Công ty Thái Lan mua nhà máy điện Mặt trời tại Việt Nam
Tờ Bangkok Post ngày 3/12 cho biết công ty Banpu Power Plc (BPP) có trụ sở tại Thái Lan, một chi nhánh sản xuất điện của tập đoàn năng lượng phi dầu mỏ Banpu Plc, đã mua lại Công ty Cổ phần Điện Mặt trời Hà Tĩnh (Việt Nam) trong một thương vụ trị giá 23,9 triệu USD.
Đây là lần đầu tiên Banpu mua một nhà máy điện Mặt trời tại Việt Nam, một động thái nhằm hỗ trợ kế hoạch mở rộng hoạt động kinh doanh năng lượng tái tạo của công ty.
Công ty Cổ phần Điện Mặt trời Hà Tĩnh vận hành trang trại năng lượng Mặt trời có công suất 50MW tại tỉnh Hà Tĩnh thuộc vùng Duyên hải Bắc Trung Bộ.
Thương vụ mua bán được thực hiện thông qua BRE Singapore Pte, một công ty con thuộc sở hữu hoàn toàn của Banpu Next Co, chi nhánh năng lượng tái tạo và công nghệ năng lượng của Banpu Plc.
Kirana Limpaphayom, Giám đốc Điều hành của BPP, cho biết việc mua lại này phù hợp với chính sách của công ty nhằm vận hành các doanh nghiệp nhiệt điện và điện tái tạo trên khắp châu Á - Thái Bình Dương.
Ông Kirana Limpaphayom nói: "Đây là khoản đầu tư đầu tiên của chúng tôi vào nhà máy điện Mặt trời tại Việt Nam, một quốc gia chiến lược nơi chúng tôi hoạt động kinh doanh điện gió. Việt Nam cũng có nhu cầu năng lượng cao và các chính sách của nhà nước rõ ràng để hỗ trợ năng lượng tái tạo".
Trang trại năng lượng Mặt trời Hà Tĩnh, bắt đầu đi vào hoạt động thương mại vào tháng 6/2019, được áp dụng giá bán điện là 9,35 xu Mỹ/kWh.
Đây là một trong những cơ sở điện Mặt trời lớn nhất ở khu vực duyên hải Bắc Trung Bộ. Trang trại năng lượng Mặt trời Hà Tĩnh cung cấp điện qua hệ thống lưới điện quốc gia theo hợp đồng mua bán điện với Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong 20 năm.
Việc đầu tư vào trang trại năng lượng Mặt trời Hà Tĩnh diễn ra sau thông báo gần đây của Banpu về việc vận hành thương mại trang trại năng lượng Mặt trời Kesennuma 20 MW tại Nhật Bản.
Banpu đầu tư vào trang trại năng lượng Mặt trời Kasennuma thông qua Banpu Next Co. Các khoản đầu tư này nâng công suất phát điện của BPP lên 3.357MW, được tính theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của BPP trong các doanh nghiệp điện.
Banpu cũng đang có kế hoạch bắt đầu vận hành thương mại hai dự án điện tái tạo khác. Đầu tiên sẽ là dự án điện mặt trời Shirakawa ở Nhật Bản, với công suất lắp đặt 10MW, dự kiến hoạt động trong tháng này. Dự án thứ hai sẽ là điện gió Vĩnh Châu ở Việt Nam với công suất 30MW, dự kiến sẽ vận hành vào quý I/2022./.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Xuất khẩu thủy sản vào thị trường Canada còn nhiều dư địa
10:59' - 02/12/2021
9 tháng năm 2021, tốc độ tăng trường nhập khẩu thủy sản của Canada tăng trưởng trở lại do nhu cầu tăng trưởng mạnh của Canada, cao hơn 5,5% so với cùng kỳ năm 2020 và gần 3% so với cùng kỳ năm 2019.
-
DN cần biết
Quảng Ninh có trên 3.700 doanh nghiệp ứng dụng hóa đơn điện tử
09:31' - 02/12/2021
Sau hơn 1 tuần Tổng cục thuế chính thức vận hành hệ thống triển khai hóa đơn điện tử, tỉnh Quảng Ninh đã có trên 3.700 doanh nghiệp đăng ký và sử dụng hóa đơn điện tử theo nghị định và thông tư mới.
