Công ty CP Tập đoàn Y dược sâm Ngọc Linh Việt Nam dùng giấy xác nhận bị thu hồi để đăng ký sản phẩm
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi UBND huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) để xác minh thông tin về việc Công ty cổ phần Tập đoàn Y dược sâm Ngọc Linh Việt Nam (địa chỉ số 44, ngõ 120 Trường Chinh, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội) dùng giấy xác nhận của huyện để làm hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm bảo vệ sức khoẻ (số 1525/ATTP-SP ngày 6/7).
Cụ thể, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) tiếp nhận xử lý hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm bảo vệ sức khoẻ Công ty cổ phần Tập đoàn Y dược sâm Ngọc Linh Việt Nam.
Trong hồ sơ, công ty có cung cấp giấy xác nhận (bản phô tô) ngày 30/5/2022 của UBND huyện Tu Mơ Rông về một số nội dung liên quan đến Công ty cổ phần rượu sâm Ngọc Linh Kon Tum (địa chỉ xã Ngọc Lây, huyện Tu Mơ Rông, là đơn vị thành viên của Công ty cổ phần Tập đoàn Y dược sâm Ngọc Linh Việt Nam) để làm cơ sở giải quyết hồ sơ doanh nghiệp.
Trong giấy xác nhận bản phô tô có nội dung “Công ty cổ phần rượu sâm Ngọc Linh Kon Tum đã và đang sản xuất giống, trồng, bảo vệ, bảo tồn và khai thác cây sâm Ngọc Linh tại địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum theo Quyết định 4025 ngày 18/12/2018 của Bộ Khoa học và Công nghệ”.
Khẳng định với phóng viên TTXVN, ông Võ Trung Mạnh, Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông cho biết giấy xác nhận trên đã bị thu hồi từ ngày 31/12/2022 (văn bản thu hồi giấy xác nhận trên đã được UBND dân huyện Tu Mơ Rông gửi cho Công ty cổ phần rượu sâm Ngọc Linh Kon Tum).Công ty cổ phần rượu sâm Ngọc Linh Kon Tum không có liên kết trồng sâm với người dân trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông. Tại huyện Tu Mơ Rông, Công ty cổ phần rượu sâm Ngọc Linh Kon Tum có triển khai dự án nuôi cấy mô sâm Ngọc Linh ở xã Ngọk Lây.
Đến tháng 10/2022, UBND tỉnh Kon Tum cho chủ trương liên kết đưa cây nuôi cấy mô thí điểm ra trồng ngoài tự nhiên. Đến nay, chưa có kết quả công bố dự án thí điểm nuôi cấy mô sâm Ngọc Linh có thành công hay không, cây sâm nuôi cấy mô cũng chưa thu hoạch được.
Trước đó trong tháng 1/2023, phóng viên TTXVN đã có nhiều tin bài phản ánh về việc Công ty cổ phần Tập đoàn Y dược sâm Ngọc Linh Việt Nam dù chưa trồng một cây sâm nào nhưng vẫn công bố sở hữu vườn sâm Ngọc Linh “lớn nhất thế giới” với diện tích 600ha được trồng trên đỉnh núi Ngọc Linh. Trên thực tế, Công ty cổ phần rượu sâm Ngọc Linh Kon Tum, một thành viên của Công ty cổ phần Tập đoàn Y dược sâm Ngọc Linh Việt Nam hiện đang triển khai nuôi cấy mô (được 4 năm), vừa được bàn giao hơn 24,4 ha vào cuối tháng 10/2022 để liên kết thí điểm đưa cây sâm giống nuôi cấy mô ra ngoài thực địa tại huyện Tu Mơ Rông.Chính quyền huyện Tu Mơ Rông đã lên tiếng phản bác các con số về vườn sâm lớn nhất thế giới trên. Cụ thể, toàn tỉnh Kon Tum chỉ có hơn 60ha sâm Ngọc Linh (trừ diện tích 2 công ty được tỉnh công nhận là Công ty cổ phần sâm Ngọc Linh Kon Tum và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Lâm nghiệp Đăk Tô).
Tại tỉnh Quảng Nam, hiện các công ty thuê môi trường rừng để trồng sâm Ngọc Linh chỉ trồng hơn 34ha. Kon Tum và Quảng Nam là 2 tỉnh chung đỉnh Ngọc Linh, cùng sở hữu chỉ dẫn địa lý về sâm. Vì vậy, con số 600ha sâm Ngọc Linh được Công ty cổ phần Tập đoàn Y dược sâm Ngọc Linh Việt Nam công bố là không có thực.
Ngoài ra, Công ty cổ phần Rượu Sâm Ngọc Linh Kon Tum (thành viên của Công ty cổ phần Tập đoàn Y dược sâm Ngọc Linh Việt Nam) công bố liên kết với hộ dân tại Tu Mơ Rông trồng sâm (xã Ngọc Lây 10 hộ, bình quân mỗi hộ từ 5-10 ha, xã Măng Ri liên kết 3 hộ với 10 ha…) được lãnh đạo huyện Tu Mơ Rông khẳng định là không trung thực. Sau loạt tin bài phản ánh trên, Vườn sâm Ngọc Linh “lớn nhất thế giới” của Công ty cổ phần Rượu Sâm Ngọc Linh Kon Tum đã lặng lẽ “biến mất” trên website của Công ty cổ phần Tập đoàn Y dược sâm Ngọc Linh Việt Nam.Mặc dù không sở hữu, trồng vườn sâm Ngọc Linh nào nhưng thời gian qua Công ty cổ phần Tập đoàn Y dược sâm Ngọc Linh Việt Nam vẫn liên tiếp mở các cửa hàng bán sâm Ngọc Linh và các sản phẩm chế biến từ sâm Ngọc Linh trên khắp các địa phương trong cả nước.
