Có thiếu lao động cho phục hồi sản xuất nhưng không đến mức trầm trọng
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, chiều 8/11, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đã phát biểu, làm rõ thêm một số vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm.
Đề cập 5 nội dung lớn trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội mà các đại biểu thảo luận, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết: Các nội dung này gồm những chính sách về an sinh xã hội và phúc lợi xã hội; phát triển các trụ cột chính của an sinh xã hội, bảo hiểm xã hội; chăm lo các đối tượng yếu thế; kết quả triển khai các gói hỗ trợ; đào tạo, bồi dưỡng nhân lực, nguồn lao động và phục hồi thị trường lao động.
Khẳng định nguyên tắc phát triển kinh tế đi đôi với đảm bảo tiến bộ, công bằng xã hội, không hy sinh công bằng xã hội để phát triển kinh tế đơn thuần, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết: Hệ thống an sinh xã hội thời gian qua cơ bản đáp ứng được các yêu cầu, thực hiện quyền an sinh của người dân, tiệm cận các tiêu chuẩn quốc tế và chỉ số phát triển con người tăng trưởng nhanh.Theo đánh giá và xếp hạng của Liên hợp quốc, hệ thống an sinh xã hội của Việt Nam đã từng bước hình thành ba chức năng cơ bản là phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục rủi ro.
Đối với việc ban hành và triển khai các chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh rằng “đã tương đối chủ động, làm bài bản và thực hiện theo lộ trình, đi đôi với xử lý linh hoạt, phát sinh các tình huống cụ thể”.Như với người yếu thế, từ đầu năm 2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định 20/2021/NĐ-CP thay thế Nghị định 136/2013/NĐ-CP, trong đó có việc nâng mức hỗ trợ bình quân cho người yếu thế lên gấp ba lần, cá biệt có những đối tượng nâng 100%.
Đối với người có công, Chính phủ ban hành Nghị định 75/2021/NĐ-CP và đảm bảo 7/12 nhóm đối tượng được nâng mức hỗ trợ hàng tháng, hàng năm.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cũng cho biết, hiện nay các chính sách giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững đang được triển khai khẩn trương, đúng tiến độ theo quy định của Quốc hội.Đồng thời, các chính sách tiền lương cho người hưu trí, nhất là người hưu trí trước năm 1995 và là người có lương hưu thấp cũng đang được điều chỉnh. Trong phòng, chống dịch COVID-19 vừa qua, Đảng, Nhà nước, đặc biệt và trực tiếp là Thường vụ Quốc hội và Chính phủ đã chỉ đạo, ban hành nhiều chính sách hỗ trợ Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai.
Một số tỉnh đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách với ngân sách lớn để đảm bảo an sinh xã hội, để đảm bảo người dân an tâm ở nhà tham gia phòng, chống dịch.
Trong bối cảnh đại dịch, chúng ta ban hành 3 chính sách lớn, chưa có tiền lệ và những giải pháp tình thế để kịp thời đáp ứng các yêu cầu cấp bách, cụ thể.Tuy còn nhiều hạn chế, khuyết điểm, nhưng kết quả đến nay cho thấy, đã có trên 14 triệu đối tượng thụ hưởng gói hỗ trợ theo Nghị quyết 42/2017/QH14. Gói hỗ trợ theo Nghị quyết số 68/NQ-CP, qua 4 tháng triển khai, toàn quốc đã phê duyệt 25,9 nghìn tỷ đồng và hỗ trợ cho 26,71 triệu đối tượng thụ hưởng.
Đối với gói hỗ trợ cho người lao động và sử dụng lao động từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp theo nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ, đã rà soát, hỗ trợ 363.000 người sử dụng lao động; hỗ trợ tiền từ kết dư Quỹ Bảo hiểm cho trên 8 triệu người lao động, hiện nay, 85% lực lượng lao động trong độ tuổi đã được thụ hưởng với hơn tổng số tiền hơn 20 nghìn tỷ đồng.
Bên cạnh đó, các gói hỗ trợ của địa phương và vận động nguồn lực xã hội, cũng như của nhân dân đã góp phần thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội - Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh.
