Cổng Dịch vụ công: Phải lấy người dân và doanh nghiệp là trung tâm phục vụ
Ngày 10/8, tại Trụ sở Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ Mai Tiến Dũng làm việc với 10 bộ về tình hình triển khai các nhiệm vụ được giao liên quan đến xây dựng Chính phủ điện tử và cải cách thủ tục hành chính.
Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, với vai trò cơ quan giúp việc cho Thủ tướng Chính phủ, là đầu mối điều phối, gắn kết các cơ quan và theo dõi, đôn đốc việc triển khai nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, Văn phòng Chính phủ đã phát huy tính tiên phong, xây dựng và đưa vào vận hành một số Hệ thống thông tin nền tảng của Chính phủ điện tử, giúp đổi mới lề lối làm việc trong các cơ quan nhà nước cũng như cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp. Hệ thống thông tin họp và xử lý công việc của Chính phủ (e-Cabinet) vận hành từ ngày 24/6/2019 giúp quản lý đồng bộ, đầy đủ các phiên họp của Chính phủ, thực hiện biểu quyết điện tử, lấy ý kiến thành viên Chính phủ trên môi trường mạng được nhanh chóng, hiệu quả.Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ ra mắt từ ngày 13/3/2020, đã kết nối 16 bộ, cơ quan với 20 chế độ báo cáo và 88/200 chỉ tiêu kinh tế - xã hội phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Khi điện tử hóa các báo cáo, quy định từ cấp xã, huyện, tỉnh và bộ, ngành lên Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kết nối qua Hệ thống, ước tính tiết kiệm được cho ngân sách nhà nước 460 tỷ đồng/năm.
Cổng Dịch vụ công quốc gia sau 8 tháng hoạt động, đến ngày 6/8, đã tích hợp, cung cấp 990 dịch vụ công trực tuyến; hơn 55,6 triệu lượt truy cập, trên 213 nghìn tài khoản đăng ký, hơn 13,4 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái; hơn 253 nghìn hồ sơ thực hiện trực tuyến; tiếp nhận, hỗ trợ trên 21,4 nghìn cuộc gọi, hơn 7,4 nghìn phản ánh kiến nghị. Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, ngày 14/8 tới đây sẽ ra mắt Trung tâm thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và công bố dịch vụ công thứ 1.000 được tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Ước tính tổng chi phí xã hội tiết kiệm được do Cổng Dịch vụ công quốc gia đóng góp khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến là khoảng 6.722 tỷ đồng/năm. Theo báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ, hầu hết các bộ, cơ quan đã thực hiện kết nối, liên thông gửi, nhận văn bản điện tử qua Trục liên thông văn bản quốc gia. Nhiều đơn vị đã áp dụng chữ ký số cá nhân trong gửi, nhận văn bản điện tử và xử lý công việc trên môi trường điện tử như: Bộ Ngoại giao, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, Ủy ban Dân tộc. Các bộ, cơ quan cũng đã triển khai kết nối, tích hợp với Cổng Dịch vụ công quốc gia. Đặc biệt, Bộ Công Thương đã tích cực triển khai thực hiện, tích hợp, cung cấp nhiều dịch vụ công thiết yếu, các tiện ích cho người dân, doanh nghiệp (129 dịch vụ công), có số lượng lớn hồ sơ phát sinh đồng bộ trạng thái (hơn 580.000 hồ sơ). Hiện một số bộ đang tích cực cung cấp dữ liệu phục vụ Lễ khai trương Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia và Trung tâm thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, trong đó, Bộ Ngoại giao đã cập nhật đầy đủ dữ liệu 11/11 chỉ tiêu. Về tình hình triển khai cải cách thủ tục hành chính, các bộ, cơ quan đã thực hiện tốt việc đánh giá tác động, rà soát, công bố, công khai thủ tục hành chính. Việc cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh, sản phẩm hàng hóa kiểm tra chuyên ngành cũng được các bộ quan tâm thực hiện, trong đó, Bộ Công Thương là Bộ tiên phong thực hiện việc cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ. Để nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, các bộ, cơ quan đề nghị Chính phủ sớm ban hành Quy chế làm việc của Cổng Dịch vụ công quốc gia; hướng dẫn nghiệp vụ khai thác, sử dụng và vận hành Cổng dịch vụ công cấp bộ để tích hợp với Cổng Dịch vụ công quốc gia. Bên cạnh đó, Chính phủ tiếp tục hoàn thiện các quy chế, quy định về công nghệ thông tin; chính sách khuyến khích, hỗ trợ cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước... Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, trong thời điểm dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, nhu cầu ứng dụng công nghệ của người dân và doanh nghiệp là rất lớn, vì vậy việc triển khai Chính phủ điện tử mang ý nghĩa vô cùng quan trọng.Ghi nhận những kiến nghị, đề xuất của các bộ, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng lưu ý, trong quá trình triển khai, các cơ quan cần rà soát lại, đơn vị nào làm tốt thì ghi nhận, biểu dương, nơi nào làm chưa tốt, phải khẩn trương chấn chỉnh để đảm bảo thực hiện theo đúng kế hoạch. "Chúng ta không thể biện lý do gì để được phép chậm trễ", Bộ trưởng nhấn mạnh.
