Cổ phiếu điện hạt nhân và uranium “ăn nên làm ra”
Giá uranium đã tăng khoảng 70% trong năm qua, vượt xa mức tăng của chỉ số chứng khoán chuẩn trong cùng kỳ. Điều này phản ánh kỳ vọng của nhà đầu tư rằng các công ty liên quan đến năng lượng hạt nhân sẽ được hưởng lợi từ sự bùng nổ nhu cầu điện do việc sử dụng AI tạo sinh - vốn đòi hỏi lượng dữ liệu khổng lồ để học hỏi và đào tạo.
Goldman Sachs đang củng cố sự hiện diện của mình trên thị trường khi bắt đầu mở rộng sang giao dịch quyền chọn uranium cho các quỹ phòng hộ dựa trên uranium vật chất. Ngân hàng đầu tư Mỹ cũng có lượng uranium tồn kho trị giá 356 triệu USD tại công ty con thương mại ở Anh tính đến cuối năm 2022.Theo công ty nghiên cứu UxC của Mỹ, giá uranium tinh chế giao ngay đã tạm thời tăng lên 106 USD/pound (1 pound = 0.4535 kg) trong tháng 2/2024, mức cao nhất kể từ năm 2007 và năm nay được gọi là “thời kỳ phục hưng hạt nhân” do liên tiếp có các đơn đặt hàng xây dựng các nhà máy năng lượng nguyên tử mới hoặc bổ sung.Tính toán của các quỹ phòng hộ và ngân hàng đầu tư là nguyên nhân dẫn đến sự tăng giá này. Giám đốc điều hành Andre Liebenberg của Yellow Cake, một công ty đầu tư có trụ sở tại London hoạt động trong lĩnh vực uranium, cho biết: “Sự đồng thuận chung của ngành vẫn là việc tăng giá là không thể tránh khỏi khi nhu cầu ngày càng tăng trong bối cảnh nguồn cung sẵn có hạn chế”.Giá uranium từ lâu đã rơi vào tình trạng ảm đạm khi động lực sử dụng năng lượng nguyên tử cạn kiệt sau thảm họa hạt nhân ở Fukushima, Nhật Bản do trận động đất và sóng thần nghiêm trọng năm 2011.Nhưng sự bùng nổ của AI đã làm thay đổi mạnh mẽ tình hình. Khu vực bán dẫn PHLX (SOX), một chỉ số của Sở giao dịch chứng khoán Philadelphia dành cho cổ phiếu bán dẫn, tăng vọt với kỳ vọng nhu cầu về chip ứng dụng AI sẽ tăng lên. Giá uranium cũng tăng theo SOX. Trước sự khác biệt so với biến động giá dầu thô, các nhà đầu tư dường như bắt đầu coi uranium có liên quan đến AI, thay vì chỉ đơn giản là một cổ phiếu năng lượng.Liên quan đến việc tích cực mua cổ phiếu uranium và điện hạt nhân, các nhà đầu tư đang chú ý đến tiềm năng nhu cầu điện tăng trưởng và xu hướng kinh doanh của các tập đoàn công nghệ lớn của Mỹ có nguồn dự trữ tài chính mạnh.AI tạo sinh được huấn luyện trên một lượng lớn dữ liệu thông qua các đơn vị xử lý đồ họa (GPU) và phụ thuộc vào các trung tâm dữ liệu với những máy chủ có dung lượng lớn. Theo ước tính của ngân hàng đầu tư Mỹ Morgan Stanley, nhu cầu điện từ các trung tâm dữ liệu trên toàn thế giới sẽ tăng thêm 318 terawatt/giờ từ năm 2024 đến năm 2027. Để so sánh, mức tăng đó tương đương với tổng mức tiêu thụ điện hàng năm của Indonesia, hoặc năng lượng được tạo ra bởi 39 lò phản ứng hạt nhân lớn.Các công ty công nghệ đang tăng cường đầu tư vào những nguồn năng lượng tái tạo để đảm bảo nguồn điện cho trung tâm dữ liệu và góp phần khử carbon. Nhưng việc sản xuất điện tại các nhà máy điện Mặt Trời và điện gió không ổn định như các cơ sở thông thường.Nhà phân tích Surya Hendry của công ty nghiên cứu Rystad Energy có trụ sở tại Oslo cho biết: “Các công ty công nghệ nhìn chung rất tích cực trong việc tìm hiểu vai trò của họ đối với nhu cầu năng lượng. (Họ nghĩ) Hạt nhân cung cấp năng lượng cơ bản không đổi, trong khi năng lượng Mặt Trời không liên tục”.Microsoft đã ký hợp đồng mua điện từ các nhà máy điện hạt nhân cho những trung tâm dữ liệu của mình ở miền Đông nước Mỹ. Hãng cũng đã bắt đầu mời các chuyên gia cho kế hoạch kết nối những trung tâm dữ liệu với các lò phản ứng mô-đun nhỏ (SMR).Việc sử dụng AI rộng rãi và nhu cầu điện tăng mạnh đã mở đường cho thời kỳ phục hưng của hạt nhân, Nhà quản lý Danh mục đầu tư cổ phiếu Mark Casey tại công ty dịch vụ tài chính Capital Group của Mỹ cho biết: “Các công ty công nghệ lớn sẽ là động lực chính khơi lại cuộc đối thoại về năng lượng hạt nhân”.Tỷ lệ giá trên thu nhập dự kiến (PER) của SOX cao, gần đây tạm thời chạm mức 30. Để so sánh, PER của công ty điện hạt nhân Vistra của Mỹ là khoảng 16. Nếu được tái định vị thành cổ phiếu liên quan đến AI, Vistra có vẻ đang bị định giá thấp.Vẫn còn những điều không chắc chắn về việc liệu việc sử dụng năng lượng hạt nhân và xây dựng các nhà máy nguyên tử mới có gia tăng như các nhà đầu tư đang mong đợi hay không. Vào tháng 11 năm ngoái, NuScale Power của Mỹ đã công bố quyết định hủy dự án SMR đầu tiên của mình, với lý do chi phí sản xuất điện có thể tăng khoảng 50% so với ước tính ban đầu do chi phí xây dựng cao hơn.Cung và cầu uranium có xu hướng thắt chặt do các công ty khai thác mỏ không thể nhanh chóng mở rộng sản xuất vào thời điểm Trung Quốc và các nước khác dự kiến sẽ tăng cường mua nguyên tố phóng xạ khi họ xây dựng các nhà máy nguyên tử mới.Nếu dòng tiền đầu tư vào thị trường tạo thêm động lực cho sự gia tăng giá uranium, hoạt động của các nhà máy điện hạt nhân có thể bị ảnh hưởng bất lợi.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
IAEA sẽ họp khẩn sau vụ tấn công nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia
08:29' - 10/04/2024
Hội đồng Thống đốc của cơ quan IAEA sẽ tiến hành cuộc họp khẩn cấp vào ngày 11/4 theo yêu cầu của cả Ukraine và Nga để thảo luận về các cuộc tấn công vào nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia.
