Cuộc đua chiến lược giữa doanh nghiệp Hàn Quốc và Trung Quốc
Giới phân tích kinh tế đặc biệt chú ý đến việc liệu lần ghi nhận thâm hụt thương mại đầu tiên kể từ năm 1992 - thời điểm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, có báo trước sự thay đổi về cấu trúc trong trật tự hợp tác kinh tế song phương hay không?
Theo hãng tin Yonhap, thương mại của Hàn Quốc với Trung Quốc đã tăng 47 lần từ mức 6,4 tỷ USD vào năm 1992 lên 300 tỷ USD vào năm 2021. Năm 2021, Trung Quốc là đối tác thương mại số một của Hàn Quốc.
Nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Tài chính Hàn Quốc Ji Jeon-su nhận định thâm hụt thương mại giữa hai nước gần đây có thể là tạm thời, nhưng kỷ nguyên thặng dư thương mại quy mô lớn của Hàn Quốc với Trung Quốc đang kết thúc về mặt cấu trúc.
Thặng dư thương mại quy mô lớn của Hàn Quốc với Trung Quốc đạt được dựa trên cơ cấu trong đó Hàn Quốc cung cấp hàng hóa trung gian có lợi thế cạnh tranh cho Trung Quốc và Trung Quốc - công xưởng của thế giới, bán các sản phẩm sản xuất từ nước này cho thế giới. Tuy nhiên giờ đây, cấu trúc này đã có sự thay đổi.
Nhà máy sản xuất điện thoại di động ở Huizhou (Huệ Châu) của Samsung Electronics là minh chứng cho thấy sự phát triển và suy tàn của mô hình hợp tác Hàn-Trung. Năm 1992, Samsung thành lập nhà máy ở Huizhou, một biểu tượng của thời đại thu hút đầu tư vào Trung Quốc. Vào thời kỳ đỉnh cao, 17% tổng số điện thoại Samsung được sản xuất tại đây.
Trong giai đoạn đó, các linh kiện như màn hình, pin và chất bán dẫn của Hàn Quốc đã được xuất khẩu cho nhà máy Huizhou để sản xuất thành phẩm. Tuy nhiên, do thị trường nội địa Trung Quốc tăng trưởng chậm chạp và chi phí nhân công tăng cao, Samsung Electronics đã đóng cửa nhà máy này vào năm 2019, chấm dứt việc sản xuất điện thoại di động tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Cơ sở sản xuất điện thoại thông minh ở nước ngoài của Samsung đã được chuyển đến Việt Nam, nơi có giá nhân công tương đối rẻ hơn.
Nhà nghiên cứu Ji Jeon-su cho biết mô hình sử dụng Trung Quốc làm cơ sở sản xuất với mức lương thấp đã nhanh chóng thay đổi từ năm 2013, thời điểm thặng dư thương mại của Hàn Quốc với Trung Quốc đạt đỉnh. Lợi thế công nghệ của Hàn Quốc đang suy yếu khi Trung Quốc đẩy mạnh các chính sách hiện đại hóa công nghiệp mạnh mẽ, trong đó có chương trình “Made in China 2025”, và Trung Quốc đã nổi lên như một cường quốc sản xuất.
Hiện nay, Trung Quốc có một số nhà sản xuất hàng đầu trong mỗi lĩnh vực về màn hình, pin sạc, điện thoại thông minh, xe điện và các sản phẩm công nghệ thông tin và truyền thông (ICT). Nhà sản xuất màn hình BOE của Trung Quốc cạnh tranh với LG Display và Samsung Display trong khi công ty sản xuất pin CATL cạnh tranh với LG Energy Solution và SK Innovation (Hàn Quốc) trên thị trường toàn cầu.
Khi Trung Quốc đang gia tăng nhanh tỷ lệ tự cung tự cấp về chất bán dẫn, cũng có những nhận định cho rằng sẽ không lâu nữa, ngành công nghiệp chính của Hàn Quốc sẽ đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt gay gắt từ các doanh nghiệp Trung Quốc trên thị trường bán dẫn toàn cầu.
Trong báo cáo mang tên “Những thay đổi trong cơ cấu thương mại” được thực hiện nhân dịp kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ Hàn–Trung (24/8/1992 - 24/6/2022), Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc (KITA) cho biết, Trung Quốc đã trở thành một cường quốc sản xuất thông qua chiến lược phát triển công nghiệp. Sự cạnh tranh giữa Hàn Quốc và Trung Quốc cũng đã gia tăng trên toàn bộ các thị trường lớn trên toàn cầu.
