Zero dự kiến sẽ đòi hỏi đầu tư toàn cầu vào năng lượng tái tạo là 50.000 tỷ USD cho mỗi thập kỷ đến năm 2050, với 50% lượng phát thải giảm cần đến từ các công nghệ kém phát triển.Điều này tạo ra cơ hội cho các giải pháp công nghệ xanh, không khí sạch và giảm thiểu carbon, và các chiến lược kinh doanh carbon.
Tuy nhiên, sự tụt hậu cũng phản ánh một tình thế khó xử trong ngành ngân hàng, với khối lượng công việc khổng lồ mà họ đang phải đối mặt khi vật lộn với các cam kết giảm lượng khí thải ròng Net Zero được đặt ra vào năm 2022 với những rắc rối hơn bao giờ hết liên quan đến việc tài trợ cho nhiên liệu hóa thạch.Nhiệm vụ gai gócJörg Eigendorf, người đứng đầu bộ phận truyền thông và tính bền vững của Deutsche Bank, cho biết: Đó là một nhiệm vụ to lớn.Tư cách thành viên trong Liên minh Ngân hàng Net Zero yêu cầu các ngân hàng phải tính toán và lập mô hình lượng khí thải carbon của danh mục cho vay trị giá hàng tỷ euro mà sẽ được công bố vào cuối năm 2022. Điều này sẽ mang lại sự minh bạch và giám sát chặt chẽ hơn nhiều từ các cơ quan quản lý, chính trị gia, nhà đầu tư và công chúng.
Công ty nghiên cứu tài chính Autonomous cho hay Deutsche Bank, JPMorgan Chase và HSBC là một trong số hơn chục ngân hàng có cam kết tài trợ xanh hàng năm hiện đã vượt xa mức hỗ trợ năm 2020 đối với nhiên liệu hóa thạch.
Năng lượng tái tạo và các dự án liên doanh thân thiện với khí hậu khác đã nhận được nhiều trái phiếu và khoản vay do ngân hàng phát hành hơn so với lĩnh vực nhiên liệu hóa thạch lần đầu tiên vào năm 2021 và đang có nhiều sự ủng hộ hơn nữa. Các xu hướng tài chính có vẻ rõ ràng - ngoại trừ một điều các ngân hàng vẫn chưa thể dứt khoát đặt dấu chấm hết cho nhiên liệu hóa thạch.Theo nghiên cứu của tổ chức phi chính phủ, 60 ngân hàng khu vực tư nhân lớn nhất thế giới đã đầu tư hơn 3.800 tỷ USD vào các lĩnh vực dầu mỏ, khí đốt và than đá kể từ khi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu được ký kết vào năm 2015. Và phần lớn đã được các công ty dầu khí sử dụng cho các kế hoạch lớn mở rộng hơn.Hiện vẫn chưa có dấu hiệu thay đổi nhanh chóng khi các ngân hàng phải đối mặt với khó khăn kép trong việc công khai nguồn tài chính phục vụ phát triển nhiên liệu hóa thạch của họ trước sự giám sát kỹ lưỡng hơn và các cáo buộc về hành vi phản khí hậu. Về lý thuyết, vấn đề cần được giải quyết bởi một tổ chức như Liên minh Ngân hàng Net Zero với 98 thành viên chiếm hơn 40% tài sản ngân hàng toàn cầu. Họ phải đề ra các kế hoạch để giảm thiểu lượng khí thải. Tuy nhiên, vấn đề là biện pháp giải "bài toán" khó.Các nhà khoa học đã xác định rằng việc hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5°C sẽ an toàn hơn nhiều. Vì vậy, lượng khí thải carbon do con người tạo ra, phần lớn đến từ việc đốt dầu, khí đốt và than đá, sẽ phải giảm gần một nửa vào năm 2030 và giảm xuống Net Zero vào khoảng năm 2050. Điều này có nghĩa là thế giới phải nhanh chóng "cai nghiện" nhiên liệu hóa thạch.Các ngân hàng đã giảm sự ủng hộ cho than theo thời gian. Nhưng rất ít thành viên của Liên minh Ngân hàng Net Zero đã ban hành kế hoạch chi tiết cho thấy cách thức và thời điểm họ có thể giảm bớt hỗ trợ cho dầu và khí đốt.Ngoại lệ là ngân hàng La Banque Postale của Pháp. Vào tháng 10/2021, ngân hàng này cho biết họ sẽ rút hoàn toàn khỏi các ngành công nghiệp dầu khí vào năm 2030, giống như thời hạn của họ đối với than.Goldman Sachs, JPMorgan Chase và các ngân hàng khác trong Liên minh cũng đã bắt đầu công bố các kế hoạch chi tiết hơn. Các ngân hàng này có thể thua lỗ nhiều hơn so với ngân hàng Pháp, nhưng một số nhà phân tích cho rằng mất mát từ nguồn tài chính đầu tư cho nhiên liệu hóa thạch có thể được bù đắp bằng đầu tư vào tăng trưởng xanh.
