Còn 622 doanh nghiệp chưa đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán
Tại buổi họp báo chuyên đề về “Kết quả thoái vốn, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước 6 tháng đầu năm 2019; nội dung cơ bản chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần”, diễn ra chiều 5/8, tại Hà Nội, ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) khẳng định, cổ phần hóa là giải pháp quan trọng trong sắp xếp, đổi mới, cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước.
Theo ông Đặng Quyết Tiến, đến nay cơ chế, chính sách về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đã tiếp tục được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện.
Điều này nhằm tạo cơ sở pháp lý để đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn và hạn chế thất thoát vốn, tài sản nhà nước trong quá trình cổ phần hóa.
Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bán cổ phần và thu hút được các nhà đầu tư có tiềm năng; đồng thời, quan tâm, bảo đảm quyền lợi chính đáng của người lao động.
Ông Đặng Quyết Tiến cũng cho biết, kết quả công tác cổ phần hóa, thoái vốn đã có tác động tích cực tới sự phát triển của thị trường chứng khoán; nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp sau cổ phần hóa.
Hầu hết các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa đều sản xuất, kinh doanh có hiệu quả; nộp ngân sách và thu nhập của người lao động được nâng lên.
Tuy nhiên, quá trình cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước vẫn còn những hạn chế như: một số Bộ, ngành, địa phương, Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước còn chưa thực sự nghiêm túc triển khai kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và chấp hành chế độ báo cáo.
Vai trò, nhận thức, trách nhiệm của người đứng đầu doanh nghiệp, đơn vị còn chưa cao; chưa quyết liệt trong việc đổi mới hoạt động của doanh nghiệp...
Bên cạnh đó, quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước cần có nhiều thời gian để xử lý vướng mắc về tài chính, đất đai, lao động trong giai đoạn trước cổ phần hóa làm kéo dài thời gian thực hiện cổ phần hóa.
Đặc biệt, vấn đề xác lập hồ sơ pháp lý đất đai do UBND địa phương thực hiện chậm, kéo dài thời gian hơn so với quy định. Điều này dẫn đến các doanh nghiệp phải điều chỉnh tiến độ cổ phần hóa.
Ngoài ra, tỷ lệ vốn nhà nước trong phương án cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước còn cao dẫn đến giảm sức hút đối với các nhà đầu tư mua cổ phần, ảnh hưởng đến thành công của việc cổ phần hóa.
Việc bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước (SCIC) còn chậm, chưa đảm bảo kế hoạch theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg, giai đoạn 2017 - 2020 các Bộ, ngành, địa phương phải chuyển giao về SCIC 62 doanh nghiệp; trong đó có 4 doanh nghiệp năm 2017, 55 doanh nghiệp năm 2018, 3 doanh nghiệp năm 2019.
Trong 6 tháng đầu năm 2019, có 2 doanh nghiệp bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước về SCIC.
Đó là, Công ty cổ phần phát triển văn hóa du lịch Vũng Tàu với số vốn nhà nước là 751 triệu đồng, Tổng công ty Thép Việt Nam với số vốn nhà nước là 6.368 tỷ đồng.
Hiện số doanh nghiệp chưa chuyển giao gồm 29 doanh nghiệp với tổng số vốn nhà nước là 630 tỷ đồng.
Ông Đặng Quyết Tiến cho biết thêm, nhiều doanh nghiệp chậm đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán làm ảnh hưởng đến tính công khai, minh bạch của thị trường.
Cùng với đó, các doanh nghiệp chậm đổi mới công tác quản trị doanh nghiệp sau cổ phần theo thông lệ và chuẩn mực của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán, cũng như hạn chế công tác giám sát của toàn xã hội đối với hoạt động của các doanh nghiệp này.
Báo cáo của Bộ Tài chính cho thấy, đến hết quý II/2019, vẫn còn 622 doanh nghiệp chưa thực hiện đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Bộ Tài chính đã tiếp tục rà soát, bổ sung 158 doanh nghiệp vào danh sách các doanh nghiệp cổ phần hóa phải thực hiện đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Như vậy, đến nay còn 780 doanh nghiệp cổ phần hóa phải thực hiện đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Lãnh đạo Cục Tài chính doanh nghiệp cho biết, thời gian tới, người đứng đầu các Bộ, ngành, địa phương, Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chịu trách nhiệm đôn đốc các Tập đoàn, Tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước triển khai thực hiện phương án cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại đã được phê duyệt.
Các doanh nghiệp nhà nước thuộc diện cổ phần hóa cần khẩn trương rà soát toàn bộ quỹ đất đang quản lý, sử dụng.
Từ đó, lập phương án sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai trình UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có ý kiến về phương án và giá đất để cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa theo đúng quy định.
Đồng thời, các doanh nghiệp nhà nước thực hiện nghiêm việc đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật, bàn giao các doanh nghiệp thuộc diện phải bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, đến hết quý II/2019, cả nước đã có 35/127 doanh nghiệp cổ phần hóa thuộc danh mục phải cổ phần hóa.
Bộ Tài chính nhận định, tiến độ cổ phần hóa các doanh nghiệp chưa đạt được kế hoạch đề ra, số lượng doanh nghiệp còn phải cổ phần hóa là 92/127 doanh nghiệp, chiếm 72% kế hoạch.
Về thoái vốn, lũy kế tổng số thoái vốn từ năm 2016 đến hết quý II/2019 là 24.157 tỷ đồng, thu về 169.787 tỷ đồng.
Trong 6 tháng đầu năm 2019, Bộ Tài chính đã chuyển 30.000 tỷ đồng từ Quỹ vào ngân sách Nhà nước, số còn phải chuyển về ngân sách trong năm 2019 là 20.000 tỷ đồng.
