Đàm phán thương mại Mỹ-Trung: Còn rất nhiều vấn đề cần giải quyết
Các quan chức cấp cao của Mỹ và Trung Quốc đã bắt đầu nhóm họp trong hai ngày 19-20/9 tại Washington, trong nỗ lực nhằm giải quyết cuộc chiến thương mại giữa hai nước, với một loạt vấn đề cần thảo luận, từ thuế quan đến những bất đồng lớn hơn liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ và chuỗi cung ứng toàn cầu.
Một phái đoàn khoảng 30 quan chức Trung Quốc, dẫn đầu là Thứ trưởng Tài chính Liao Min, đã gặp các quan chức thuộc Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ vào ngày 19/9. Hai bên được cho là sẽ tập trung chủ yếu vào lĩnh vực nông nghiệp, nhằm đạt được một thỏa thuận hẹp để Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer, Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin và Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc có thể ký vào tháng 10 tới. Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã áp mức thuế cao lên hàng hóa của Trung Quốc kể từ năm 2018, cho rằng điều này sẽ tạo lợi thế cho các quan chức Mỹ trong tiến trình đàm phán.Sau khi cuộc đàm phán thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới rơi vào bế tắc hồi tháng Năm vừa qua, hai nước đã đánh thuế bổ sung lên hàng tỷ USD hàng hóa của nhau, phá vỡ các cam kết và công khai chỉ trích lẫn nhau. Các quan chức Trung Quốc muốn thuế phải được dỡ bỏ trước khi nước này nhất trí một thỏa thuận.
Mỹ đã áp mức thuế 25% lên khoảng 250 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc và Bắc Kinh đáp trả bằng việc đánh thuế lên 110 tỷ USD hàng hóa của Mỹ.Washington dự kiến sẽ nâng mức thuế hiện nay lên 30% vào ngày 15/10 và đánh thuế lên thêm 156 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc vào tháng 12 tới, bao gồm mặt hàng điện thoại di động trị giá 43 tỷ USD.
Hai nước đã có một số nhượng bộ trước khi diễn ra cuộc đàm phán trong tuần nay, như hoãn áp thuế lên một số hàng hóa.
Trong khi đó, Trung Quốc đang chịu những tác động từ quyết định của ông Trump trong việc đưa Huawei, tập đoàn sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới của Trung Quốc, vào "danh sách đen", cấm các công ty Mỹ cung cấp thiết bị cho tập đoàn này.Lệnh cấm cũng khiến nhiều công ty nằm ngoài Mỹ cắt quan hệ với Huawei. Trung Quốc muốn Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm này, trong khi Washington đang vận động các nước khác hạn chế giao dịch với Huawei.
Trung Quốc tuyên bố sẽ đưa ra danh sách các công ty nước ngoài gây tổn hại cho các công ty nước này. Trung Quốc cũng cho biết có thể đáp trả bằng việc hạn chế xuất khẩu đất hiếm cho Mỹ, bởi đây là vật liệu quan trọng đối với các nhà sản xuất sản phẩm tiêu dùng công nghệ cao mà Trung Quốc là nguồn cung chính.Ngoài ra, Trung Quốc có thể hủy các đơn hàng máy bay do Boeing (Mỹ) sản xuất. Trong khi đó, ông Trump kêu gọi các công ty Mỹ như General Motors rút các cơ sở sản xuất ra khỏi Trung Quốc.
Trước khi các cuộc đàm phán rơi vào bế tắc hồi tháng Năm, các quan chức Mỹ cho biết hai bên đã đạt được tiến triển trong vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và Trung Quốc đã đề xuất về một loạt vấn đề với mức độ sâu hơn trước đó.Các quan chức Mỹ cũng đề cập đến tiến triển về vấn đề tấn công mạng, dịch vụ, tiền tệ, nông nghiệp và các rào cản thương mại phi thuế quan. Tuy nhiên, khi không đạt thỏa thuận, ông Lighthizer nói Trung Quốc đã rút lại các cam kết về các vấn đề thương mại điện tử.
Trung Quốc không sẵn sàng thương lượng về cách thức căn bản trong việc điều hành nền kinh tế, bao gồm việc hỗ trợ các doanh nghiệp nhà nước.Các khoản hỗ trợ của Trung Quốc cho doanh nghiệp nhà nước đã thúc đẩy các ngành như sản xuất thép của nước này, khiến giá thép toàn cầu giảm và ảnh hưởng đến các nhà sản xuất ở những nước khác như Mỹ.
