Cuộc cách mạng “xe xanh” - thời kỳ "bùng nổ" đang đến gần
Ở phía Nam thành phố Brussels, trong khuôn viên nhà máy sản xuất ô tô của thương hiệu Audi thuộc tập đoàn Volkswagen, đang diễn ra một cuộc cách mạng như vậy.
Đã từ lâu, ở đây không còn có sự xuất hiện của các loại ống xả, bình nhiên liệu hay bugi và bộ tản nhiệt mà chỉ có những nhà kho chứa đầy pin lithium-ion được sử dụng trên mẫu xe ô tô điện hạng sang Audi e-tron của tập đoàn này.
* Volkswagen không "đơn độc"Audi e-tron là chiếc xe điện điện đầu tiên của Audi. Xe có khả năng di chuyển đến 400 km (tương đương gần 250 dặm) mỗi lần sạc và thời gian sạc ít nhất là 30 phút. Đối với Volkswagen, Audie-tron là minh chứng cho việc một tập đoàn vốn chỉ quen sản xuất các phương tiện động cơ đốt trong kể từ khi được thành lập vào năm 1937 có thể cho ra đời những chiếc xe điện đáp ứng không chỉ thị hiếu của người dùng mà còn cả các nhà hoạch định chính sách trong nỗ lực nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường. Theo kế hoạch, trong vòng 5 năm tới, “gã khổng lồ” nước Đức sẽ mạnh tay chi thêm 30 tỷ euro (tương đương 34 tỷ USD) để tạo ra thêm một phiên bản điện hoặc xe động cơ lai (hybrid) cho mỗi dòng xe trong bộ sưu tập của mình.Bên cạnh đó, tập đoàn này cũng dự định sẽ trình làng thêm 70 mẫu xe điện hoàn toàn mới đến năm 2028, nhằm hướng đến mục tiêu có đến 4 trong số 10 chiếc xe ô tô được bán là xe điện.
Volkswagen đã chi hàng tỷ USD để nâng cấp các nhà máy trải dài từ Đức đến Trung Quốc, nhằm phục vụ quá trình sản xuất ô tô dựa trên nền tảng xe điện, hay còn gọi là MEB.Ngoài ra, tập đoàn sản xuất ô tô lớn nhất thế giới cũng cho biết sẽ sử dụng một phần trong số tiền mà họ kiếm được từ việc bán những chiếc xe chạy bằng nhiên liệu để sản xuất pin và xây dựng mạng lưới sạc điện.
Tuy nhiên, không chỉ có Volkswagen, các nhà sản xuất ô tô trên khắp thế giới đều đang bước vào cuộc đua để thích nghi với một thế giới mới mà trong đó điện sẽ thay thế xăng và dầu diesel.Tại nhiều nơi, các nhà máy sản xuất và lắp ráp đang được đại tu để chuyển hướng sản xuất ô tô điện và các nhà sản xuất ô tô cũng đang nắm bắt mọi cơ hội mà họ có thể tìm thấy.
Do đó, với kế hoạch phát triển dòng sản phẩm xe điện, Volkswagen - tập đoàn sở hữu nhiều thương hiệu xe sang danh tiếng như Porsche, Bugatti, Skoda, Lamborghini và SEAT - đang đứng trước thách thức chuyển mình được cho là khó khăn nhất kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai.Nếu thành công, tập đoàn này sẽ vượt qua các đối thủ trong lĩnh vực xe điện, bao gồm Tesla, và “miễn nhiễm” với sự cạnh tranh đến từ Trung Quốc và Thung lũng Silicon. Còn nếu thất bại, đây có thể là dấu chấm hết dành cho một tập đoàn sở hữu 665.000 nhân viên và doanh thu lên đến 265 tỷ USD/năm.
* Một cuộc chiến khốc liệtTrước khi vấn đề về biến đổi khí hậu trở nên phức tạp, xe điện chưa bao giờ là phương án ưu tiên của các nhà sản xuất. Thay vào đó, họ đã rót tiền đầu tư vào những chiếc xe sử dụng động cơ diesel tiết kiệm nhiên liệu có giá cả phải chăng.Năm 2018, Volkswagen đã ghi nhận doanh số cao kỷ lục là 10,8 triệu xe, song chỉ có 40.000 chiếc trong số đó, tương đương 0,4%, là xe điện và 60.000 chiếc khác thuộc dòng xe động cơ lai. Cũng trong năm 2018, doanh số bán xe trên toàn cầu ghi nhận chỉ 1,3 triệu chiếc trong số 90 triệu chiếc được bán ra là xe điện.