Để việc xây dựng Chính phủ điện tử và cải cách thủ tục hành chính đạt hiệu quả cao trong thời gian tới, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng đề nghị các bộ, cơ quan lấy hiệu quả khi hồ sơ của người dân và doanh nghiệp thực hiện trên nền điện tử mới là mục đích căn cơ, chứ không phải đưa dịch vụ lên để có số lượng, thành tích. Nếu số lượng dịch vụ công đưa lên mà không có quy trình tốt, không hiệu quả, vẫn là rào cản cho người dân thì không phải mục tiêu cải cách của Thủ tướng. Nhấn mạnh, hệ thống thông tin dịch vụ công quốc gia sẽ kết nối với các địa phương, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng đề nghị các bộ phải hoàn thiện hệ thống báo cáo và ban hành thông tư hướng dẫn cụ thể để có sự thống nhất từ cấp xã, phường đến Trung ương với tiêu chí lấy người dân và doanh nghiệp là trung tâm phục vụ. "Phải có hệ thống theo dõi từ cơ sở, tránh mỗi địa phương áp dụng một văn bản, sẽ xảy ra chồng chéo, không hiệu quả", Bộ trưởng Mai Tiến Dũng lưu ý. Liên quan đến dịch vụ công trực tuyến, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng khẳng định, các bộ, cơ quan muốn đưa dịch vụ lên Cổng Dịch vụ công phải cấu trúc lại thủ tục hành chính theo hướng tinh gọn, hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Những dịch vụ đưa lên mà không có hồ sơ, hoặc không hiệu quả sẽ bị loại bỏ.../.>>Đóng bảo hiểm xã hội trực tuyến tiết kiệm chi phí xã hội 1.644 tỷ đồng/năm
Tin liên quan
-
Ô tô xe máy
Sẽ đưa dịch vụ công đăng ký ô tô, xe máy trực tuyến vào vận hành từ ngày 15/8
14:42' - 29/07/2020
Dự kiến, dịch vụ công về đăng ký ô tô, xe máy trực tuyến sẽ được triển khai từ ngày 15/8 trên Cổng dịch vụ công Quốc gia.
-
DN cần biết
Sẽ kết nối 30% thủ tục hành chính trong nông nghiệp trên Cổng dịch vụ công quốc gia
16:05' - 24/07/2020
Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tích hợp, kết nối thí điểm thành công Cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ với Cổng dịch vụ công trực tuyến quốc gia và đang tiếp tục hoàn thiện để tích hợp, kết nối đầy đủ.
-
Công nghệ
PayGov không chỉ đáp ứng nhu cầu thanh toán cho dịch vụ công trực tuyến
14:36' - 24/07/2020
Ngày 24/7, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức lễ ra mắt Cổng hỗ trợ thanh toán quốc gia (Cổng PayGov).
Tin cùng chuyên mục
-
Công nghệ
Thái Bình: Trang bị “lá chắn số” cho người dân nông thôn
08:23'
Tỉnh Thái Bình đang nỗ lực trang bị "lá chắn số" cho người dân ở khu vực này, đặc biệt là những người cao tuổi.
-
Công nghệ
Gánh nặng năng lượng từ công nghệ AI ngày càng tăng
14:42' - 23/05/2025
Một phân tích mới đây đã tiết lộ rằng các hệ thống Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể chiếm gần một nửa mức tiêu thụ điện của các trung tâm dữ liệu vào cuối năm nay.
-
Công nghệ
Telegram sẽ bị chặn tại Việt Nam vì có dấu hiệu vi phạm pháp luật
14:14' - 23/05/2025
Cục Viễn thông yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông khẩn trương thực hiện các biện pháp ngăn chặn Telegram, báo cáo phương án và kết quả thực hiện về Cục trước ngày 02/6/2025.
-
Công nghệ
Anthropic “trình làng” các mô hình Claude AI cải tiến
10:47' - 23/05/2025
Ngày 22/5, công ty công nghệ Anthropic đã công bố các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) Claude thế hệ mới và tuyên bố sẽ thiết lập các tiêu chuẩn mới cho khả năng suy luận, mã hóa và tác nhân kỹ thuật số.
-
Công nghệ
Phát triển văn hóa đọc trong thời đại công nghệ số
08:31' - 23/05/2025
Ngày 22/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nam phối hợp tổ chức lễ trao giải Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2025.
-
Công nghệ
“Phù thủy thiết kế” của Apple gia nhập OpenAI
18:18' - 22/05/2025
Mặc dù không tiết lộ chi tiết về thiết bị mới nhưng Giám đốc điều hành (CEO) Sam Altman hào hứng cho biết nguyên mẫu mà ông Jony Ive đang ấp ủ “chính là công nghệ tuyệt vời nhất.
-
Công nghệ
Google tích hợp quảng cáo trong chế độ Tìm kiếm AI
18:15' - 22/05/2025
Thông báo trên đánh dấu một bước ngoặt trong cuộc cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa hai gã khổng lồ công nghệ, với mục tiêu giành quyền thống trị trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo tạo sinh.
-
Công nghệ
Phổ cập tri thức về chuyển đổi số cho mọi tầng lớp nhân dân
13:30' - 22/05/2025
Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ đã giới thiệu khung kiến thức, kỹ năng số, nền tảng bình dân học vụ số đến 4 nhóm đối tượng, trong đó có người dân, học sinh, sinh viên.
-
Công nghệ
Chuyển đổi số là cơ hội để Lào Cai bứt phá, vươn lên
07:30' - 22/05/2025
Tỉnh Lào Cai xác định rõ muốn khai thác hiệu quả tiềm năng và lợi thế của địa phương phải lấy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số làm đòn bẩy chiến lược