Đắk Nông có hơn 1.000 công trình, dự án chồng lấn với quy hoạch bô xít
UBND tỉnh Đắk Nông đã có báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ để tham gia ý kiến dự thảo Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2023.
Theo đó, Đắk Nông đã nêu ra nhiều khó khăn, vướng mắc liên quan tới việc triển khai các công trình, dự án trong bối cảnh vướng mắc, chồng lấn quy hoạch bô xít.
Theo UBND tỉnh Đắk Nông, tỉnh hiện có 1.062 dự án, công trình có đất chồng lấn với quy hoạch bô xít và khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia. Đây là khó khăn, vướng mắc mang tính đặc thù, có thể nói là duy nhất cả nước, trong bối cảnh quy hoạch mỏ bô xít tỉnh Đắk Nông phân bố trên địa bàn 5 huyện, thành phố và chiếm diện tích hơn 200.000ha, tương đương với gần 1/3 diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
Tổng mức đầu tư của 1.062 dự án, công trình nêu trên khoảng 20.000 tỷ đồng. Trong số đó, các công trình, dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn từ nay đến 2025 khoảng 5.000 tỷ đồng. Việc chồng lấn quy hoạch bô xít đang khiến hàng loạt dự án bị đình trệ, ngưng thi công; trong đó, có nhiều dự án lớn, quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.
Điển hình như 6 dự án đầu tư công trung hạn đã được Thủ tướng Chính phủ giao vốn hơn 1.500 tỷ đồng; các dự án thuộc 3 chương trình mục tiêu quốc gia và nhiều dự án kêu gọi, thu hút đầu tư ngoài ngân sách…
Bên cạnh đó, cũng theo UBND tỉnh Đắk Nông, với đặc thù địa hình là đồi “bát úp” nhiều đồi núi dốc nên việc xây dựng các tuyến đường giao thông, các công trình trên địa bàn tỉnh đều có khối lượng đào đắp lớn. Nhất là đối với dự án đường cao tốc Gia Nghĩa (Đắk Nông) – Chơn Thành (Bình Phước) dự kiến được triển khai tới đây.
Tuy nhiên, hiện nay, tỉnh Đắk Nông chưa thể cấp phép khai thác đất làm vật liệu san lấp do phần lớn các mỏ đất đều cũng nằm trong các khu vực đã được thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng bô xít. Việc triển khai các công trình, dự án đều đang ngưng trệ do vướng mắc này.
Báo cáo của UBND tỉnh Đắk Nông cũng nêu rõ, trong thời gian qua, các bộ, ngành trung ương đã có nhiều văn bản đề nghị tỉnh Đắk Nông thực hiện đúng các quy định pháp luật khi triển khai các công trình, dự án nằm trong khu vực quy hoạch mỏ bô xít.
Trước các khó khăn, vướng mắc phát sinh từ thực tiễn, UBND tỉnh Đắk Nông đã báo cáo, kiến nghị các bộ, ngành trung ương xem xét giải quyết. Tuy nhiên, tới nay những khó khăn, vướng mắc nêu trên chưa được giải quyết tới kết quả cuối cùng, ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Trên thực tế, sau hơn 15 năm kể từ thời điểm quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng bô xít tại tỉnh Đắk Nông được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (tại Quyết định số 167/2007/QĐ-TTg, ngày 01/01/2007), mới có 1/9 mỏ bô xít đã được thăm dò, phê duyệt trữ lượng được cấp phép khai thác. Trung bình mỗi năm chỉ khai thác khoảng 100ha để cung cấp quặng bô xít cho Nhà máy Alumin Nhân Cơ (công suất 650.000 tấn alumin/năm).
Theo tính toán sơ bộ, nếu chỉ cung cấp quặng cho Nhà máy Alumin Nhân Cơ hoạt động thì phải mất gần 400 năm nữa mới khai thác, chế biến hết trữ lượng bô xít của tỉnh Đắk Nông.
Trước thực tế đó, UBND tỉnh Đắk Nông đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép tỉnh Đắk Nông được triển khai các dự án, công trình nằm trung vùng quy hoạch bô xít và khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia, đặc biệt là các công trình dự án nằm trong danh mục đầu tư công trung hạn; chương trình, dự án thuộc 3 chương trình mục tiêu quốc gia và các dự án quan trọng phục vụ quá trình phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh Đắk Nông cũng đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương cung cấp cho tỉnh bản đồ phân bố khu vực chứa thân quặng bô xít và các bản đồ liên quan để UBND tỉnh rà soát các dự án phát triển kinh tế – xã hội chồng lấn với khu vực có thân quặng.
Đồng thời, cho phép tỉnh cấp phép và đăng ký xác nhận khu vực, khối lượng đất san lấp có lẫn quặng bô xít để phục vụ thi công xây dựng các dự án hạ tầng, đường giao thông quan trọng, đặc biệt là dự án cao tốc Gia Nghĩa (Đắk Nông) – Chơn Thành (Bình Phước).
Liên quan tới các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai đầu tư, xây dựng các dự án hạ tầng, đường giao thông trên địa bàn tỉnh Đắk Nông thời gian vừa qua, TTXVN đã có 2 bài phản ánh vào cuối tháng 5/2023. Theo đó, 2 khó khăn, vướng mắc lớn nhất hiện nay là khoảng 1/3 diện tích tự nhiên tỉnh nằm trong vùng quy hoạch mỏ bô xít Đắk Nông và tỉnh chưa có mỏ đất san lấp nào được cấp phép khai thác. Thực trạng này khiến phần lớn các dự án, công trình đang phải tạm ngưng thực hiện các phần việc liên quan tới san ủi, đào đắp mặt bằng.
Theo một lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Nông, nếu các khó khăn, vướng mắc này không sớm được tháo gỡ, nhiều chủ đầu tư, nhà thầu sẽ không thể đảm bảo tiến độ các dự án. Kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh Đắk Nông trong năm 2023 cũng khó đạt mục tiêu đề ra./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Gỡ vướng đất san lấp công trình tại Đắk Nông - Bài 2: Tìm giải pháp hài hòa
14:13' - 23/05/2023
Hiện nay, vướng mắc đất san lấp đối với các công trình, dự án trên địa bàn tỉnh Đắk Nông được đánh giá không khác gì so với vướng giải phóng mặt bằng.
-
Kinh tế Việt Nam
Gỡ vướng đất san lấp công trình tại Đắk Nông - Bài 1: Quy định cũ, vướng mắc mới
14:12' - 23/05/2023
Nhiều dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, đường giao thông tại tỉnh Đắk Nông đang chậm tiến độ do vướng mắc liên quan tới vật liệu đất san lấp.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp gia vị gặp khó khăn trong việc cấp giấy chứng nhận xuất khẩu
20:58' - 16/07/2025
Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA) đã gửi kiến nghị tới Bộ Nông nghiệp và Môi trường về việc cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho sản phẩm có nguồn gốc thực vật xuất khẩu.
-
Doanh nghiệp
Nhiều vướng mắc mặt bằng tại cụm dự án truyền tải Nhơn Trạch
20:25' - 16/07/2025
Các dự án truyền tải giải tỏa công suất Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 đang gặp nhiều vướng mắc mặt bằng do có hộ dân cản trở, không cho thi công dựng cột và kéo dây.
-
Doanh nghiệp
Embraer cảnh báo tác động từ thuế quan Mỹ có thể ngang với đại dịch COVID-19
16:06' - 16/07/2025
Embraer dự báo thuế sẽ tạo ra chi phí bổ sung khoảng 9 triệu USD cho mỗi máy bay xuất khẩu sang Mỹ, với tổng tác động tiềm tàng lên tới khoảng 2 tỷ real (360 triệu USD) trong năm nay.
-
Doanh nghiệp
EVN khuyến cáo về tình trạng giả mạo nhãn hiệu máy biến áp EEMC
09:24' - 16/07/2025
EVN cảnh báo tình trạng giả mạo nhãn hiệu máy biến áp EEMC, gây rủi ro cho hệ thống điện và thiệt hại cho khách hàng, ảnh hưởng uy tín thương hiệu.
-
Doanh nghiệp
Việt Nam và Campuchia thúc đẩy hợp tác, kết nối giao thương
21:46' - 15/07/2025
Hội nghị thu hút gần 300 doanh nghiệp Việt Nam và Campuchia tham dự, với các hoạt động giao thương trực tiếp, trưng bày sản phẩm, giới thiệu dịch vụ trong nhiều lĩnh vực.
-
Doanh nghiệp
Lợi ích lớn từ việc tận dụng nhiệt dư trong sản xuất xi măng
15:34' - 15/07/2025
Theo tổng hợp của Sở Công Thương Ninh Bình, hiện các nhà máy xi măng trên địa bàn tỉnh đã đầu tư xây dựng các trạm phát điện tận dụng nhiệt dư với tổng công suất 82,8 MW để phát điện tự dùng.
-
Doanh nghiệp
Lợi nhuận của nhiều "ông lớn" dầu khí sụt giảm
15:19' - 15/07/2025
Các tập đoàn dầu khí hàng đầu thế giới như BP, Shell và ExxonMobil đưa ra cảnh báo về khả năng lợi nhuận quý II/2025 sẽ giảm mạnh, chủ yếu do giá dầu và khí đốt tự nhiên thế giới sụt giảm.
-
Doanh nghiệp
Mỏ Kình Ngư Trắng - Kình Ngư Trắng Nam đón dòng dầu thương mại đầu tiên
14:47' - 15/07/2025
Dự án phát triển mỏ Kình Ngư Trắng - Kình Ngư Trắng Nam (KNT-KTN) đã chính thức đón dòng dầu thương mại đầu tiên vào ngày 14/7/2025.
-
Doanh nghiệp
Samsung vẫn dẫn đầu thị trường điện thoại thông minh toàn cầu
11:08' - 15/07/2025
Theo dữ liệu từ Canalys công bố hôm 15/7, Samsung Electronics vẫn duy trì vị trí dẫn đầu thị trường điện thoại thông minh toàn cầu trong quý II nhờ doanh số bán các mẫu Galaxy A có giá cả cạnh tranh.