Cho biết đại dịch ảnh hưởng rất lớn đến thị trường lao động, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nêu rõ, sự thích ứng linh hoạt - an toàn - hiệu quả trong tình hình mới đang có tiến triển rất khả quan. Theo báo cáo tại các tỉnh, thành phố phía Nam và qua kiểm tra, hiện nay, phục hồi sản xuất tại các khu công nghiệp chế xuất từ 50 - 80%. Số lao động phục hồi hiện nay từ 70 - 75%, cá biệt có địa phương tới 90%. “So với nhu cầu và yêu cầu đáp ứng đơn hàng thì còn thiếu lực lượng lao động, nhưng không đến mức trầm trọng trong các khu công nghiệp, khu chế xuất do chúng ta đã chủ động những giải pháp nhất định, các địa phương cũng từng bước phục hồi sản xuất. Dự báo, đến hết quý I và vào đầu quý II năm 2022 nếu dịch không diễn biến phức tạp thì khả năng phục hồi trở lại thị trường lao động như bình thường là đáp ứng được”- Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói. Cũng theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã báo cáo với Chính phủ và xây dựng chương trình phục hồi, phát triển thị trường lao động đi đôi với vấn đề an sinh xã hội. Chương trình này chia làm 2 giai đoạn là phục hồi và bứt phá với những cơ chế, chính sách “đủ mạnh, đủ lớn” và đây là một trong những nội dung trong chương trình tổng thể phục hồi kinh tế - xã hội của đất nước./.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Bình Định hoàn thành cấp phát tiền hỗ trợ lao động bị ảnh hưởng dịch COVID-19
16:10' - 08/11/2021
Tỉnh Bình Định đã hoàn thành công tác cấp phát tiền hỗ trợ cho người lao động không có hợp đồng lao động (lao động tự do) gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, với tổng số tiền hơn 68 tỉ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo động lực cho người lao động góp sức vào phục hồi nền kinh tế
12:04' - 08/11/2021
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, sáng 8/11, nhiều đại biểu quốc hội đề xuất về việc tạo thuận lợi để người lao động góp sức vào phục hồi nền kinh tế.
-
Tài chính
Xây dựng ngân sách nhà nước theo hướng nào để đáp ứng mục tiêu an sinh xã hội?
14:56' - 05/11/2021
Theo dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 đang được Bộ Tài chính lấy ý kiến công khai, tổng thu cân đối và dự toán chi cân đối ngân sách tăng lần lượt khoảng 3,4% và tăng 4,5% so với năm 2021.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
08:36'
Sáng 17/2, Quốc hội thảo luận ở hội trường, trong đó có việc thảo luận về các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài cuối: Từ cam kết tới hành động
08:34'
Xuất khẩu xanh đang trở thành động lực mới cho thương mại toàn cầu khi nhiều nền kinh tế lớn đẩy mạnh chiến lược giảm phát thải và phát triển bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 3: Áp lực cho chuỗi giá trị
08:24'
Các thị trường nhập khẩu nông lâm thủy sản lớn như châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản… đang chuyển hướng mạnh mẽ sang tiêu dùng các sản phẩm được sản xuất theo hướng xanh và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 2: Lựa chọn sống còn để tiến xa hơn
08:10'
Các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp dệt may, da giày đã chia sẻ về mô hình chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, các bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp hỗ trợ để doanh nghiệp có bước tiến xa hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 1: Bắt nhịp "cuộc chơi" toàn cầu
08:08'
Thông tấn xã Việt Nam thực hiện 4 bài viết về chuyển đổi xanh, chuyển đổi số với những bài học thực tế và những giải pháp để các nhà xuất khẩu của Việt Nam tiến xa hơn trong "cuộc chơi" toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết 57: Nắm bắt cơ hội đột phá từ ngoại giao khoa học và công nghệ
21:49' - 16/02/2025
Hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực nghiên cứu, phát triển công nghệ và khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên vốn cho các dự án trọng điểm, cấp bách
16:07' - 16/02/2025
Năm 2025, Bộ Giao thông vận tải được giao 81.218 tỷ đồng, gồm: 71.284 tỷ đồng từ nguồn vốn năm 2025 và 9.394 tỷ đồng từ nguồn vượt thu tiết kiệm chi năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất giải pháp để công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng
16:06' - 16/02/2025
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất các bộ, ngành và địa phương cần thúc đẩy đầu tư tư nhân và công nghiệp chế biến, chế tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy: Nhanh chóng kiện toàn, triển khai công tác theo mô hình tổ chức mới
11:12' - 16/02/2025
Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, thảo luận ở tổ ngày 13/2 vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết chủ trương tinh gọn bộ máy nhà nước là điều người dân mong đợi từ lâu.