Công bố báo cáo thường niên về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
GS. TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài cho biết, năm 2021, nền kinh tế thế giới và đầu tư nước ngoài (FDI) toàn cầu cũng như kinh tế Việt Nam chịu tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19, tăng trưởng kinh tế giảm sút, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong sản xuất và kinh doanh.
Tuy nhiên, thu hút vốn đầu tư nước ngoài và hoạt động của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài vẫn đạt được kết quả đáng khích lệ, được đánh giá là điểm sáng trong bức tranh toàn cảnh kinh tế Việt Nam.
Bên cạnh những đóng góp tích cực, việc thu hút và sử dụng vốn FDI cũng còn những tồn tại, bất cập cần khắc phục như: Số dự án công nghệ cao từ Mỹ và châu Âu còn ít, số doanh nghiệp thành lập các Trung tâm R&D chưa đáng kể, đóng góp vào ngân sách nhà nước của nhiều doanh nghiệp FDI chưa tương xứng với quy mô dự án và những ưu đãi được hưởng; cơ cấu FDI theo vùng và địa phương còn mất cân đối; luật pháp chính sách về FDI chưa hoàn thiện...
Nhằm khắc phục những mặt trái, bất cập đó và tăng cường thu hút, nâng cao hơn nữa hiệu quả FDI, đáp ứng yêu cầu của giai đoạn phát triển mới của đất nước, Bộ Chính trị đã có Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030. Theo GS. TSKH Nguyễn Mại, để thực hiện thành công Nghị quyết của Bộ Chính trị, có rất nhiều việc phải làm; trong đó, VAFIE nhận thấy, bên cạnh các báo cáo tổng kết và báo cáo hàng năm về FDI của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cần có một báo cáo thường niên FDI của Việt Nam với cách tiếp cận của Báo cáo thường niên của Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên hợp quốc (UNCTAD) và Báo cáo thường niên FDI ASEAN của Ban thư ký ASEAN để đánh giá toàn diện kết quả thu hút, sử dụng vốn FDI, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp FDI. Cùng với đó, phân tích môi trường đầu tư gắn với công cuộc cải cách nền hành chính quốc gia; tham khảo ý kiến của các chuyên gia kinh tế, nhà đầu tư, chủ sở hữu các doanh nghiệp FDI.Từ đó, kiến nghị với nhà nước định hướng, chính sách, luật pháp theo hướng đổi mới và sáng tạo để gia tăng số lượng dự án và vốn đầu tư nước ngoài; đồng thời, nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế xã hội của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
TS. Nguyễn Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Thường trực VAFIE cho biết, báo cáo thường niên FDI của Việt Nam năm 2021 do GS. TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội làm chủ biên là báo cáo đầu tiên được thực hiện dựa trên sự hợp tác với Công ty Kiểm toán quốc tế KPMG Việt Nam, với sự hỗ trợ của Cục Đầu tư nước ngoài, Tập đoàn Fiin Group và một số chuyên gia kinh tế.Để hoàn chỉnh báo cáo, VAFIE đã nhận được ý kiến nhận xét, đánh giá và gợi ý chỉnh sửa của Vụ Pháp chế, Vụ Quản lý các Khu kinh tế, Viện Quản lý kinh tế Trung ương và Học viện Chính sách phát triển thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
"Do lần đầu tiên được xuất bản, Báo cáo thường niên về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2021 không tránh được những thiếu sót nhất định. Tuy nhiên, VAFIE tin tưởng rằng, báo cáo dày 250 trang cả bằng tiếng Việt và tiếng Anh này sẽ là tài liệu hữu ích đối với các cơ quan hoạch định chính sách, các cơ sở nghiên cứu - đào tạo và các doanh nghiệp FDI, các nhà đầu tư quốc tế", TS. Nguyễn Anh Tuấn cho biết.Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài cho biết, năm nay đánh dấu tròn 35 năm kể từ khi Quốc hội ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (ngày 29/12/1987).
Trong hơn 3 thập kỷ qua, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã không ngừng phát triển, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và nâng cao vị thế của Việt Nam trên thế giới.