Ngoài ra, Trung Quốc phủ nhận việc buộc các công ty Mỹ phải chuyển giao công nghệ, cho rằng đó là các giao dịch thương mại giữa các công ty hai nước./.- Từ khóa :
- đàm phán thương mại mỹ trung
- mỹ
- trung quốc
- donald trump
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán thương mại Mỹ - Trung Quốc sẽ chỉ tháo gỡ về hình thức?
17:51' - 17/09/2019
Mỹ và Trung Quốc sẽ tái khởi động đàm phán thương mại vào cuối tuần này, song giới phân tích nhận định rằng bất cứ thỏa thuận nào đạt được tại cuộc đàm phán này có thể chỉ mang tính hình thức.
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán thương mại Mỹ-Trung: Có thể chỉ đạt được thỏa thuận tạm thời
15:32' - 17/09/2019
Các quan chức Mỹ và Trung Quốc sẽ tái khởi động đàm phán thương mại vào cuối tuần này, nhưng bất kỳ thỏa thuận nào giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể chỉ là một giải pháp tình thế.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ-Trung xúc tiến cuộc gặp chuẩn bị cho vòng đàm phán thương mại mới
07:43' - 17/09/2019
Người phát ngôn Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) ngày 16/9 cho biết, các nhà đàm phán thương mại cấp phó của Mỹ và Trung Quốc sẽ gặp nhau tại Washington, bắt đầu từ ngày 19/9.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trí tuệ nhân tạo: Thái Lan soạn thảo dự luật AI đầu tiên
21:09' - 16/02/2025
Luật mới sẽ đảm bảo người dùng có thể tận hưởng đầy đủ lợi ích của AI và sử dụng công nghệ một cách có trách nhiệm.
-
Kinh tế Thế giới
Anh chi "khủng" để bảo vệ ngành thép nội địa
19:26' - 16/02/2025
Ngày 16/2, Chính phủ Anh đã công bố kế hoạch trị giá hàng tỷ bảng Anh nhằm bảo vệ ngành thép trước thách thức thuế quan mới của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
SỰ KIỆN KINH TẾ THẾ GIỚI NỔI BẬT TUẦN QUA
12:32' - 16/02/2025
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh áp thuế nhập khẩu 25% đối với thép và nhôm, "không có ngoại lệ hoặc miễn trừ"; giá vàng thế giới lần đầu tiên vượt mốc 2.900 USD/ounce... là một số sự kiện nổi bật.
-
Kinh tế Thế giới
Người Đức quan tâm nhiều hơn đến xe điện
09:41' - 16/02/2025
Ông Georg Mrusek, chuyên gia ô tô tại Horváth, chia sẻ với Hãng thông tấn Đức (dpa) rằng: "Mức độ sẵn sàng mua ô tô điện ở Đức gần đây đã tăng đáng kể. Sự cởi mở đối với xe điện cũng đang tăng lên”.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan định vị là trung tâm thương mại và vận tải khu vực Đông Nam Á
22:57' - 15/02/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Thái Lan và Australia đang tìm cách thúc đẩy hợp tác về cơ sở hạ tầng giao thông và giảm phát thải carbon trong lĩnh vực logistics.
-
Kinh tế Thế giới
Canada sẵn sàng đàm phán lại hiệp định thương mại với Mỹ trước thời hạn
15:59' - 15/02/2025
Bộ trưởng Thương mại Nội địa Canada Anita Anand cho biết Chính phủ liên bang “sẵn sàng” đàm phán lại Hiệp định Canada-Mỹ-Mexico (CUSMA) trước năm 2026.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Gần một nửa chuyên gia dịch tễ học của CDC bị sa thải
08:34' - 15/02/2025
Tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), gần một nửa số chuyên gia trong chương trình dịch tễ học tinh nhuệ được biết đến với tên gọi "thám tử dịch bệnh" đã bị sa thải.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mexico "dọa" mở rộng vụ kiện các nhà sản xuất vũ khí Mỹ
08:17' - 15/02/2025
Nếu Thượng viện Mỹ thông qua sắc lệnh liệt các băng đảng ma túy vào danh sách các tổ chức khủng bố, chính phủ Mexico sẽ cân nhắc mở rộng vụ kiện nhắm vào các nhà sản xuất và phân phối vũ khí của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
IAEA: Nổ tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl
16:20' - 14/02/2025
Ngày 14/2, Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) cho biết một vụ nổ đã xảy ra trong đêm tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl của Ukraine.