Đã đến lúc các ngành chức năng cần phải mạnh tay, xử lý các công ty, doanh nghiệp lợi dụng Quốc bảo sâm Ngọc Linh để lừa dối người tiêu dùng, kinh doanh, trục lợi./.Xem thêm:
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Hỗ trợ tài chính phát triển cây sâm Ngọc Linh bền vững dưới tán rừng
09:13' - 28/02/2023
Các chuyên gia Quỹ khí hậu và phát triển triển Hà Lan và Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam đã đi thực tế Hỗ trợ kỹ thuật và tài chính cho dự án phát triển cây sâm Ngọc Linh.
-
Hàng hoá
Sắp diễn ra hội chợ sâm Ngọc Linh lần thứ 2
18:10' - 06/01/2023
Phiên chợ sâm Ngọc Linh và các dược liệu khác gắn với du lịch lần thứ 2, năm 2023 sẽ diễn ra tại địa bàn huyện Tu Mơ Rông từ ngày 6 – 8/2/2023.
-
Kinh tế và pháp luật
Thu hồi giấy xác nhận trồng sâm Ngọc Linh không chính xác
18:13' - 05/01/2023
Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) vừa có văn bản thông báo việc thực hiện thu hồi giấy xác nhận ngày 30/5/2022 với Công ty cổ phần rượu sâm Ngọc Linh Kon Tum.
-
Kinh tế Việt Nam
Kon Tum phấn đấu có 10.000 ha sâm Ngọc Linh vào năm 2030
08:15' - 05/01/2023
UBND tỉnh Kon Tum vừa ban hành Đề án đầu tư, phát triển và chế biến dược liệu trên địa bàn tỉnh đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Aeon ra mắt Waon Point: Tích điểm toàn hệ sinh thái, nhận ưu đãi cực lớn
20:12' - 04/07/2025
Tập đoàn Aeon ra mắt chương trình Waon Point – hệ thống tích điểm chung trên toàn bộ hệ sinh thái Aeon Việt Nam, tặng 10 lần điểm duy nhất ngày 6/7, mang đến trải nghiệm mua sắm liền mạch.
-
DN cần biết
JPMorganChase: Thuế quan sẽ làm tăng mạnh chi phí trực tiếp của doanh nghiệp Mỹ
16:09' - 03/07/2025
Theo Viện JPMorganChase, các kế hoạch áp thuế quan hiện tại của Tổng thống Donald Trump có thể gây ra chi phí trực tiếp lên tới 82,3 tỷ USD đối với nhóm doanh nghiệp quan trọng của nước này.
-
DN cần biết
Khánh thành nhà máy sản xuất bao bì tiệt trùng hơn 200 triệu euro
15:34' - 03/07/2025
Dự án có tổng mức đầu tư 217 triệu euro, trong giai đoạn 2 có mức đầu tư 97 triệu euro với công nghệ tiên tiến và nâng cao năng lực cạnh tranh.
-
DN cần biết
Rà soát cuối kỳ chống bán phá giá bột ngọt từ Indonesia và Trung Quốc
21:00' - 02/07/2025
Ngày 2/7, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1914/QĐ-BCT về kết quả rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm bột ngọt có xuất xứ từ Indonesia và Trung Quốc.
-
DN cần biết
Anker thu hồi hơn 30.900 pin sạc dự phòng tại Việt Nam
19:41' - 02/07/2025
Thực hiện vai trò cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia cho biết, đang giám sát chặt chẽ quá trình thu hồi do Anker Innovations Limited thực hiện.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương tiếp nhận hồ sơ yêu cầu áp dụng chống bán phá giá với gạch ốp lát
19:23' - 02/07/2025
Cơ quan điều tra đề nghị doanh nghiệp cung cấp thông tin sau về doanh nghiệp; công suất thiết kế và sản lượng của sản phẩm gạch ốp lát trong từ năm 2020 đến năm 2024.
-
DN cần biết
Vương quốc Anh kết luận rà soát biện pháp tự vệ với thép nhập khẩu
18:38' - 02/07/2025
Danh sách các nước đang phát triển được miễn trừ sẽ được UK thông báo cập nhật theo Điều 9.1 của Hiệp định về Biện pháp Tự vệ của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
-
DN cần biết
Bước đệm chính sách cho đổi mới sáng tạo từ mô hình PPP
18:19' - 02/07/2025
Luật PPP (được sửa đổi, bổ sung tại Luật số 57/2024QH15) đã mở rộng lĩnh vực đầu tư theo phương thức PPP đối với tất cả các lĩnh vực, bãi bỏ quy mô vốn tối thiểu đối với dự án PPP.
-
DN cần biết
Đề xuất tổng kết chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ
18:18' - 02/07/2025
Bộ Công Thương vừa có văn bản 4756/BCT-PC ngày 30/6/2025 về việc phối hợp cung cấp thông tin tổng kết Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021 - 2025.