Đến nay, khu vực kinh tế FDI chiếm khoảng 25% tổng vốn đầu tư xã hội, 55% tổng giá trị sản xuất công nghiệp. Đầu tư nước ngoài đã thúc đẩy hình thành và phát triển một số ngành công nghiệp quan trọng như dầu khí, công nghiệp chế tạo, công nghệ thông tin, viễn thông, dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán, nghiên cứu và phát triển, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao... Các doanh nghiệp FDI chiếm hơn 70% kim ngạch xuất khẩu, góp phần chuyển đổi cơ cấu hàng xuất khẩu từ nguyên liệu thô, khoáng sản sang công nghiệp chế biến, chế tạo có giá trị gia tăng cao; xuất siêu của các doanh nghiệp FDI không những bù đắp nhập siêu của doanh nghiệp trong nước, mà còn góp phần cân đối cán cân thương mại quốc tế. Khu vực doanh nghiệp FDI đã tạo việc làm trực tiếp cho 4,6 triệu người, chiếm hơn 7% tổng số lao động của nước ta và hàng triệu lao động gián tiếp khác…/.>>>Giải ngân vốn FDI quý I/2022 cao nhất trong 5 năm
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Vốn FDI thực hiện trong 4 tháng tăng 7,6%
10:02' - 28/04/2022
Vốn FDI thực hiện tiếp tục là điểm sáng khi đạt 5,92 tỷ USD, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế Việt Nam
Thêm 1,28 tỷ USD vốn FDI được “rót” vào Tp.Hồ Chí Minh
15:47' - 27/04/2022
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp. Hồ Chí Minh, trong 4 tháng đầu năm 2022, Tp. Hồ Chí Minh thu hút được 1,28 tỷ USD, tăng 12,18% tổng vốn đầu tư so với cùng kỳ.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Cơ hội định vị thương hiệu Việt trên nền tảng số toàn cầu
12:17'
Vietnam International Sourcing 2025 là sự kiện thường niên do Bộ Công Thương tổ chức, dự kiến năm nay sẽ quy tụ khoảng 600 gian hàng trong nước và quốc tế...
-
DN cần biết
Bộ Công Thương lên kế hoạch thực hiện các giải pháp xúc tiến thương mại
10:47' - 10/07/2025
Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch hành động nhằm thực hiện Chỉ thị số 18/CT-TTg về thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp xúc tiến thương mại trong và ngoài nước để thúc đẩy hoạt động thương mại năm 2025.
-
DN cần biết
Thép Việt được miễn trừ thuế tự vệ tại Nam Phi
20:43' - 09/07/2025
Nam Phi áp thuế tự vệ tạm thời 52,34% với thép cuộn chống ăn mòn nhập khẩu, nhưng Việt Nam được loại trừ do thị phần dưới 3%. Đây là tín hiệu tích cực cho doanh nghiệp thép xuất khẩu.
-
DN cần biết
Sắp diễn ra Hội nghị kết nối giao thương Việt Nam – Campuchia 2025
20:27' - 09/07/2025
Khi kinh tế toàn cầu nhiều biến động, xung đột cục bộ gia tăng và chủ nghĩa bảo hộ quay trở lại ở một số khu vực, việc mở rộng thị trường xuất khẩu là ưu tiên chiến lược của doanh nghiệp Việt Nam.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương giao chỉ tiêu tăng trưởng và phát triển thị trường sau hợp nhất
12:31' - 09/07/2025
Trước việc tăng trưởng bán lẻ chưa như kỳ vọng và điều chỉnh theo địa giới hành chính mới, Bộ Công Thương đề nghị địa phương khẩn trương ổn định bộ máy, phát triển thị trường và kích cầu tiêu dùng.
-
DN cần biết
Rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá với thép hình chữ H từ Malaysia
10:46' - 09/07/2025
Vụ việc rà soát cuối kỳ ER01.AD12 sẽ được thực hiện theo Luật Quản lý ngoại thương và Nghị định 86/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về phòng vệ thương mại.
-
DN cần biết
Siết chặt đa cấp: Đề xuất nâng ký quỹ lên 50 tỷ đồng
17:35' - 07/07/2025
Bộ Công Thương đang tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp thông qua việc xây dựng và ban hành Nghị định mới thay thế các Nghị định hiện hành.
-
DN cần biết
Từ chối cam kết chống bán phá giá thép cán nóng từ Ấn Độ và Trung Quốc
17:18' - 07/07/2025
Ngày 4/7, Bộ Công Thương ban hành quyết định về việc không chấp nhận cam kết trong việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Ấn Độ và Trung Quốc.
-
DN cần biết
Làm rõ trách nhiệm của các bên tham gia chuyển mạng
12:27' - 07/07/2025
Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ban hành Thông tư 09/2025/TT-BKHCN quy định chi tiết điều kiện chuyển mạng, thủ tục chuyển mạng; trách nhiệm của các bên tham gia chuyển mạng.