Trong khi đó, đối lập với sự thờ ơ của các “đại gia” kể trên, Tesla, dưới sự lãnh đạo của doanh nhân tài ba Elon Musk, đã tìm cho mình một hướng đi riêng đó là đặt trọng tâm phát triển vào lĩnh vực xe thân thiện với môi trường.Theo thống kê của công ty nghiên cứu thị trường ô tô LMC Automotive, Tesla đã bán được hơn 220.000 xe điện trong năm 2018, nhiều hơn khoảng 70.000 chiếc so với đối thủ bám đuổi sát nút là tập đoàn BAIC Group của Trung Quốc.
Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia thị trường, mặc dù có bước khởi đầu chưa được suôn sẻ, song thị trường ô tô toàn cầu đang dần tiến đến một điểm phát triển bùng nổ, nơi các dòng xe điện sẽ được sản xuất một cách đại trà giữa bối cảnh chi phí sản xuất pin giảm và áp lực từ các cơ quan quản lý, các khoản trợ cấp của chính phủ. Max Warburton, chuyên gia phân tích tại công ty nghiên cứu Bernstein, nhận định những yếu tố này đã kết hợp với nhau để tạo động lực cho ngành công nghiệp ô tô truyền thống chuyển sang điện khí hóa một cách nghiêm túc. Theo Bernstein, việc giá pin giảm mạnh sẽ cho phép các nhà sản xuất ô tô hàng đầu bán xe điện với giá thấp hơn xe chạy xăng và dầu diesel vào năm 2022. Cũng theo hãng nghiên cứu này, dòng sản phẩm xe điện đang tạo ra sức hút chưa từng có, bởi vì chỉ cách đây chưa đến 10 năm, vào khoảng những năm 2010, doanh số bán sản phẩm này gần như bằng 0 mỗi năm.Trong khi đó, Al Bedwell, Giám đốc hệ thống truyền động toàn cầu tại LMC Automotive, cho biết: “Tôi đã nghiên cứu ngành công nghiệp này (xe điện) trong 20 năm và cảm giác thật sự của tôi lúc này là nó đang phát triển với tốc độ không thể ngăn cản”.Giám đốc Bedwell nói rằng xu hướng chuyển dịch sản xuất của các hãng xe truyền thống đang được thúc đẩy bởi hai yếu tố bổ sung. Yếu tố thứ nhất là các quy định mới nghiêm ngặt hơn của Liên minh châu Âu (EU) nhằm yêu cầu các nhà sản xuất ô tô giảm đáng kể lượng khí thải CO2 bắt đầu vào năm 2020.Yếu tố thứ hai là việc Trung Quốc - thị trường ô tô điện lớn nhất thế giới - triển khai chính sách buộc các nhà sản xuất ô tô phải chế tạo ra những phương tiện sạch hoặc áp dụng hình thức tín dụng CO2 đối với ác dòng xe ô tô truyền thống.
Sau khi nộp các khoản phạt lên đến 30 tỷ USD cho vụ bê bối khí thải diesel từ năm 2015, Volkswagen đang đứng trước cơ hội “thay da đổi thịt”. Giám đốc điều hành của tập đoàn Herbert Diess đã phát biểu trước các cổ đông trong cuộc họp hồi tháng Ba rằng Volkswagen sẽ thay đổi hoàn toàn và khiến mọi người phải kinh ngạc. Trong số các thương hiệu của Volkswagen, những cái tên xa xỉ nhất nhất đang dẫn đầu giấc mơ xe điện. Chiếc xe chạy bằng điện hoàn toàn đầu tiên của Porsche Taycan dự kiến sẽ được mở bán vào cuối năm nay. Trong khi đó, sau Audi e-tron, Audi cũng lên kế hoạch cung cấp thêm 12 mẫu xe điện mới vào năm 2025./.Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Australia: Đề xuất thu phí ô tô chống ùn tắc giao thông thành phố
09:53' - 14/10/2019
Viện Grattan, viện chuyên nghiên cứu chính sách công của Australia vừa đưa ra đề xuất thu phí chống ùn tắc giao thông đối với xe ô tô ra vào các trung tâm tại thành phố lớn trong giờ cao điểm.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành sản xuất ô tô toàn cầu có thể bị thua lỗ tới 765 tỷ USD
13:38' - 03/10/2019
Ngành sản xuất ô tô toàn cầu có thể bị thua lỗ tới 700 tỷ euro (765 tỷ USD) trong 7 năm từ năm 2018 đến 2024 do những căng thẳng thương mại liên quan tới Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia triển khai bằng lái xe điện tử
07:36' - 23/09/2019
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, ngày 22/9, Indonesia đã bắt đầu triển khai bằng lái xe điện tử có thể được sử dụng như một thẻ thanh toán kỹ thuật số và ghi lại các hành vi vi phạm giao thông.
