Đâu là khúc mắc chính trong đàm phán thương mại Mỹ - Trung?
Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng những cuộc tranh cãi giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới này lại chủ yếu nằm ở các ngành công nghệ cao trong tương lai.
Những điểm khúc mắc chính trong cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung có thể bao gồm mở cửa thị trường Trung Quốc, quyền sở hữu trí tuệ, đầu tư, tấn công mạng, trợ cấp, thao túng tiền tệ, cơ chế thực thi thỏa thuận và thuế quan.
Cụ thể, về vấn đề mở cửa thị trường Trung Quốc, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề nghị Trung Quốc mở cửa hơn nữa thị trường nước này đối với các sản phẩm của Mỹ bằng cách loại bỏ những rào cản nhằm giảm thiểu mức thâm hụt thương mại khổng lồ với Bắc Kinh.
Về quyền sở hữu trí tuệ, trong nhiều năm qua, Washington luôn cho rằng Bắc Kinh tìm cách "đánh cắp" các bí quyết của Mỹ thông qua yêu cầu các công ty nước ngoài chuyển giao công nghệ độc quyền cho các đối tác liên doanh Trung Quốc. Washington cũng kêu gọi Bắc Kinh giảm thiểu mức trợ cấp lớn dành cho các doanh nghiệp quốc doanh...
Trong khi đó, đối với vấn đề thao túng tiền tệ, Mỹ cho rằng Trung Quốc đã không tận dụng được sự mất giá của đồng nội tệ để có thể cạnh tranh mạnh hơn trong hoạt động xuất khẩu. Theo Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin, một điều khoản về tỷ giá hối đoái cho đồng Nhân dân tệ sẽ nằm trong thỏa thuận thương mại giữa hai nước.
Trong lĩnh vực thuế quan, Trung Quốc muốn Mỹ đảm bảo việc dỡ bỏ mức thuế cao mà Tổng thống Trump đã áp đối với số hàng hóa trị giá 250 tỷ USD của Trung Quốc. Tuy nhiên, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence nhấn mạnh vấn đề này sẽ phụ thuộc vào việc Trung Quốc có tuân thủ các điều khoản trong thỏa thuận hay không... Mỹ cũng yêu cầu thực thi các cơ chế để đảm bảo Trung Quốc sẽ tuân thủ các điều khoản của bất kỳ thỏa thuận nào.
Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc bùng phát từ giữa năm 2018, hai nền kinh tế hàng đầu thế giới đã liên tiếp trả đũa nhau bằng các mức thuế mới. Đến nay, tổng lượng hàng hóa bị đánh thuế cao hơn của hai bên đã lên tới hơn 360 tỷ USD.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn duy trì các mức thuế bổ sung đang áp với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc cho đến khi Bắc Kinh thực thi đầy đủ các cam kết, trong khi Trung Quốc kêu gọi Mỹ dỡ bỏ lập tức các mức thuế bổ sung trên sau khi một thỏa thuận thương mại song phương được ký./.
Xem thêm:>>Trung Quốc tự tin đối mặt với thách thức trong đàm phán thương mại với Mỹ
>>Căng thẳng Mỹ -Trung khiến các thị trường chứng khoán đồng loạt lao dốc
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
CSIS: Trung Quốc đang chế tạo tàu sân bay thứ ba
11:26' - 08/05/2019
Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) của Mỹ ngày 7/5 công bố các hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy Trung Quốc đang chế tạo tàu sân bay thứ ba.
-
Kinh tế Thế giới
Người dân Trung Quốc mua sắm hơn 1/3 hàng xa xỉ toàn cầu
18:34' - 07/05/2019
Trong năm 2018, người tiêu dùng Trung Quốc ở trong và ngoài nước đã chi tới 770 tỷ nhân dân tệ (NDT, khoảng 115 tỷ USD) cho các mặt hàng xa xỉ.
-
Kinh tế Thế giới
Phó Thủ tướng Trung Quốc sắp đến Mỹ đàm phán thương mại song phương
14:13' - 07/05/2019
Ngày 7/5, Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo Phó Thủ tướng nước này Lưu Hạc sẽ thăm Mỹ từ ngày 9-10/5 để đàm phán thương mại song phương theo lời mời của các quan chức cấp cao nước chủ nhà.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Trung Quốc đi ngược các cam kết trong đàm phán thương mại
10:33' - 07/05/2019
Các quan chức thương mại Mỹ cho rằng Trung Quốc đã đi ngược lại những cam kết đưa ra trong các cuộc đàm phán thương mại, buộc Tổng thống Mỹ Donald Trump phải tuyên bố áp thuế bổ sung.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc và Nhật Bản sẽ tham gia phát triển thành phố thông minh ở Thái Lan
09:15' - 07/05/2019
Sáng kiến về thành phố thông minh thuộc Hành lang kinh tế phía Đông (EEC) của Thái Lan nhiều khả năng sẽ là dự án phát triển thứ hai có sự hợp tác của của Trung Quốc và Nhật Bản.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55'
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46'
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47' - 22/11/2024
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46' - 22/11/2024
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.