Có nhiều đánh giá cho rằng các công ty Hàn Quốc đã không thật thành công khi nhắm đến thị trường nội địa khổng lồ Trung Quốc. Mặc dù Trung Quốc đang có sự chuyển đổi lớn để trở thành nền kinh tế tập trung vào nhu cầu nội địa, bán thành phẩm vẫn chiếm hơn 80% xuất khẩu của Hàn Quốc sang Trung Quốc. Thậm chí, có phân tích còn ví von rằng đây chính là “tử huyệt” của các công ty Hàn Quốc.
Cho đến năm 2013, điện thoại thông minh của Samsung Electronics vẫn đứng đầu với thị phần 20% tại Trung Quốc. Tuy nhiên, thị phần của hãng liên tục giảm mạnh và bắt đầu bị mắc kẹt khi lùi về 0% trong vài năm qua do sự cạnh tranh mạnh từ các công ty Trung Quốc như Xiaomi, Oppo và Vivo và iPhone của Apple ở cả phân khúc thị trường cao cấp lẫn trung cấp, bình dân.
Tình hình của hai hãng xe hơi lớn nhất Hàn Quốc gồm Hyundai và Kia cũng tương tự. Thị phần kết hợp của cả Hyundai và Kia Motors, vốn đã tăng lên 7,35% vào năm 2016, giảm xuống chỉ còn 1,7% vào năm 2021, trong bối cảnh hai hãng xe này bị đánh giá rằng không theo kịp tốc độ chuyển đổi xe điện của Trung Quốc.
Mỹ phẩm, mặt hàng tiêu dùng thành công nhất của Hàn Quốc cũng không còn phổ biến như trước. Theo Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc, các sản phẩm do Hàn Quốc sản xuất chỉ chiếm 3% thị trường hàng tiêu dùng Trung Quốc trong năm 2021, cho thấy khoảng cách lớn với các quốc gia đứng đầu như ASEAN (15,2%), Mỹ (10,5%) và Đức (10,1%).
Đằng sau sự tăng trưởng nhanh chóng của thương mại Hàn-Trung là sự phụ thuộc rất lớn của Hàn Quốc vào Trung Quốc. Phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc khiến Hàn Quốc đối mặt với thách thức lớn khi cuộc cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung ngày càng gay gắt. Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đang khởi động Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vì sự thịnh vượng (IPEF) và ký phê chuẩn Đạo luật chip và khoa học (CHIPS and Science Act) với ý tưởng nhằm kiềm chế Trung Quốc.
Một ví dụ điển hình là SK Hynix không thể đưa thiết bị quang khắc cực tím (EUV) hiện đại vào nhà máy ở Trung Quốc, nơi sản xuất đến 50% DRAM (bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên động) của hãng, do sự phản đối từ phía Mỹ. Trong khi đó, Trung Quốc cũng bắt đầu gây sức ép toàn diện với Hàn Quốc.
Trong bối cảnh đó, các công ty Hàn Quốc cần có giải pháp để đảm bảo duy trì lợi ích và có thể tiếp tục có lợi thế dẫn trước trong cuộc cạnh tranh chiến lược về công nghệ. Thời đại và bối cảnh cạnh tranh đang thay đổi nhanh chóng và đây thực sự là thời điểm thách thức trong cuộc đua giữa các doanh nghiệp Hàn Quốc–Trung Quốc./.
Tin liên quan
-
Thị trường
Hàn Quốc: Xuất khẩu chip sang Trung Quốc tăng kỷ lục
16:56' - 21/08/2022
Nghiên cứu mới đây cho thấy ngành công nghiệp bán dẫn của Hàn Quốc ghi nhận mức tăng trưởng xuất khẩu sang Trung Quốc lớn nhất trong hai thập kỷ.
-
Kinh tế Thế giới
Nga tháng thứ ba liên tiếp là nhà cung cấp dầu mỏ lớn nhất cho Trung Quốc
09:35' - 21/08/2022
Khối lượng dầu mỏ Nga bán cho Trung Quốc mỗi ngày ở mức khoảng 1,68 triệu thùng, thấp hơn mức cao kỷ lục khoảng 2 triệu thùng/ngày hồi tháng Năm.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ tiếp tục khẳng định cam kết bảo vệ Hàn Quốc và Nhật Bản
07:47' - 20/08/2022
Nhà Trắng cho biết tại cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Hàn Quốc Park Jin ngày 19/8, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken một lần nữa khẳng định cam kết của Washington trong việc bảo vệ Hàn Quốc và Nhật Bản.
-
Phân tích - Dự báo
Lý do các doanh nghiệp Trung Quốc rời khỏi Sàn Giao dịch chứng khoán New York
05:30' - 20/08/2022
5 công ty Trung Quốc thông báo rằng họ có ý định rút khỏi Sàn Giao dịch chứng khoán New York, do không chịu được áp lực từ các cơ quan tài chính Mỹ từ vài tháng nay.
-
Kinh tế tổng hợp
Hàn Quốc đứng thứ 22 trong OECD về mức độ tự do kinh tế
09:45' - 19/08/2022
Theo báo cáo của Liên đoàn công nghiệp Hàn Quốc (KITA), mức độ tự do kinh tế của Hàn Quốc chỉ xếp thứ 22 trong số 38 quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Tuần lễ đỏ lửa của thuế quan: Chính sách thương mại Mỹ bước vào giai đoạn quyết liệt
16:10'
Tuần này, Tổng thống Mỹ đã đẩy mạnh các phát ngôn về thương mại, gửi đi hơn 20 lá thư tới chính phủ các nước, trong đó đề xuất các mức thuế quan mới nếu các thỏa thuận không được đạt trước ngày 1/8.
-
Phân tích - Dự báo
Thời điểm bản lề đối với nền kinh tế Indonesia
06:30'
Indonesia bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các động lực bên ngoài, bao gồm cuộc chiến thuế quan đang diễn ra, đặc biệt là giữa các cường quốc, tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu.
-
Phân tích - Dự báo
Hàn Quốc đã sẵn sàng cho cuộc chơi công nghệ lớn?
05:30'
Vài tuần sau khi chính phủ mới của Hàn Quốc nhậm chức, thị trường đã định giá sẵn những kỳ vọng lạc quan nhất dành cho ngành công nghệ Hàn Quốc thông qua việc chỉ số KOSPI liên tục tăng nóng.
-
Phân tích - Dự báo
Nhu cầu dầu mỏ toàn cầu dự báo tiếp tục tăng mạnh
16:07' - 11/07/2025
Theo báo cáo Triển vọng Dầu mỏ Thế giới năm 2025 do OPEC công bố ngày 11/7, nhu cầu dầu mỏ toàn cầu dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, đạt mức gần 123 triệu thùng/ngày vào năm 2050.
-
Phân tích - Dự báo
Bài học từ "thập kỷ mất mát": Trung Quốc có đi vào vết xe đổ của Nhật Bản?
06:30' - 11/07/2025
Trong bối cảnh Trung Quốc đang đứng trước những thách thức mang tính cấu trúc, bài học từ Nhật Bản về các điểm bất hợp lý trong chính sách cần được nhìn nhận một cách nghiêm túc.
-
Phân tích - Dự báo
Xu hướng chuyển đổi tất yếu của ngành vận tải biển
05:30' - 11/07/2025
Vận tải biển, chiếm hơn 80% giá trị thương mại toàn cầu và đóng góp hơn 900 tỷ USD/năm vào nền kinh tế đại dương, sắp bước vào giai đoạn chuyển đổi toàn diện, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0.
-
Phân tích - Dự báo
Châu Á - lời giải cho bài toán khí đốt của Canada
06:30' - 10/07/2025
Canada mới đây đã xuất khẩu một lô hàng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) sang châu Á, báo hiệu sự khởi đầu tươi sáng trên bước đường vươn xa ra thị trường LNG toàn cầu của cường quốc Bắc Mỹ này.
-
Phân tích - Dự báo
Chương trình "Mua trước, Trả sau": Cạm bẫy nợ nần tại Malaysia?
05:30' - 10/07/2025
Các chương trình "Mua trước, Trả sau" đang phát triển nhanh chóng tại Malaysia đã làm dấy lên mối lo ngại về khả năng bảo vệ người tiêu dùng và tình trạng vay mượn quá mức.
-
Phân tích - Dự báo
Khi dầu mỏ trở thành rủi ro chiến lược
06:30' - 09/07/2025
Nếu cuộc khủng hoảng tại Trung Đông kéo dài hoặc một cuộc khủng hoảng khác bùng lên, đây có thể là một bước ngoặt mới định hình thị trường dầu mỏ toàn cầu.