Từ năm 2016 đến quý II/2019, đã chuyển 185.000 tỷ đồng, còn phải chuyển 65.000 tỷ đồng từ Quỹ vào ngân sách nhà nước.
Cũng theo báo cáo của Bộ Tài chính, cả nước còn gần 58.000 đơn vị sự nghiệp công lập với số lượng lao động đạt hơn 2,5 triệu người.
Tuy nhiên, đến năm 2018 số lượng cổ phần hóa chỉ được trên 50 đơn vị, chưa đạt 0,09% số đơn vị sự nghiệp công lập đang hoạt động.
Do đó, để thực hiện chủ trương về đổi mới cơ chế quản lý, chuyển đổi các đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần, khắc phục các vướng mắc trong quá trình chuyển đổi, Bộ Tài chính đang dự thảo nghị định chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần.
Theo đó, hình thức chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm: giữ nguyên vốn nhà nước hiện có, phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ; đồng thời, bán một phần vốn nhà nước hiện có tại hoặc kết hợp vừa bán bớt một phần vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ, Ngoài ra, bán toàn bộ vốn nhà nước hiện có hoặc kết hợp vừa bán toàn bộ vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
Đối với việc sắp xếp, xử lý nhà, đất, để đảm bảo việc hướng dẫn chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập được đầy đủ, Bộ Tài chính đề xuất quy định về việc phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà đất của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của Chính phủ về sắp xếp, xử lý tài sản công, phương án sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai trước khi quyết định phê duyệt phương án chuyển đổi.
Cùng với đó, Bộ Tài chính cũng đề xuất quy định về phương án sử dụng đất và giám sát tình hình sử dụng đất của doanh nghiệp sau chuyển đổi./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước chưa đạt yêu cầu
20:21' - 04/05/2019
Lũy kế từ giai đoạn 2016 hết tháng 4/2019, có 161 doanh nghiệp được phê duyệt phương án cổ phần hóa với tổng giá trị doanh nghiệp là 442.000 tỷ đồng.
-
Doanh nghiệp
Số lượng doanh nghiệp cổ phần hóa chưa đạt được 1/3 kế hoạch
10:03' - 15/04/2019
Theo kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, giai đoạn 2017-2020 cả nước phải hoàn thành cổ phần hóa 127 doanh nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Xử phạt những doanh nghiệp sau cổ phần hóa chậm niêm yết
18:36' - 01/03/2019
Bộ và các cơ quan liên quan sẽ có giải pháp xử lý các doanh nghiệp cổ phần hóa nhưng chậm niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Bổ sung vốn cho đường Vành đai 3 Tp. Hồ Chí Minh đoạn qua tỉnh Long An
16:03'
Đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh là dự án trọng điểm quốc gia, có tổng chiều dài hơn 76 km, đi qua địa phận Thành phố Hồ Chí Minh và 3 tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An.
-
Tài chính
Kho bạc Nhà nước đẩy nhanh giải ngân cuối năm
15:09'
Kho bạc Nhà nước cho biêt đang triển khai các giải pháp mạnh mẽ nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân nhằm đạt mục tiêu giải ngân trên 95% kế hoạch vốn đầu tư công vào cuối năm 2024.
-
Tài chính
Bộ Tài chính đề nghị xây dựng dự án Luật thuế thu nhập cá nhân
11:35'
Bộ Tài chính vừa có dự thảo Tờ trình đề nghị xây dựng dự án Luật thuế thu nhập cá nhân (thay thế).
-
Tài chính
Chứng khoán Hàn Quốc: Dòng vốn ngoại chuyển dịch sang ngành viễn thông
08:00'
Các nhà đầu tư nước ngoài ở Hàn Quốc đã bắt đầu mua cổ phiếu của KT sau khi bán hết cổ phiếu Samsung Electronics.
-
Tài chính
BAE Systems và Rocket Lab được nhận gần 60 triệu USD để phát triển chip bán dẫn
20:55' - 25/11/2024
Mỹ đang giải ngân gần 60 triệu USD cho BAE Systems để sản xuất chip sử dụng cho máy bay và vệ tinh, và cho Rocket Lab để sản xuất các thiết bị bán dẫn phức tạp sử dụng trong vệ tinh và tàu vũ trụ.
-
Tài chính
Tổng cục Thuế yêu cầu đẩy mạnh quản lý tem điện tử
15:45' - 25/11/2024
Tổng cục Thuế vừa có công văn yêu cầu Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đẩy mạnh quản lý tem điện tử trên ứng dụng tem điện tử.
-
Tài chính
Đồng bitcoin chững lại gần mốc 100.000 USD
12:06' - 25/11/2024
Đồng bitcoin đã ổn định sau đà tăng hướng tới mốc lịch sử 100.000 USD chững lại, khi các nhà giao dịch đánh giá liệu Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ủng hộ tiền điện tử có đang bị kéo dài quá mức?
-
Tài chính
Dự báo xu hướng tăng lương ở các nước Đông Nam Á
10:16' - 25/11/2024
Bất chấp môi trường lạm phát đang giảm xuống, mức tăng lương vẫn đang tăng lên, cho thấy sự chênh lệch cung cầu nhân tài vượt ra ngoài yếu tố lạm phát.
-
Tài chính
Sự hấp dẫn của tiền điện tử có đang khiến giới đầu tư vàng xao lãng?
13:27' - 24/11/2024
Ông George Milling-Stanley, chiến lược gia trưởng Quỹ giao dịch vàng hàng đầu thế giới State Street Global Advisors cảnh báo đà tăng giá của bitcoin tạo ra cảm giác an toàn giả tạo cho các nhà đầu tư.