Đăng ký chỉ dẫn địa lý- "giấy thông hành" vào thị trường xuất khẩu

20:53' - 31/03/2021
BNEWS Ngày 31/3, tại Hà Nội, tại buổi họp báo thường kỳ Quý I/2021 của Bộ Khoa học và Công nghệ, thúc đẩy bảo hộ chỉ dẫn địa lý là vấn đề "nóng" được quan tâm.

Tại buổi họp báo, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu Trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) Nguyễn Văn Bảy nhấn mạnh: Chỉ dẫn địa lý vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) là chỉ dẫn địa lý đầu tiên của Việt Nam chính thức được bảo hộ tại Nhật Bản.

Để chỉ dẫn địa lý vải thiều Lục Ngạn được bảo hộ, Bộ Khoa học và Công nghệ cùng Cục Sở hữu tri tuệ đã hỗ trợ tỉnh Bắc Giang đăng ký bảo hộ tại Nhật Bản, không chỉ bảo hộ "trên giấy" mà trước khi được chính thức bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản, Nhật Bản đã cử đoàn chuyên gia sang Việt Nam thẩm định từ vùng trồng, đất, chất lượng...

Trước khi đăng ký bảo hộ để "kịp" đưa vải thiều sang Nhật Bản, Cục Sở hữu trí tuệ đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ Bắc Giang tìm kiếm các phòng thí nghiệm đủ khả năng phân tích các chỉ tiêu và đánh giá các chỉ tiêu theo yêu cầu của phía Nhật Bản, để chỉ dẫn địa lý vải thiều có thể được bảo hộ tại Nhật Bản trong vụ vải 2021.

Phó Cục trưởng Cục Sở hữu Trí tuệ Nguyễn Văn Bảy khẳng định: Đăng ký chỉ dẫn địa lý có thể nói như "giấy thông hành" để vào thị trường Nhật Bản nói riêng, thế giới nói chung.

Việc cấp đăng ký chỉ dẫn địa lý có ý nghĩa khẳng định uy tín sản phẩm của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản.

Bộ Khoa học và Công nghệ đã hỗ trợ tỉnh Bắc Giang đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý vải thiều Lục Ngạn ở Nhật Bản.

Đây là sản phẩm đầu tiên của Việt Nam được chính thức bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản và là sự kiện đánh dấu mốc quan trọng, mở ra nhiều cơ hội mới cho việc xuất khẩu, tiêu thụ vải thiều Việt Nam ở nhiều thị trường khác nhau.

Hiện nay, Việt Nam đã tiếp nhận, xử lý cấp 701 mã doanh nghiệp, xử lý 69 hồ sơ xác nhận mã nước ngoài và ủy quyền sử dụng mã số, mã vạch. Đồng thời đã cấp 11.797 văn bằng bảo hộ, trong đó có 869 bằng độc quyền sáng chế, 403 bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, 8.320 giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu quốc gia, 2.132 đăng ký nhãn hiệu quốc tế.

Trong Quý I/2021, Bộ Khoa học và Công nghệ đã công bố 34 TCVN; hướng dẫn doanh nghiệp, tiếp nhận hồ sơ và xử lý cấp 701 mã doanh nghiệp; xử lý 69 hồ sơ xác nhận mã nước ngoài và ủy quyền sử dụng mã số, mã vạch.

Công tác đo lường đã giải quyết các thủ tục hành chính và các công việc liên quan đến đo lường được xử lý nhanh chóng, kịp thời góp phần nâng cao chất lượng phục vụ hành chính công, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh và đáp ứng được nhu cầu kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo cho các tổ chức, cá nhân trên phạm vi cả nước góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Đồng thời, đã cấp 11.787 văn bằng bảo hộ, trong đó có 869 Bằng độc quyền sáng chế, 403 Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, 8.320 Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu quốc gia, 2.132 Đăng ký nhãn hiệu quốc tế.../.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục