Đà Nẵng triển khai kế hoạch xét nghiệm mới
UBND thành phố Đà Nẵng vừa ban hành kế hoạch 159/KH-UBND về việc tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 trên địa bàn thành phố nhằm tiếp tục rà soát, phát hiện kịp thời người mắc COVID-19 tại cộng đồng để khoanh vùng, xử lý, không để dịch lây lan.
Cụ thể, kế hoạch được triển khai từ ngày 6-20/9, sau đó căn cứ vào tình hình, diễn biến dịch COVID-19 sẽ thực hiện xét nghiệm theo kế hoạch tiếp theo của UBND thành phố.
Thành phố sẽ thực hiện xét nghiệm theo phương pháp Realtime RT-PCR. Riêng người lao động tại nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trong và ngoài khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở thực hiện “3 tại chỗ” có thể thực hiện xét nghiệm bằng test nhanh nhưng khuyến cáo thực hiện xét nghiệm bằng phương pháp Realtime RT-PCR gộp mẫu để có kết quả chính xác và giảm chi phí thực hiện xét nghiệm.
Tại khu vực có mức độ nguy cơ rất cao (vùng đỏ - vùng cách ly y tế, phong tỏa), thành phố sẽ tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 định kỳ 3 ngày/lần cho toàn bộ người dân; tại khu vực có mức độ nguy cơ cao (vùng vàng, bao gồm điểm xanh ở các khu dân cư tại các phường, xã vùng vàng) sẽ xét nghiệm đại diện toàn bộ (100%) hộ gia đình đáp ứng tiêu chuẩn chọn lấy mẫu xét nghiệm, với tần suất 7 ngày/lần; tại khu vực có mức độ nguy cơ thấp (vùng xanh - xã, phường 14 ngày liên tiếp không có ca bệnh nhiễm COVID-19 trong cộng đồng), xét nghiệm đại diện 50% hộ gia đình, tần suất 7 ngày/lần.
Đối tượng là người lao động tại các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, doanh nghiệp, đơn vị cung ứng lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu được phép hoạt động, thành phố sẽ xét nghiệm 7 ngày/lần (lấy mẫu đại diện tối thiểu 50% ở mỗi bộ phận làm việc, trong các nhóm nhân viên, người lao động có cùng nguy cơ lây nhiễm); tự hợp đồng và chi trả phí xét nghiệm với đơn vị đủ điều kiện thực hiện xét nghiệm trên địa bàn thành phố.
Tùy theo tính chất di chuyển, tiếp xúc để tăng tần suất lấy mẫu xét nghiệm đảm bảo phát hiện sớm các trường hợp mắc COVID-19 nhằm can thiệp, xử lý kịp thời, không để lây lan dịch ra cộng đồng.
Với nhân viên giao hàng, shipper công nghệ, tiểu thương các chợ thực hiện xét nghiệm 3 ngày/lần.
Những trường hợp được phép hoạt động theo quy định tại Quyết định số 2905/QĐ-UBND có yêu cầu xét nghiệm đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19 (như nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trong và ngoài khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở thực hiện “3 tại chỗ”) sẽ thực hiện xét nghiệm tối thiểu 50% ở mỗi bộ phận làm việc, trong các nhóm nhân viên, người lao động có cùng nguy cơ lây nhiễm với tần suất 3 – 5 ngày/lần; tự hợp đồng và chi trả phí xét nghiệm với đơn vị đủ điều xét nghiệm trên địa bàn thành phố.
Các cơ quan, đơn vị y tế thực hiện xét nghiệm cho nhân viên y tế, đơn vị cung cấp dịch vụ, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân theo quy định.
Những trường hợp khác được phép hoạt động theo quy định của UBND thành phố Đà Nẵng tại Quyết định số 2905/QĐ-UBND được ưu tiên lấy mẫu xét nghiệm trong nhóm đối tượng đại diện hộ gia đình theo kế hoạch này./.
>>Đà Nẵng: 15 phường, xã không ghi nhận ca mắc trong cộng đồng 14 ngày liên tiếp
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Đà Nẵng có quyết định mới, phòng chống dịch theo 3 cấp độ từ 8h 5/9
21:04' - 03/09/2021
Từ 8 giờ ngày 5/9/2021 cho đến khi có thông báo mới, toàn thành phố Đà Nẵng tiếp tục áp dụng các biện pháp cấp bách để phòng, chống dịch COVID-19 theo 3 cấp độ.
-
Kinh tế & Xã hội
Đà Nẵng cơ bản kiểm soát được dịch COVID-19
19:51' - 03/09/2021
Sau 20 ngày thực hiện “ai ở đâu thì ở đó”, đến nay, Đà Nẵng tự tin cắt được chuỗi lây nhiễm, kiểm soát dịch bệnh và đủ cơ sở để xác định, đánh giá được các vùng có nguy cơ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam mong muốn và sẵn sàng hợp tác với Hoa Kỳ
17:19'
Sau 10 thăm thiết lập, quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ đã phát triển sâu rộng, hiệu quả và thực chất trên cả ba bình diện: Song phương, khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Đảm bảo vùng trồng, cơ sở đóng gói đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu
17:06'
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu Sở Nông nghiệp các tỉnh, thành phố giao nhiệm vụ, chỉ đạo cơ quan chuyên môn về bảo vệ, kiểm dịch thực vật tại địa phương thực hiện.
-
Kinh tế Việt Nam
Vụ 4 tiếp viên hàng không xách ma túy: "Vẫn còn có lỗ hổng" của doanh nghiệp
16:58'
Với vụ 4 tiếp viên hàng không xách ma túy xảy ra vừa qua, lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam thừa nhận "vẫn còn có lỗ hổng", trong trường hợp này nằm ở khâu thực thi của doanh nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Chấm dứt hợp đồng nhà thầu không đủ năng lực xây dựng sân vận động Đà Lạt
16:41'
Công trình sân vận động Đà Lạt có quy mô 20.000 chỗ ngồi với tổng mức đầu tư gần 300 tỷ đồng, được khởi công vào tháng 2/2020, dự kiến hoàn tất vào tháng 2/2022, nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành.
-
Kinh tế Việt Nam
50 năm quan hệ Việt Nam - Italy: Phát triển tích cực, toàn diện và đi vào chiều sâu
15:43'
Đại sứ Việt Nam tại Italy Dương Hải Hưng đã trao đổi với phóng viên TTXVN về những thành tựu đạt được trong 50 năm cũng như triển vọng hợp tác trong thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Ninh tăng trưởng kinh tế đạt hơn 8% trong quý I/2023
15:40'
Quý I/2023, nền kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh duy trì được sự phát triển ổn định ở mức cao, tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP (tổng sản phẩm trên địa bàn) ước tăng 8,04%.
-
Kinh tế Việt Nam
50 năm quan hệ Việt Nam - Italy: Vai trò cầu nối của các chi hội cấp vùng
15:18'
Với kinh nghiệm hoạt động lâu năm, các chi hội hữu nghị Italy - Việt Nam ở cấp vùng có thể đóng góp thiết thực cho việc củng cố và phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị giữa người dân hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Tp.Hồ Chí Minh tăng tốc để giải ngân trên 95% vốn đầu tư công
13:22'
UBND Tp.Hồ Chí Minh vừa ban hành Chương trình hành động về thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 với nhiều giải pháp tháo gỡ các rào cản, khó khăn, thúc đẩy tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng: Phát triển văn hóa doanh nghiệp, xây dựng đội ngũ doanh nhân đủ tài, đủ tâm, đủ tầm
12:51'
Những năm qua, doanh nghiệp Việt Nam đã không ngừng phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động, nhất là về nguồn vốn, doanh thu, lợi nhuận, tạo công ăn, việc làm và thu nhập cho người lao động