-
Kinh tế tổng hợp
Australia đầu tư hơn 10 triệu USD xây các trạm sạc nhanh cho xe điện
17:04' - 26/08/2019
Chính phủ Australia thông báo sẽ đầu tư 15 triệu AUD (10,08 triệu USD) vào mạng lưới trạm sạc điện nhanh cho xe điện.
-
Doanh nghiệp
Xe điện - tương lai của ngành ô tô của Anh
20:48' - 21/07/2019
Ngành công nghiệp ô tô của Anh đang tăng tốc chuyển đổi theo hướng điện hóa trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng có xu hướng lựa chọn các loại động cơ ít gây ô nhiễm, đó là xe điện.
-
Hàng hoá
Doanh số xe điện Trung Quốc dẫn đầu thị trường toàn cầu
19:00' - 18/06/2019
Trung Quốc đang dẫn đầu thị trường xe điện toàn cầu khi doanh số bán đạt 1,2 triệu chiếc vào năm ngoái, chiếm 56% tổng doanh số bán xe toàn cầu
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Ngoại giao Mỹ bắt đầu đợt sa thải hơn 1.300 nhân viên
10:46'
Trong bản thông báo nội bộ gửi đến đội ngũ nhân viên, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết đợt sa thải lần này sẽ bao gồm 1.107 viên chức và 246 công chức ngoại giao làm việc tại Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Câu chuyện truyền cảm hứng cho cả thế giới
10:10'
Hai nước đã trải qua một giai đoạn lịch sử phi thường, xây dựng mối quan hệ song phương đạt được những tiến triển đầy ý nghĩa và đáng tự hào.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành rượu vang Đức lo ngại tác động tiêu cực từ thuế quan của Mỹ
21:56' - 11/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, các nhà sản xuất rượu vang nước này dự đoán sẽ có nhiều hậu quả tiêu cực lớn nếu Mỹ quyết định áp thuế quan đối với rượu vang nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế lớn thứ sáu thế giới tăng trưởng trì trệ
16:20' - 11/07/2025
Kinh tế Anh chỉ đạt mức tăng trưởng 0,1% trong tháng 5/2025 với sự sụt giảm cả trong hai lĩnh vực sản xuất và xây dựng.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu của Trung Quốc có thể khởi sắc trước thời hạn Mỹ tái áp thuế
15:45' - 11/07/2025
Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 6/2025 nhiều khả năng tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái, khi các doanh nghiệp đẩy mạnh giao hàng trước thời hạn để tránh rủi ro thuế của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba đẩy mạnh sử dụng năng lượng Mặt trời trong sản xuất xì gà
14:45' - 11/07/2025
Để duy trì sản xuất xì gà, nông dân ở tỉnh miền Tây Pinar del Río đã chuyển sang sử dụng tấm pin Mặt trời để vận hành hệ thống tưới tiêu giữa cuộc khủng hoảng năng lượng.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Ngoại giao Mỹ lên kế hoạch cắt giảm nhân sự quy mô lớn
12:50' - 11/07/2025
Ngày 10/7, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết sẽ sớm triển khai kế hoạch cắt giảm nhân sự, sau khi Tòa án Tối cao tạo điều kiện cho đợt tinh giản biên chế hàng loạt theo đề xuất của Tổng thống Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Brazil tuyên bố đáp trả tương xứng nếu Mỹ áp thuế 50%
11:33' - 11/07/2025
Tổng thống Brazil mong muốn tìm ra giải pháp ngoại giao nhưng cũng tuyên bố sẽ áp thuế đáp trả tương xứng nếu Mỹ áp thuế 50% với tất cả các mặt hàng nhập khẩu từ ngày 1/8 tới đây.
-
Kinh tế Thế giới
EU rút Panama khỏi danh sách các nước có nguy cơ cao về rửa tiền
10:49' - 11/07/2025
Chính phủ Panama mới đây tuyên bố nước này đã “khôi phục được niềm tin quốc tế” sau khi được Liên minh châu Âu (EU) rút khỏi danh sách các quốc gia có nguy cơ cao về rửa tiền và tài trợ khủng bố.