-
DN cần biết
Khuyến cáo doanh nghiệp đưa hàng hóa đến cửa khẩu Lạng Sơn
14:56' - 01/12/2021
Các doanh nghiệp và các đơn vị liên quan cần cân nhắc xem xét, bố trí thời gian hợp lý đưa hàng hóa đến các cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn để xuất khẩu.
-
DN cần biết
Cần Thơ phê duyệt xây dựng tuyến đường vành đai phía Tây
20:33' - 30/11/2021
Dự án có tổng chiều dài toàn tuyến 19,2 km, được thực hiện trong thời gian 2021-2026. Dự án sử dụng 138,7 ha đất, đi qua địa bàn 5 quận, huyện: Ô Môn, Bình Thủy, Ninh Kiều, Cái Răng, Phong Điền.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Cơ hội định vị thương hiệu Việt trên nền tảng số toàn cầu
12:17' - 12/07/2025
Vietnam International Sourcing 2025 là sự kiện thường niên do Bộ Công Thương tổ chức, dự kiến năm nay sẽ quy tụ khoảng 600 gian hàng trong nước và quốc tế...
-
DN cần biết
Bộ Công Thương lên kế hoạch thực hiện các giải pháp xúc tiến thương mại
10:47' - 10/07/2025
Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch hành động nhằm thực hiện Chỉ thị số 18/CT-TTg về thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp xúc tiến thương mại trong và ngoài nước để thúc đẩy hoạt động thương mại năm 2025.
-
DN cần biết
Thép Việt được miễn trừ thuế tự vệ tại Nam Phi
20:43' - 09/07/2025
Nam Phi áp thuế tự vệ tạm thời 52,34% với thép cuộn chống ăn mòn nhập khẩu, nhưng Việt Nam được loại trừ do thị phần dưới 3%. Đây là tín hiệu tích cực cho doanh nghiệp thép xuất khẩu.
-
DN cần biết
Sắp diễn ra Hội nghị kết nối giao thương Việt Nam – Campuchia 2025
20:27' - 09/07/2025
Khi kinh tế toàn cầu nhiều biến động, xung đột cục bộ gia tăng và chủ nghĩa bảo hộ quay trở lại ở một số khu vực, việc mở rộng thị trường xuất khẩu là ưu tiên chiến lược của doanh nghiệp Việt Nam.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương giao chỉ tiêu tăng trưởng và phát triển thị trường sau hợp nhất
12:31' - 09/07/2025
Trước việc tăng trưởng bán lẻ chưa như kỳ vọng và điều chỉnh theo địa giới hành chính mới, Bộ Công Thương đề nghị địa phương khẩn trương ổn định bộ máy, phát triển thị trường và kích cầu tiêu dùng.
-
DN cần biết
Rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá với thép hình chữ H từ Malaysia
10:46' - 09/07/2025
Vụ việc rà soát cuối kỳ ER01.AD12 sẽ được thực hiện theo Luật Quản lý ngoại thương và Nghị định 86/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về phòng vệ thương mại.
-
DN cần biết
Siết chặt đa cấp: Đề xuất nâng ký quỹ lên 50 tỷ đồng
17:35' - 07/07/2025
Bộ Công Thương đang tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp thông qua việc xây dựng và ban hành Nghị định mới thay thế các Nghị định hiện hành.
-
DN cần biết
Từ chối cam kết chống bán phá giá thép cán nóng từ Ấn Độ và Trung Quốc
17:18' - 07/07/2025
Ngày 4/7, Bộ Công Thương ban hành quyết định về việc không chấp nhận cam kết trong việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Ấn Độ và Trung Quốc.
-
DN cần biết
Làm rõ trách nhiệm của các bên tham gia chuyển mạng
12:27' - 07/07/2025
Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ban hành Thông tư 09/2025/TT-BKHCN quy định chi tiết điều kiện chuyển mạng, thủ tục chuyển mạng; trách nhiệm của các bên tham gia chuyển mạng.