Nhu cầu ngày càng tăng từ lĩnh vực xanh đang nở rộ đối với các khoản vay cùng các dịch vụ ngân hàng khác. Tuy nhiên, một số ngân hàng cho rằng sẽ là rủi ro khi trở thành người đi đầu trong trường hợp không có định giá carbon có ý nghĩa hoặc các chính sách khác của chính phủ để cân bằng sân chơi tài chính.
Lợi ích của việc các ngân hàng niêm yết từ bỏ nhiên liệu hóa thạch là gì nếu các nhà đầu tư tư nhân đối mặt với việc ít bị giám sát hơn? Cách đây không lâu, ý tưởng này nghe có vẻ viển vông nhưng thời gian đang thay đổi nhanh chóng và điều này buộc các ngân hàng phải hành động./.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Các công ty nhiên liệu hóa thạch chi mạnh cho quảng cáo để “ru ngủ” công chúng
20:37' - 05/01/2022
Các công ty nhiên liệu hóa thạch và đối tác thân thiết họ nằm trong số những doanh nghiệp chi tiêu nhiều nhất cho các quảng cáo và chúng được thiết kế để trông giống như kết quả tìm kiếm của Google.
-
Phân tích - Dự báo
Chống biến đổi khí hậu- Cuộc chiến không còn đường lùi
15:43' - 27/12/2021
Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) diễn ra tại Anh năm nay được cho là khơi dậy tất cả những phản ứng cùng lúc.
-
Phân tích - Dự báo
Thế giới chưa thể hết phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch
12:45' - 27/12/2021
Cuộc khủng hoảng khí hậu dường như đã đặt lộ trình kết thúc cho ngành dầu mỏ nhưng để đạt mục tiêu này không phải điều dễ dàng, nhất là khi kinh tế thế giới vẫn phụ thuộc nhiều vào dầu khí.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Những thách thức kinh tế đối với châu Âu
06:30'
Lạm phát của châu Âu vẫn ở mức cao, chịu ảnh hưởng bởi sự gián đoạn chuỗi cung ứng và giá năng lượng tăng vọt. Bên cạnh đó, bất ổn địa chính trị cũng góp phần cản đà phục hồi tăng trưởng của khu vực.
-
Phân tích - Dự báo
Kỷ nguyên vàng của bitcoin đã bắt đầu?
05:30'
Giá bitcoin, vốn bắt đầu năm 2024 ở mức 38.000 USD, hiện đang tiệm cận ngưỡng 100.000 USD. Đồng bitcoin đã tăng vọt trong những tuần gần đây phần lớn nhờ "hiệu ứng Donald Trump".
-
Phân tích - Dự báo
Các nhà máy ô tô Mexico lo ngại chính sách thuế mới của Mỹ
06:30' - 26/11/2024
Theo tờ The New York Times bằng tiếng Tây Ban Nha, chính sách thuế quan trong nhiệm kỳ Tổng thống lần thứ hai của ông Donald Trump có thể giáng đòn mạnh vào các nhà máy sản xuất ô tô tại Mexico.
-
Phân tích - Dự báo
Chuyển đổi năng lượng - “thế khó” cuả Nhật Bản
05:30' - 26/11/2024
Nhật Bản đang cân nhắc đặt mục tiêu đưa năng lượng tái tạo trở thành nguồn năng lượng lớn nhất của đất nước vào năm tài chính bắt đầu từ tháng 4/2040.
-
Phân tích - Dự báo
Vàng sẽ tìm lại đỉnh cao?
15:26' - 25/11/2024
Giới phân tích dự đoán giá vàng sẽ phục hồi vào năm tới, do vàng vẫn giữ được sức hấp dẫn như một tài sản trú ẩn an toàn.
-
Phân tích - Dự báo
“Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài cuối: Tương lai thương mại toàn cầu
06:30' - 25/11/2024
Nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Trump có thể ủng hộ lập trường thương mại "Nước Mỹ trên hết", do đó một số quốc gia sẽ phải đối mặt với một hành động cân bằng phức tạp.
-
Phân tích - Dự báo
“Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài 2: Viễn cảnh u ám tại châu Âu
05:30' - 25/11/2024
Chính sách của ông Trump đã được người kế nhiệm là ông Joe Biden tiếp tục duy trì. Tuy nhiên, lần này, quy mô của những gì ông dự định làm có thể sẽ lớn chưa từng có.
-
Phân tích - Dự báo
"Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài 1: Đông Nam Á vượt qua thế nào?
06:30' - 24/11/2024
Chênh lệch lớn về thuế suất sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ cho "kỹ thuật áp thuế", nghĩa là sắp xếp lại chuỗi cung ứng với mục đích duy nhất là đủ điều kiện để được hưởng mức thuế suất thấp hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Lý do Trung Quốc tăng cường đầu tư vào Nam Mỹ
05:30' - 24/11/2024
Theo tạp chí La Tribune, việc Chủ tịch Trung Quốc khánh thành một siêu cảng ở Chancay, miền Bắc Peru, cho thấy chính sách tăng cường đầu tư của Bắc Kinh vào khu vực Nam Mỹ.