-
Hàng hoá
Mỹ và châu Âu đẩy mạnh sản xuất uranium nội địa
08:45' - 08/02/2024
Mỹ và châu Âu phải đối mặt với những thách thức về nguồn cung uranium do phụ thuộc vào nhập khẩu của Nga và tình trạng thiếu hụt toàn cầu.
-
Doanh nghiệp
Anh sẽ xây dựng nhà máy sản xuất nhiên liệu uranium công nghệ cao đầu tiên ở châu Âu
07:02' - 08/01/2024
Chính phủ Anh ngày 6/1 thông báo kế hoạch trở thành quốc gia đầu tiên ở châu Âu sản xuất nhiên liệu uranium tiên tiến mà hiện mới chỉ có Nga là nhà sản xuất trên quy mô thương mại.
-
Hàng hoá
Giá uranium cao nhất trong gần 17 năm
17:44' - 16/12/2023
Giá tăng do nhiều yếu tố, đặc biệt là nhu cầu tăng do điện hạt nhân được quan tâm trở lại và cũng do những lo ngại về nguồn cung dầu mỏ và khí đốt.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Thuế quan Mỹ -"ác mộng" của ngành rượu vang châu Âu
06:30'
Tuyên bố xem xét áp thuế 200% đối với rượu vang, rượu sâm banh và đồ uống có cồn từ EU của Tổng thống Trump đang vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ các chính phủ và thị trường.
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế Nhật Bản sau gần một năm BoJ tăng lãi suất
05:30'
Gần một năm sau khi BoJ thực hiện đợt tăng lãi suất lịch sử, lợi nhuận của các ngân hàng lớn nhất nước này đạt mức kỷ lục, trong khi giá cả leo thang buộc người tiêu dùng phải cắt giảm chi tiêu.
-
Phân tích - Dự báo
Châu Âu và cuộc chiến giành lại vị thế cường quốc
05:30' - 19/03/2025
Châu Âu đang nỗ lực “tự đứng vững”, sau khi mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương giữa Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ có nguy cơ rạn nứt bởi các động thái của chính quyền Tổng thống Donald Trump.
-
Phân tích - Dự báo
OECD hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc năm 2025
09:55' - 18/03/2025
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) ngày 17/3 đã giảm dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2025 của Hàn Quốc xuống còn 1,5%, từ mức 2,1% công bố hồi tháng 12/2024.
-
Phân tích - Dự báo
Lý do khiến nhiều nhân sự cấp cao rời khỏi Samsung Electronics
06:30' - 18/03/2025
Một số giám đốc điều hành cấp cao tại Samsung Electronics gần đây đã rời công ty, mặc dù ban đầu họ gia nhập công ty với kỳ vọng lớn về việc củng cố hoạt động kinh doanh và quản lý trong tương lai.
-
Phân tích - Dự báo
Giải mã dòng chảy của vàng
05:30' - 18/03/2025
Theo một cuộc khảo sát hàng năm do Hội đồng Vàng Thế giới thực hiện, gần 60% các ngân hàng trung ương của các nước giàu ước tính rằng tỷ trọng vàng trong dự trữ toàn cầu sẽ tăng trong 5 năm tới.
-
Phân tích - Dự báo
Sự phát triển AI ở Đông Nam Á: Cuộc chơi phức tạp
06:30' - 17/03/2025
Dưới sự đổ bộ của dòng vốn và công nghệ, sự phát triển AI ở Đông Nam Á đang phải đối mặt với một cuộc chơi phức tạp liên quan đến những thách thức về mặt cấu trúc và những cơ hội lịch sử.
-
Phân tích - Dự báo
Thái Lan dẫn đầu thị trường xe điện ASEAN: Cờ đã đến tay?
05:30' - 17/03/2025
Thái Lan có chuỗi cung ứng ô tô toàn diện nhất trong khu vực, cung cấp ô tô cho cả thị trường xe tay lái thuận và nghịch ở ASEAN. Nhưng năm 2024, ngành ô tô Thái Lan đã trải qua giai đoạn suy giảm.
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế tầm thấp: Mặt trận chiến lược mới của Trung Quốc
06:30' - 16/03/2025
15 thành phố của Trung Quốc, trong đó có Bắc Kinh, Thượng Hải, đã công bố sáng kiến chung nhằm thiết lập một hệ sinh thái kinh tế tầm thấp với mục tiêu phát triển 100 dự án vào năm 2025.